Bí quyết chiến thắng căn bệnh ung thư thực quản của lão nông 64 tuổi, sống hơn 16 năm sau ca phẫu thuật
Khi ông Tăng nhận thấy cơ thể đang dần hồi phục, ông đã tranh thủ bắt tay vào làm việc nông, thậm chí năm 2 sau ca phẫu thuật, ông đã có sức khỏe để chăn thả đàn dê khoảng 80 con.
Ông Văn Hiếu Tăng năm nay 64 tuổi, đến từ tỉnh Sơn Tây, huyện Viên Khúc (TQ). Nếu lần đầu gặp gỡ và nhìn vào thần thái rạng ngời của ông, chắc hẳn mọi người sẽ không tin ông từng là bệnh nhân mắc căn bệnh ung thư thực quản.
Nếu lần đầu gặp gỡ và nhìn vào thần thái rạng ngời của ông, chắc hẳn mọi người sẽ không tin ông Tăng từng là bệnh nhân mắc căn bệnh ung thư thực quản.
Năm 2002, ông Tăng đến bệnh viện kiểm tra và phát hiện “tin dữ” là ông đã mắc căn bệnh ung thư thực quản. Sau đó ông trải qua phẫu thuật tiến hành cắt bỏ vùng thực quản có tế bào ung thư. 20 ngày sau ca phẫu thuật, ông Tăng tự ý xuất viện mặc mọi lời khuyên can của bác sĩ.
Khi ông Tăng xuất viện, bác sĩ chỉ định điều trị đã khuyên ông nên tiếp tục hóa trị sau ca phẫu thuật, nhưng ông từ chối bởi 2 lý do chính, thứ nhất là vì kinh tế gia đình eo hẹp, thứ hai là ông sợ cơ thể không chịu nổi quá trình hóa trị đầy đau đớn.
1 tháng sau ca phẫu thuật, ông Tăng bắt đầu rèn luyện sức khỏe, mỗi ngày khi ông Tăng chăn thả đàn dê trên núi, ông sẽ ngêu ngao hát bài hát yêu thích và không quên cầu nguyện cho cơ thể được khỏe mạnh.
Ông Tăng bảo, ca hát và cầu nguyện đã tiếp thêm niềm tin cho ông chống chọi lại bệnh tật, ông cho rằng bệnh tật không đáng sợ, điều đáng sợ là con người luôn nghĩ đến căn bệnh và không thể thoát khỏi nỗi sợ hãi, nếu không có áp lực về tâm lý thì cơ thể của con người sẽ mau lành bệnh.
Năm 2002, ông Tăng trải qua phẫu thuật tiến hành cắt bỏ vùng thực quản có tế bào ung thư.
Yếu tố quan trọng giúp ông Tăng chiến thắng căn bệnh ung thư thực quản chính là rèn luyện sức khỏe và nâng cao sức đề kháng, 3 ngày sau ca phẫu thuật, dưới sự dìu dắt của y tá và người nhà, ông đã đi tản bộ và tiếp tục thói quen ấy vào mỗi sáng sau khi thức dậy.
Bác sĩ từng dặn dò ông Tăng không nên ăn thực phẩm có chất kích thích. Tuy nhiên sau khi ông Tăng nhận thấy sức khỏe tiến triển tốt, ông không kiêng dè ăn tiêu, ớt, hành… Ở nhà, ông còn chơi đùa với chó mèo giúp tinh thần thêm phấn chấn.
Ông Tăng chia sẻ: “Nếu cơ thể bị bệnh thì nên đến ngay bệnh viện khám, bệnh nhân nên nghe lời bác sĩ nhưng không nên tuân theo quá cứng nhắc, bởi vì cơ thể và điều kiện kinh tế của mỗi người là khác nhau”.
Khi ông Tăng nhận thấy cơ thể đang dần hồi phục, ông đã tranh thủ bắt tay vào làm việc nông, thậm chí năm 2 sau ca phẫu thuật, ông đã có sức khỏe để chăn thả đàn dê khoảng 80 con.
Khi ông Tăng nhận thấy cơ thể đang dần hồi phục, ông đã tranh thủ bắt tay vào làm việc nông, thậm chí năm 2 sau ca phẫu thuật, ông đã có sức khỏe để chăn thả đàn dê khoảng 80 con.
Những yếu tố dẫn đến ung thư thực quản:
Video đang HOT
1. Di truyền
Tính di truyền của rất nhiều bệnh tương đối cao, ung thư thực quản cũng có tính di truyền nhất định.
