Bí quyết cải tạo khiến ngôi nhà 20 năm tuổi trông như mới
Một ngôi nhà có tuổi đời 20 năm, thiết kế cũ kỹ, nội thất lạc hậu. Sau gần 1 năm tu sửa, chỉ với màu sơn tường, thay màu tủ bếp, bố trí thêm nội thất mới, ngôi nhà “biến hình” một cách bất ngờ.
Cải tạo lại ngôi nhà đã cũ, đã xuống cấp được coi là khó hơn so với xây dựng từ đầu. Chị Như Mai (TP Đà Lạt, Lâm Đồng) đã thử thách bản thân, cùng mẹ lên ý tưởng thiết kế, sửa chữa lại ngôi nhà cũ xây cách đây 20 năm của gia đình.
Chị chia sẻ, dù chỉ sửa một chút nhưng hai mẹ con chị mất gần một năm mới xong. Do điều kiện kinh tế có đến đâu làm đến đó, lại không có chuyên môn về thiết kế, thi công nhà cửa nên thời gian mới bị kéo dài.
Tuy nhiên, quãng thời gian đó cho chị nhiều trải nghiệm thú vị. Vài chỗ chị lát gạch xong, vẫn phải lật lên làm chống thấm, chống dột…
Mẹ chị phụ trách phân chia lại công năng phòng cho hợp lý, còn chị Như Mai phụ trách phần sơn và tủ bếp.
Kết quả ngôi nhà sau khi hoàn thiện đã khiến chị phấn khích và vui vẻ, có nhiều động lực hơn trong cuộc sống.
“Mỗi khi bước chân về nhà, tôi cảm thấy rất nhiều năng lượng tích cực”, chị Như Mai giãi bày.
Phòng bếp trước và sau khi khoác áo màu xanh bơ ngọt ngào.
Phòng khách gia chủ không sửa nhiều, chỉ thay bóng đèn, sơn lại. Bộ sofa hơi tối, dùng nhiều năm nhưng chị Mai không thay vì thấy nó hợp với không gian nhà, cũng như tiết kiệm chi phí.
View từ bếp nhìn xuống phòng khách. Khung cửa vòm kia và ý tưởng làm bếp cao hơn phòng khách là của mẹ chị Mai từ lúc xây nhà.
Góc bếp xinh xinh, sạch sẽ và gọn gàng. Núm cửa do chị Mai tự tay chọn.
Video đang HOT
Phòng ngủ và vệ sinh tầng 1 trước khi sửa khá cũ, thiết kế lạc hậu, không sáng và thoáng.
Sàn gỗ, sơn tường, thay một chút nội thất phong cách Bắc Âu là căn phòng trông sang trọng hơn.
Phòng vệ sinh tầng 1 sau khi thu hẹp, gia chủ mở thêm lối ra sau nhà để có ánh sáng.
Cầu thang đá mài vẫn giữ nguyên bản nhưng được vệ sinh, kỳ cọ sạch vết ố, treo thêm vài bức tranh là không gian trở nên sinh động.
Trên tầng có phòng khách phụ và căn phòng nhỏ không dùng đến. Chị Mai đập bức tường để mở rộng phòng. Đồng thời, thiết kế phòng nhỏ thành nơi làm việc sáng, thật chill.
Phòng khách sau khi sửa, chỉ lót thêm sàn gỗ, sơn, thay đèn và thêm đồ trang trí.
Phòng ngủ và vệ sinh trên tầng khi chưa sửa.
Gia chủ thay đổi vị trí giường, sơn sửa trang trí lại cho đồng bộ.
Phòng vệ sinh trên lầu trước khi sửa khá rộng, sau đó gia chủ thu hẹp lại, thay thiết bị và gạch ốp cho sáng.
Phòng ngủ có view nhìn ra trường Lâm Viên và hồ Xuân Hương.
Sàn nhà dùng gỗ công nghiệp, tiết kiệm chi phí mà màu sắc khá đẹp.
5 cách trang trí nhà tác dụng chủ yếu là khiến bạn "hết hơi" khi dọn dẹp, sắp xếp
Có những thiết kế, trang trí nhà cửa khá đẹp nhưng trong quá trình sử dụng thì lại chẳng tuyệt vời như tưởng tượng.
Khi thiết kế và trang trí nhà, bên cạnh yếu tố thẩm mỹ thì vấn đề thuận tiện và dễ dàng khi sử dụng cũng là một điều rất quan trọng cần phải lưu ý.
