Bí quyết chữa tăng huyết áp và bệnh thận bằng đỗ đen hiệu quả nhất
Đậu đen là bài thuốc có nhiều tác dụng trong Đông Y, chữa tăng huyết áp và bệnh thận. Vì vậy, nhiều người thường xuyên bổ sung đậu đen và bữa ăn hàng ngày để tăng cường chức năng thận và chữa tăng huyết áp.
Mô tả cây đậu đen
Đậu đen là cây thảo mọc quanh năm, toàn thân không có lông. Cây cao khoảng 50-100cm, phân thành nhiều cành. Lá cây đậu đen là lá kép gồm 3 lá chét mọc so le nhau, lá ở giữa to và dài hơn lá chét ở 2 bên. Hoa có màu tím nhạt; quả dài, đường kính tròn, phía trong có chứa 7 đến 10 hạt đậu đen, to hơn hạt đậu xanh, thường dài 5-6mm. Hạt gồm 2 loại: nhân màu trắng hoặc xanh.
Các đơn thuốc có chứa Đậu đen
Thường dùng trị phong nhiệt (phát sốt, sợ gió, nhức đầu hoặc trong ngực nóng khó chịu), làm thuốc bổ khí, chữa can thận hư yếu, thiếu máu. Liều dùng hàng ngày 20-40g hay hơn, luộc ăn, nấu chè hay đồ. Là thuốc giải độc Ban miêu, Ba đậu.
Dùng trong Đông y để chế thuốc như nấu với hà thủ ô, làm giảm độc, lại có tác dụng bổ thận thủy. Còn dùng chế Hàm đậu xị (Đậu xị muối) và Đạm đậu xị (Đậu xị nhạt). Đậu đen có công năng chữa bệnh nhiệt đới với người ở xứ nóng trong mùa viêm nhiệt nắng nóng, nên nhân dân ta thích dùng đậu này nấu chè ăn thường trong mùa nóng.
Món đậu đen ngâm giấm có gì đặc biệt?
Nguyên liệu: 500g đậu đen, tốt nhất là dùng loại đậu đen xanh lòng. 1 chai giấm
Cách làm:
Video đang HOT
- Rửa sạch đậu bằng nước lạnh, nhặt hết tạp chất.
- Để đậu ở nơi khô ráo, phơi khô, đảo đậu cho ráo nước hoàn toàn.
- Khi đậu khô vỏ thì cho vào bình thủy tinh miệng rộng có nắp đậy, tiếp tục cho giấm vào ngập đậu. Số lượng đậu chỉ nên chiếm khoảng 2/3 bình, để dành không gian khi đậu nở ra.
- Khi giấm ngấm hết vào đậu khoảng một nửa thì có thể rót thêm giấm.
- Trên nắp bình cần ghi chú ngày tháng ngâm, để canh chừng thời gian ngâm đủ. Đậy kín nắp bình, để nơi thoáng mát đủ 2 thánglà có thể sử dụng.
Cách ăn:
Mỗi ngày ăn 2 thìa, nếu người có đường ruột không tốt, thì có thể làm ấm lên để ăn hoặc có thể trộn thêm một chút mật ong ăn cùng.
Tác dụng làm hạ huyết áp
Trung tâm y tế Y học Thành phố Thiệu Hưng, Chiết Giang (TQ) tiến hành một nghiên cứu trên 60 người mắc bệnh cao huyết áp và cho ăn đậu đen ngâm giấm.
Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả hạ huyết áp của nhóm bệnh nhân thử nghiệm có tác dụng rõ ràng.
Điều trị các bệnh mãn tính
Giấm ngâm đậu đen còn có tác dụng làm đẹp, giảm cân, bổ thận, sáng mắt, giúp tóc đen hơn, hạn chế tóc bạc. Cải thiện các triệu chứng táo bón mãn tính, huyết áp cao, cholesterol cao, đau lưng, đau chân, tiểu đường, bệnh tuyến tiền liệt, tóc bạc sớm, bệnh tim mạch vành.
Một số người ăn trong 2 tháng nhận thấy tác dụng cụ thể như hạn chế được chứng rụng tóc, tái mọc tóc mới.
Theo www.phunutoday.vn
Bổ thận tráng dương tức thì chỉ bằng một quả trứng gà: Bài thuốc quý ông nào cũng nên biết
Ăn uống được xem là một trong những cách tốt nhất để cải thiện tình trạng sức khỏe. Trứng gà kỷ tử - bài thuốc bổ thận giúp quý ông "khỏe" hơn chỉ sau 3-5 ngày sử dụng.
Theo các bác sĩ Đông y, nam giới bị yếu thận sẽ dẫn đến khả năng tình dục kém, không chỉ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt vợ chồng, mà còn khiến cho không khí gia đình luôn luôn nặng nề, u ám.
Trứng gà kỷ tử là bài thuốc bổ thận tráng dương được chuyên gia Đông y nghiên cứu và khuyến khích sử dụng để cải thiện chức năng của thận, tăng khả năng tình dục cho nam giới.
Theo chuyên gia Đông y, hạt kỷ tử có tính ngọt, cân bằng, giàu carotene, vitamin C, vitamin B1, vitamin B2, niacin, sitosterol -, axit linoleic và kẽm.
Kẽm có thể làm cho sự hoạt động của men tăng lên cao hơn, từ đó làm tăng sự bài tiết tuyến yên gonadotropin và tăng cường hormone, có hiệu quả rất tốt đối với những người đang bị yếu thận.
Trong khi đó trứng gà cũng là loại thực phẩm bổ dưỡng vô cùng với rất nhiều loại vitamin và khoáng chất, rất thích hợp cho những người cần nâng cao sức khỏe.
Mỗi đợt áp dụng món canh trứng gà kỷ tử kéo dài tối thiểu 3-5 ngày, sau đó dừng lại rồi có thể tiếp tục ăn đợt mới tùy vào thể trạng bệnh cụ thể của mỗi người.
Cách chế biến trứng gà kỷ tử:
Món ăn bổ thận tốt nhất chỉ với trứng gà và kỷ tử
Nguyên liệu: Dùng 30gram hạt kỷ tử, 1 quả trứng gà.
Cách làm: Đầu tiên cho nước vào nồi luộc trứng cho đến khi trứng chín thì vớt ra, bóc vỏ trứng bỏ đi. Hạt kỷ tử có thể ngâm rửa qua cho sạch. Sau đó cho kỷ tử cùng trứng bóc vỏ và một ít nước vào nồi và nấu thêm một lúc thành canh trứng kỷ tử. Ăn liên tục như vậy từ 3-5 ngày mỗi đợt sẽ mang lại kết quả khả quan.
Theo Tri Thức Trẻ
Khám phá tác dụng chữa bệnh của cá trê Không chỉ là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, cá trê còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Cá trê là loài cá nước ngọt, sống ở ao, hồ, ruộng nước có nhiều bùn. Mùa sinh sản bắt đầu từ tháng 4 - 9, tập trung chủ yếu vào tháng 5 - 7. Không chỉ là loại thực phẩm...