Bí quyết chọn màu sắc quần áo cho những cuộc gặp quan trọng
Khi tham gia cuộc phỏng vấn xin việc, bạn có thể chọn quần áo màu xanh. Trong khi đó, dự một cuộc thảo luận, bạn có thể mặc trang phục màu xám.
Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào văn hóa, quan điểm của các dân tộc nhưng bạn có thể kết hợp quần áo của mình theo cách riêng để gửi một thông điệp cụ thể trong cuộc sống hàng ngày.
Dưới đây là ý nghĩa một số màu phổ biến mà mọi người thường mặc, giúp bạn tìm trang phục hoàn hảo cho các dịp đặc biệt.
1. Màu xanh – bình tĩnh
Màu xanh có tác dụng làm dịu cảm xúc. Theo các chuyên gia tư vấn thời trang, nó được khuyến khích cho các cuộc phỏng vấn việc làm vì nó tượng trưng cho lòng trung thành. Người ta nói rằng vì lý do này, cảnh sát, quân đội thường sử dụng trang phục màu xanh.
2. Màu vàng – sáng tạo
Về mặt tâm lý, màu vàng là một màu mạnh mẽ. Nó liên quan đến cảm xúc, sáng tạo, tạo nên sự phấn khích và thể hiện tâm trạng vui vẻ.
3. Màu hồng – hồn nhiên
Màu hồng thể hiện cảm xúc liên quan đến niềm vui và sự phấn khích. Ở phương Tây, nó đã được dán nhãn là một màu sắc nữ tính. Trong các tình huống liên quan đến kinh doanh, nó được khuyến nghị sử dụng có chừng mực.
Một số thông điệp chính mà màu này thể hiện là sự hồn nhiên, tình yêu, cống hiến và sự hào phóng.
4. Trắng – tinh khiết
Video đang HOT
Trong văn hóa phương Tây, màu trắng được coi là màu của sự hoàn hảo. Nó thể hiện sự thanh sạch, tinh khiết và ngây thơ. Nó được cho là màu có ý nghĩa tích cực.
5. Màu xanh lá cây – tươi mát
Màu xanh lá cây cũng được coi là một màu làm dịu cảm xúc, truyền đạt cảm giác tươi mát, hài hòa và cân bằng.
6. Màu đỏ – sức sống và đam mê
Màu đỏ không chỉ liên quan đến niềm đam mê, sức mạnh, sức sống và tình yêu, mà còn thể hiện sự nguy hiểm và căm giận. Trong quần áo, nó mang lại cảm giác hướng ngoại, mạnh mẽ và tràn đầy sức sống.
7. Màu hồng fuchsia – vui vẻ
Màu hồng fuchsia là một màu đậm thể hiện năng lượng, sức sống và vui vẻ. Nó được coi là một màu sắc táo bạo. Theo khuyến cáo chung, nó có thể được sử dụng trong các hoạt động đòi hỏi năng lượng như các bài tập aerobic.
8. Màu tím – sự tinh tế
Màu tím đã được coi là màu của hoàng gia – bao hàm sự sang trọng, giàu có và tinh tế. Trong một thời gian dài, nó được sử dụng trong trang phục dành cho các cá nhân có đặc quyền.
9. Cam – độc lập
Màu cam thể hiện sự độc lập. Nó cũng có thể hiện ý chí mạnh mẽ và khả năng cạnh tranh.
10. Nâu – ổn định
Một màu sắc có thể được tìm thấy rất dễ dàng trong tự nhiên truyền đạt sự đáng tin cậy và ổn định. Nó cũng là một màu sắc được cho là tạo ra một bầu không khí trung lập cho các cuộc thảo luận.
11. Xám – trung tính
Màu xám tượng trưng cho sự trung lập và tinh tế. Nó là màu phổ biến thứ hai để tham dự các cuộc phỏng vấn (đầu tiên là màu xanh).
