Bí quyết cho món bánh xèo giòn ngon đây!
Đổ bánh xèo không khó, nhưng để những chiếc bánh xèo luôn giòn, ngon, bạn có thể tham khảo một số mẹo dưới đây.
Bột bánh
Bánh xèo của người miền Bắc chỉ có bột gạo, không pha thêm trứng hay bất kỳ loại bột nào khác, nên bánh luôn giữ được độ giòn, ngay cả khi đã nguội. Người miền Nam đổ bánh xèo thường cho thêm nước cốt dừa.
Cách đơn giản nhất vẫn là chỉ có bột gạo và nước cốt dừa. Thông thường với 200g bột gạo (bột gạo chứ không phải bột gạo lọc) thì nên thêm 400ml nước cốt dừa, muỗng muối, 300g thịt ba rọi xắt mỏng, 300g tôm, 100g nấm rơm, hành lá cắt nhỏ, rau thơm các loại, xà lách, cải xanh.
Cách pha và đổ bánh
Bánh xèo đổ đúng điệu phải có tiếng kêu “xèo” khi vừa cho bột vào. Muốn vậy bạn phải đợi chảo thật nóng, cho dầu ăn vào, chờ dầu sôi mới đổ bánh.
Pha bột gạo nước cốt dừa muối, để trong tủ lạnh khoảng 1 giờ (cho bột ngấm đủ nước). Xào thịt tôm nấm để sẵn. Đổ 1 vá bột vào giữa chảo rồi xoay cho bột tráng (dính) đều vào mặt chảo 1 lớp mỏng, rắc giá lên (có thể rưới thêm mỡ nước hay dầu ăn quanh chiếc bánh). Xoay chảo đều cho bánh chín vàng. Bánh vàng đều và tróc thì lấy ra.
Video đang HOT
Để bánh xèo không dính, bạn nên dùng chảo chuyên đổ bánh, hoặc có thể dùng chảo chống dính, bánh vẫn ngon.
Để bánh thêm màu sắc và hương vị
Muốn bánh xèo thêm hương vị ngọt, thơm ngon, bùi béo, bạn có thể thêm bột nghệ (bánh sẽ vàng), đậu xanh hấp chín, nấm rơm, các loại hải sản… tùy theo ý thích của mỗi người.
Pha nước chấm
Để bánh xèo đủ vị ngon thì nước chấm cũng đóng vai trò rất quan trọng. Bạn có thể pha nước chấm theo công thức: 1 chén nước mắm ngon 1 chén nước sôi 1 chén dấm 2 chén đường.
Hòa tan đường với nước sôi, sau đó cho dấm nước mắm. Khi ăn cho thêm tỏi, ớt và đồ chua vào nước chấm.
Theo VNE
Mách bạn cách chế biến nước hầm xương ngon
Để có nồi nước hầm xương thơm ngon không chỉ đơn giản là mua xương về hầm và lọc lấy nước đâu bạn nhé!
Nước hầm xương là một nguyên liệu không thể thiếu cho những món ăn đòi hòi phải có nước như súp, canh hay lẩu... Cách chế biến nước hầm xương thông thường của các bà nội trợ chỉ đơn giản là mua xương về hầm và lọc lấy nước.
Thật ra, để có một nồi nước hầm xương thơm ngon và giàu dinh dưỡng không đơn giản chỉ có vậy. Bạn phải biết cách lựa chọn loại xương và thịt phối hợp cùng với một số loại rau, củ và gia vị để tạo ra mùi vị đặc trưng, phù hợp với món ăn mà mình dự định chế biến. Một số bí quyết sau đây sẽ giúp bạn nấu được nồi nước hầm vừa ý.
Thời gian hầm sẽ phụ thuộc vào kích cỡ của chiếc nồi hầm và lượng nước mà bạn đã cho vào nồi. Cần chọn nồi to đủ để nước ngập hết những nguyên liệu bên trong. Trong quá trình lọc lấy nước hầm, bạn phải nếm thử, nếu cảm thấy mùi vị chưa ngọt và đậm đà thì có thể tiếp tục đun cho đến khi nước hầm đặc hơn, vị ngọt hơn.
Khi nước hầm xương đã nguội hẳn, bạn lọc lại bằng rây một lần nữa và bảo quản chúng trong tủ lạnh. Ngoài ra, bạn cũng có thể rót nước hầm xương vào những khay đá lớn và để đông lạnh. Chúng sẽ đông đặc như những viên kẹo hoặc mứt dẻo. Khi chế biến món ăn, bạn chỉ cần lấy đủ số lượng viên nước hầm xương theo nhu cầu sử dụng, phần còn lại tiếp tục giữ đông để dùng dần.
1. Một số loại nước hầm xương phổ biến
- Nước hầm xương màu nâu: Để làm loại nước hầm này, bạn có thể dùng thịt bê, bò chọn loại có nhiều xương. Cho thịt vào khay quay lớn, ướp thịt với 2 củ hành lột vỏ và băm nhuyễn. Quay thịt trên lò nóng trong khoảng 1 giờ cho đến khi thịt chín vàng và ngả màu nâu. Tiếp tục cho phần thịt và hành đã vàng vào một chiếc nồi lớn và đổ nước ngập thịt. Cho thêm vài củ cà rốt đã gọt vỏ, 2 nhánh cần tây, một chút tiêu, 2 lá nguyệt quế, một ít húng tây và mùi tây.
- Nước hầm gà: Thịt gà sống nguyên con hay phần xương và cánh gà đều phù hợp để nấu nước hầm. Ngoài ra, thịt gà đã quay chín cũng có thể dùng được. Thịt gà, sau khi cho vào nồi sẽ được nấu cùng với hành, tỏi, cà rốt, cần tây, tiêu đen, nguyệt quế và mùi tây.
2. Kỹ thuật nấu
Đun nồi nước hầm với lửa to cho đến khi sôi thì hạ lửa riu riu. Dùng vợt hớt lớp váng bọt phía trên, thời gian nấu từ 2 đến 3 giờ tùy thuộc lượng nước hầm xương bạn muốn nấu. Trong quá trình hầm, cần thường xuyên nếm thử nước hầm để kiểm tra hương vị, nếu thấy nước hầm đã đậm đà, bạn có thể kết thúc quá trình nấu.
3. Cách lọc nước hầm xương
Để lọc sạch nước hầm, hãy dùng rây lược hết phần nước hầm đã nấu. Chú ý hớt lớp chất béo nổi trên bề mặt. Nếu có thời gian, hãy để cho nước hầm nguội hẳn, đặt chúng vào ngăn mát tủ lạnh và để qua đêm. Ngày hôm sau, bạn sẽ dễ dàng gạn hết lớp chất béo đã đông đặc nằm phía trên. Trong trường hợp không cần dùng nước hầm xương ngay, bạn nên cho vào ngăn đông để bảo quản được lâu hơn, chất lượng của nước hầm sẽ vẫn đảm bảo như bình thường.
Theo VNE
Bí quyết cho món mỳ xào tuyệt đỉnh Tại sao món mỳ xào của bạn không ngon như ngoài nhà hàng? Đó là vì bạn chưa nắm được bí quyết đấy thôi! Nhược điểm thường gặp nhất của món mỳ tôm xào tự làm ở nhà là sợi mỳ nhão và mềm chứ không dai như ngoài hàng. Muốn khắc phục, bạn nên chú ý đến khâu chần mỳ. Phần lớn...