Có những thiết kế khá đẹp nhưng trong quá trình sử dụng thì lại chẳng tuyệt vời như tưởng tượng. Cảm giác tận hưởng và thư giãn thì ít, mà chủ yếu là bạn phải hết hơi khi dọn dẹp, sắp xếp nhà cửa.
1. Tủ bếp sử dụng cửa kính
Những cánh cửa kính trong suốt của tủ bếp có thể mang lại vẻ đẹp cho căn bếp của bạn, với điều kiện đồ vật bên trong phải được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Chính yếu tố trong suốt của cửa tủ gây ra nhiều áp lực cho chủ nhà. Bạn luôn phải chú ý giữ mọi thứ bên trong thật hoàn hảo, nếu không tủ bếp của bạn sẽ rất kinh khủng.
Ngoài ra cửa kính còn khó giữ vệ sinh, bạn phải lau chùi nhiều hơn vì chúng dễ bị bẩn do dấu vân tay, khói bụi và dầu mỡ bám vào.
2. Ý tưởng thiết kế không gian mở
Kiểu không gian mở mang lại cảm giác sáng sủa, rộng rãi cho ngôi nhà. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ có ít diện tích tường để thiết kế tủ quần áo và các tủ lưu trữ. Việc sắp xếp đồ đạc lúc này thực sự trở thành một thách thức với bạn. Vật dụng trong nhà rất dễ rơi vào tình trạng lộn xộn vì không có chỗ lưu trữ phù hợp và gọn gàng.
Nếu bạn đặc biệt yêu thích kiểu thiết kế không gian mở này, có thể khắc phục một phần nhược điểm trên bằng cách tìm kiếm các đồ nội thất có chức năng kép, vừa để sử dụng vừa có thêm ngăn lưu trữ đồ.
3. Các kệ mở
Có thể kệ mở hữu ích với vai trò trang trí nhưng về mặt hiệu quả khi sử dụng thì nó lại gây cho bạn khá nhiều mệt mỏi.
Thiết kế mở, các đồ vật để trên kệ dễ bị bám bụi, bạn thường xuyên phải lau chùi, làm sạch. Ngoài ra thiết kế này cũng khiến bạn mất nhiều thời gian để sắp xếp các đồ vật bên trên. Chỉ một chút bừa bộn cũng có thể khiến căn phòng thiếu ngăn nắp, mất đi tính thẩm mỹ.
4. Quá nhiều cửa sổ
Mọi người dường như đều muốn ngôi nhà của mình tràn ngập ánh sáng với diện tích cửa sổ lớn. Tuy nhiên khi có quá nhiều cửa sổ thì bạn sẽ không có nơi thích hợp để đặt đồ đạc. Căn nhà dễ dàng trở thành một mớ hỗn độn vì bạn chẳng biết lưu trữ đồ đạc của mình ở vị trí nào, khi mà diện tích cửa sổ đã chiếm phần lớn.
Rắc rối này tương tự như khi bạn thiết kế không gian mở cho căn hộ, đồ nội thất chức năng kép giúp tăng không gian lưu trữ, bạn có thể cân nhắc sử dụng.
5. Bàn cà phê nhỏ không có ngăn kéo
Bàn cà phê nhỏ với thiết kế thanh mảnh, gọn gàng là một món đồ nội thất khá tinh tế và hiện đại cho phòng khách. Vậy nhưng nó lại không có chút không gian nào để cất đồ đạc, việc bạn có thể làm duy nhất là đặt vài món trang trí trên mặt bàn mà thôi.
Hãy thay thế bằng một chiếc bàn kích thước không lớn nhưng có ngăn kéo bên dưới, cất được những món đồ nhỏ dễ gây lộn xộn như sạc điện thoại, điều khiển tivi, điều khiển điều hòa, vài cuốn sách... Với cách làm ấy, bạn có không gian để lưu trữ thêm đồ đạc, phòng khách sẽ gọn gàng hơn nhiều.
Một chiếc bàn cà phê có ngăn kéo giúp bạn cất những đồ vật nhỏ trong phòng khách.
Thiết kế không gian giúp trẻ phát triển trí sáng tạo Bạn mong muốn bé nhà mình sẽ có một môi trường vui chơi lành mạnh? Đừng bỏ qua 10 ý tưởng thiết kế không gian giúp trẻ phát triển trí sáng tạo dưới đây. 1. Cầu thang trượt Dường như mọi trẻ nhỏ đều thích chơi cầu thang trượt. Tuy nhiên, rất ít ông bố bà mẹ nghĩ đến việc làm một chiếc...