Trong phần lớn các kết quả điều tra cho thấy, nhiều bệnh nhân bị mắc ung thư thực quản là do di truyền, trong đó tỉ lệ mắc bệnh từ người bố là cao nhất.
2. Loét thực quản hoặc ăn thực phẩm gây kích thích
Thường xuyên ăn đồ còn rất nóng hoặc thường xuyên uống rượu đều sẽ dẫn đến ung thư thực quản.
Thông thường khi thực quản bị tổn thương hoặc mắc các bệnh khiến thực quản thượng bị tăng sinh lâu ngày sẽ tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản.
3. Thiếu nguyên tố vi lượng
Muốn có một cơ thể khỏe mạnh cần phải có đầy đủ các loại nguyên tố vi lượng. Nếu các nguyên tố vi lượng liên tục bị “thất thoát” sẽ dấn đến tình trạng thiếu hụt mà chúng lại chính là mắt sích quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh tật.
Hơn thế nữa chúng còn có thể ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư. Chính vì vậy nguyên nhân mắc ung thư thực quản có liên quan mật thiết với sự thiếu hụt của các nguyên tố vi lượng.
Từ những yếu tố gây ung thư thực quản trên chúng ta nên có những biện pháp nào để phòng ngừa bệnh hiệu quả?
Những biện pháp phòng tránh ung thư thực quản
1. Cân bằng chế độ ăn uống
Trong chế độ ăn uống hàng ngày nên bổ sung thêm nhiều rau có thể giúp phòng tránh ung thư thực quản. Không nên hoặc hạn chế ăn những thực phẩm hun khói, chiên dầu mỡ.
Không nên ăn những đồ ăn quá nóng, tốc độ ăn cũng không nên quá nhanh vì chúng cũng dễ gây tổn thương cho thực quản.
Nên cân bằng độ dinh dưỡng giữa các loại thực phẩm sẽ giúp phòng ngừa hiệu quả bệnh ung thư thực quản.
2. Không nên ăn những thực phẩm dễ gây ung thư
Những thực phẩm như lạc, đậu nành đã bị mốc thì không nên ăn. Nên cai rượu và thuốc lá vì chúng đều là những tác nhân gây tổn thương thực quản.
Ông Tăng chia sẻ: “Nếu cơ thể bị bệnh thì nên đến ngay bệnh viện khám, bệnh nhân nên nghe lời bác sĩ nhưng không nên tuân theo quá cứng nhắc, bởi vì cơ thể và điều kiện kinh tế của mỗi người là khác nhau”.
3. Kiên trì tập thể dục có thể phòng ngừa ung thư thực quản
Tập thể dục đều đặn không chỉ có thể tăng cường sức khỏe mà còn giúp phòng tránh mắc ung thư thực quản.
Hàng ngày nên kiên trì tập luyện 1 tiếng, chú ý không nên tập quá sức. Nên điều chỉnh lượng tập luyện trong 1 tiếng tùy vào tình trạng sức khỏe của bản thân.
4. Dùng thuốc để phòng ngừa ung thư thực quản
Nếu thực phẩm ăn hàng ngày không thể bù đắp được sự thiếu hụt của các nguyên tố vi lượng thì nên bổ sung thêm bằng cách dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Việc bổ sung kịp thời các nguyên tố vi lượng từ thuốc Vitamin A, B2 có thể giúp phòng ngừa ung thư thực quản.
Nguồn: Sina
Theo Trí Thức Trẻ
Hành trình tìm lại khuôn mặt của cô gái từng cố tự sát
Đưa các ngón tay lên mặt, Katie Stubblefield có thể cảm thấy rõ vết thương dù thị giác giảm sút.
Đó là trước khi Katie trở thành người trẻ nhất được ghép mặt ở Mỹ. Ca phẫu thuật diễn ra năm ngoái đã hồi phục cấu trúc và chức năng mặt của cô gái 21 tuổi bao gồm nhai, thở và nuốt - những gì cô mất sau ngày tự bắn súng vào đầu.
Katie trước kia (trái) và hiện tại. Ảnh: NG.
Chia sẻ với National Geographic, Katie cho biết vài năm trước, cô chịu đựng hàng loạt nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần. Vừa phẫu thuật hệ tiêu hóa xong, thiếu nữ bị người yêu phản bội. Cùng lúc, mẹ Katie là Alesia bị ép nghỉ công việc giảng dạy tại ngôi trường con gái đang học.
Ngày 25/3/2014, anh trai của Katie là Robert Stubblefield nghe thấy tiếng súng trong nhà. Chạy lên, Robert thấy em gái ngã ra sàn nhà tắm, cơ thể dính đầy máu.