12. Đen – sang trọng
Màu đen được đánh giá cao bởi cả nhà thiết kế và những người trẻ tuổi. Màu tối này thể hiện sự nhất quán và thanh lịch. Nó cho thấy sức mạnh, nhưng cũng có thể truyền cảm giác bạo lực.
Bạn nên ghi nhớ cả hai khía cạnh của màu sắc khi đi phỏng vấn xin việc để đảm bảo thể hiện đúng thông điệp.
Tại sao logo của các thương hiệu thường nằm bên trái?
Vì là bộ mặt của thương hiệu nên vị trí đặt logo cũng phải có ý nghĩa và lý do riêng để đảm bảo người tiêu dùng sẽ ghi nhớ tới nguồn gốc sản phẩm.
Nhiều nhà nghiên cứu nhận ra rằng con người thường có xu hướng chú ý vào bên trái nhiều hơn vào bên phải. Đây là thực tế mà chúng ta không nhận ra. Đó cũng là một trong những lý do chính khiến nhiều thương hiệu đặt vị trí logo bên trái sản phẩm.
Ví dụ, khi mở một trang web mới, người dùng sẽ ngay lập tức nhìn vào phía bên trái nhiều hơn bên phải. Hiện tượng này cũng xảy ra tương tự với quần áo hoặc các thiết kế thông thường khác.
Logo thương hiệu đặt ở bên trái được cho là có hiệu quả hơn so với bên phải.
Đặt logo bên trái cũng sẽ làm gia tăng khả năng hiển thị và ghi nhớ hơn. Cũng giống như khi bạn bắt tay một người, bạn sẽ nhìn vào phía bên trái quần áo của họ, nơi có logo hãng.
Theo Brightside, sự chú ý tự nhiên của con người vào bên trái không phải lý do duy nhất khiến các thương hiệu lựa chọn đặt biểu tượng tại vị trí này. Trong lịch sử, logo được căn chỉnh bên trái đã trở thành quy ước mà mọi người đều quen thuộc. Chẳng hạn, đồng phục quân đội hoặc trang phục hoàng gia cũng đặt các huân chương hoặc biểu tượng tại bên trái.
Trong lịch sử, đặt biểu tượng ở bên trái đã trở thành quy ước.
Ngoài ra, vị trí này cũng phù hợp với cách đọc của nhiều ngôn ngữ, đặc biệt là phương Tây. Chúng ta chủ yếu đều đọc và viết từ trái sang phải, ngoại trừ một số ngôn ngữ như tiếng Ả Rập, Do Thái, Farsi có chữ viết theo hướng ngược lại.
Logo được coi là một yếu tố chính để xây dựng thương hiệu và chúng cũng có vai trò khiến thương hiệu trở nên đáng nhớ với người tiêu dùng. Vì thế, đặt biểu tượng ở vị trí nào hiệu quả nhất là điều mà các công ty thời trang không thể bỏ qua. Theo nghiên cứu của tập đoàn Nielsen Norman, người tiêu dùng thường nhớ thương hiệu nhiều hơn khi logo được đặt bên trái thay vì bên phải.
Đa số ngôn ngữ trên thế giới có cách đọc, viết từ trái sang phải.
Nghiên cứu trên cũng phát hiện ra rằng, mức độ ghi nhớ của người tiêu dùng trung bình 89% đối với những logo được đặt ở bên trái. Một số người còn cho rằng con người thuận tay phải cũng là một lý do. Bởi, điều đó sẽ thuận tiện hơn cho việc đi tìm quần áo khi muốn lựa chọn theo logo.
Những trang phục tuyệt đối không được mặc đi phỏng vấn Chuyện ăn mặc thế nào cho đẹp và lịch sự là vấn đề bất kỳ ai cũng quan tâm. Đặc biệt, khi đến một buổi phỏng vấn thì điều này càng được chú ý hơn bao giờ hết. Hình ảnh và cách chọn trang phục là ấn tượng đầu tiên và quan trọng khi bạn đi phỏng vấn xin việc. Lựa chọn quần...