Katie không nhớ gì về thời khắc định mệnh ấy. Ngay cả những sự kiện khác trong năm, cô cũng không lưu lại nhiều ấn tượng. Katie chỉ biết rằng mình được cấp cứu tại Oxford, Mississippi rồi đến Memphis, Tennessee, cuối cùng vào Bệnh viện Cleveland ở Ohio.
Một thời gian sau, đội ngũ y bác sĩ Bệnh viện Cleveland trao đổi với gia đình Katie về phẫu thuật ghép mặt. Đó cũng là lần đầu tiên Alesia cùng chồng là Robb nghe đến thuật ngữ này.
"Một chuyên gia phẫu thuật chấn thương nhận xét vết thương của Katie là vết thương tệ nhất ông ấy từng thấy và đưa ra ý tưởng ghép mặt để cho con bé cuộc sống bình thường", Robb kể.
Cấy ghép mặt là kỹ thuật y học dùng để thay thế một vài phần hoặc toàn bộ khuôn mặt của một bệnh nhân từ các mô hiến tặng như da, xương, dây thần kinh và mạch máu từ người cho đã qua đời. Theo bác sĩ Bệnh viện Clevelad, ca phẫu thuật của Katie bao gồm cấy ghép da đầu, trán, mí mắt trên và dưới, hốc mắt, mũi, má trên, hàm trên và nửa hàm dưới, răng trên, răng dưới, một phần dây thần kinh, cơ và da.
Cùng hoàn cảnh với Katie, người Mỹ đầu tiên được ghép mặt là Connie Culp cũng là một phụ nữ từng bị súng bắn vào đầu. Cô trải qua 22 tiếng trên bàn mổ tại Bệnh viện Cleveland và có diện mạo mới vào năm 2009.
Năm 2010, ca cấy ghép toàn bộ mặt thành công đầu tiên trên thế giới diễn ra tại Bệnh viện Đại học Vall d'Hebron ở Barcelona (Tây Ban Nha). "Cả thế giới chỉ có 40 người ghép mặt và chúng tôi tin Katie là người thứ 39", Susan Goldberg, tổng biên tập tạp chí National Geographic cho biết.
Katie lên bìa tạp chí National Geographic với gương mặt biến dạng sau sự cố. Ảnh: NG.
Trước ca phẫu thuật của Katie, các chuyên gia tại Bệnh viện Cleveland sử dụng hình in 3D để tái tạo 90% hàm dưới cho cô dựa trên ảnh chụp CT người chị gái Katie là Olivia McCay.
Tháng 3/2016, Katie được đưa vào danh sách chờ đợi ghép mặt. Sau 14 tháng, đội ngũ y tế tìm thấy người hiến mặt là Adrea Schneider, một phụ nữ 31 tuổi đã mất vì sốc thuốc.
Để chuẩn bị phẫu thuật, Bệnh viện Cleveland tiến hành kiểm tra, đánh giá tình trạng tâm lý của Katie. Được chứng nhận đủ điều kiện ghép mặt, ngày 4/5/2017, cô gái trẻ lên bàn mổ, bắt đầu ca phẫu thuật kéo dài 31 giờ với sự tham gia của 11 chuyên gia phẫu thuật cùng nhiều trợ lý khác. Ngày hôm sau, ca phẫu thuật kết thúc thành công.
Đầu của Katie được cố định sau 31 giờ phẫu thuật. Mắt cô cũng được dán băng dính để tránh tổn thương. Ảnh: NG.
"Giờ đây, tôi có thể chạm vào khuôn mặt của mình. Cảm giác thật tuyệt", Katie chia sẻ. Hiện nay cô vẫn chưa thể nói rõ hoàn toàn.
Ngày 1/8/2017, Katie xuất viện. Cô được bác sĩ cho uống thuốc ức chế miễn dịch để phòng tránh nguy cơ đào thải và sẽ dùng đến cuối đời. Bên cạnh đó, Katie tiếp tục trị liệu vật lý, tâm lý và học chữ Braille. "Tôi cố gắng mỗi ngày", cô gái trẻ tâm sự. "Cuộc sống thật quý báu và tươi đẹp".
Minh Nguyên
Theo Vnexpress
3 bệnh ung thư do ăn uống và cách phát hiện sớm Theo nghiên cứu, có tới 35% ung thư bắt nguồn từ thói quen ăn uống hàng ngày. Trong số các bệnh ung thư do ăn uống, ung thư đường tiêu hóa gây tử vong nhiều nhất. Điểm mặt 3 bệnh ung thư bắt nguồn từ ăn uống Ung thư đường tiêu hóa là bệnh lý ung thư nguy hiểm nhất trong các loại...