Bí quyết ăn uống phòng ngừa thoái hóa khớp
Những người có dị dạng khớp, thừa cân béo phì, chấn thương khớp, khi trẻ lao động nặng thì đến tuổi trung niên hoặc về già cũng dễ mắc bệnh thoái hóa khớp.
Thoái hóa khớp (THK) là một bệnh khớp thường gặp ở người cao tuổi (khoảng 80% cụ trên 70 tuổi). Người bệnh thường có các triệu chứng đau khớp, hạn chế vận động hay sưng khớp, biến dạng khớp. Những người có dị dạng khớp, thừa cân béo phì, chấn thương khớp, khi trẻ lao động nặng thì đến tuổi trung niên hoặc về già cũng dễ mắc bệnh. Vậy làm thế nào để có được chế độ ăn uống phù hợp để dự phòng và giảm nhẹ căn bệnh THK?
Thực phẩm từ động vật
Người THK có thể ăn thịt lợn, thịt gia cầm (gà, vịt), tôm, cua, đặc biệt là nên ăn cá nước lạnh như cá hồi, cá ngừ vì chúng chứa nhiều acid béo omega-3. Nhiều người quan niệm “ăn gì bổ nấy”, do vậy, để phòng ngừa thoái hóa khớp, họ thường ăn những món ăn nấu từ xương ống hoặc sườn. Về mặt khoa học, nước hầm từ xương ống hay sụn sườn bò và bê có chứa nhiều glucosamin và chondroitin là những hợp chất tự nhiên trong sụn, có tác dụng giúp sụn chắc khỏe. Ngoài ra, các món ăn nấu từ xương ống hoặc sườn còn có thể bổ sung nguồn canxi quí báu cho cơ thể. Việc ăn các món ăn từ tôm, cá hầm cả xương cũng giúp bổ sung canxi. Những người cao tuổi nếu có điều kiện thì nên sử dụng những “dược liệu” tự nhiên này.
Quá trình của thoái hóa khớp.
Thực phẩm từ thực vật
Người THK nên ăn đầy đủ các loại ngũ cốc. Ngoài ra, đậu nành, rau xanh, hạt mầm có đặc tính chống bệnh tật, tăng cường hệ miễn dịch, kháng ôxy hóa. Tăng cường ăn đu đủ, dứa, chanh, bưởi vì các loại trái này là nguồn cung ứng men kháng viêm và sinh tố C, hai hoạt chất có tác dụng kháng viêm. Đặc biệt hiện nay, người ta đã phát hiện được tác dụng chữa THK của quả bơ kết hợp với đậu nành.
Nghiên cứu cho thấy các chất trong trái bơ hay đậu nành có thể kích thích tế bào sụn sinh trưởng collagen, một thành phần protein chủ yếu của gân, sụn và xương. Trong một nghiên cứu, những người bị THK gối hay khớp háng được cho uống trái bơ hay đậu nành trong vòng 6 tháng thấy giảm các triệu chứng của THK và không phát hiện thấy tác dụng phụ gì cả. Một số gia vị như ớt, hạt tiêu, gừng, lá lốt đều có tác dụng chống viêm, giảm đau đối với bệnh THK. Thậm chí, người ta còn phân tách được từ ớt hoạt chất capsain có thể bôi chữa sưng đau khớp thoái hóa.
Video đang HOT
Có nhiều loại nấm rất có ích cho sức khỏe người cao tuổi. Các món ăn chế từ nấm như canh nấm đông cô, lẩu nấm, nấm hương xào thập cẩm rất được ưa chuộng. Không chỉ là món ăn ngon, các loại nấm còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng cơ thể, chống lão hóa, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, tim mạch… là các bệnh thường hay kèm theo người cao tuổi. Mộc nhĩ có tác dụng hạ huyết áp, phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch. Nó còn chứa một loại polysaccharid có khả năng tăng cường miễn dịch trong cơ thể để chống chất phóng xạ và ức chế khối u. Nấm hương được mệnh danh là “vua của các loại nấm” còn có tác dụng chống viêm, chữa cơ thể suy nhược, chứng chân tay tê bại.
Súp lơ, cà rốt, ớt đỏ giàu vitamin K và C giúp xương chắc khỏe.
Y học hiện đại coi nấm hương như một nguồn bổ sung đáng kể lượng vitamin D2 để phòng và chống bệnh còi xương, trị chứng thiếu máu. Đó là do chất ergosterol có trong nấm hương, dưới tác dụng của tia cực tím trong ánh nắng mặt trời sẽ chuyển thành vitamin này. Nấm hương, mộc nhĩ kết hợp với súp lơ xanh, cà rốt, ớt đỏ để tạo thành món nấm hương xào thập cẩm, không chỉ ngon mà còn có khả năng phòng bệnh THK. Cà rốt và ớt rất giàu vitamin A và E, hai nhân tố cần thiết để bảo vệ bao khớp và đầu xương. Súp lơ xanh là thực phẩm giàu vitamin K và C, giúp cho xương khớp chắc khỏe.
Có quan điểm cho rằng khi chế biến cà chua phải bỏ hạt vì ăn phải thì dễ bị viêm xương khớp. Trên thực tế không đúng như vậy. Ăn cà chua rất có lợi vì có thể làm bớt đau khớp. Hạt cà chua không những không có hại mà còn có thể thay thế aspirin, có tác dụng giảm đau, chống viêm khớp. Tuy nhiên, quả thật có một số thực phẩm không có lợi cho những người cao tuổi như các chất béo (dầu, mỡ các loại), chất ngọt như kẹo, bánh, đồ uống ngọt.
Về đồ uống, các nghiên cứu của các nhà khoa học Thụy Điển đã chứng tỏ uống rượu vang có điều độ có thể làm giảm một nửa nguy cơ phát triển bệnh viêm khớp mạn tính.
Theo VNE
Thoái hóa khớp: Người trẻ cũng lo
Nhiều người còn rất trẻ cũng đã bị mắc các bệnh về thoái hóa khớp.
Thoái hóa khớp thường gặp ở người cao tuổi. Tuy nhiên hiện nay có nhiều trường hợp chưa tới 40 tuổi cũng bị bệnh này. Thoái hóa khớp gây đau đớn, ảnh hưởng nặng nề tới chất lượng sống cũng như năng lực lao động của người bệnh.
Do nhiều nguyên nhân
Theo PGS-TS Nguyễn Văn Thắng, Khoa Xương khớp, BV Chấn thương chỉnh hình TP.HCM, bệnh thoái hóa khớp là bệnh thường gặp nhất ở khớp do tổn thương các thành phần như: sụn khớp, xương dưới sụn và màng khớp. Những khớp thoái hóa sớm thường là những khớp lớn, chịu lực như: khớp gối, khớp háng, cột sống, khớp vai...
Người bị bệnh thoái hóa khớp thường có các biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau; mất chức năng của khớp, có tiếng kêu vùng khớp... Song đau là triệu chứng được nhiều người quan tâm nhất. Tuy nhiên, các triệu chứng lâm sàng của bệnh khớp thường ít đặc trưng. Không ít bệnh nhân bị bướu ở đầu các xương (bướu đại bào xương, bướu nguyên bào sụn, bọc xương phồng máu, ung thư xương...) đã bị chẩn đoán nhầm là viêm khớp hay thoái hóa khớp.
Để chẩn đoán chính xác thoái hóa khớp phải dựa vào hình ảnh X-quang, cộng hưởng từ (MRI), siêu âm, xét nghiệm máu, dịch khớp, tế bào, nội soi, sinh thiết...
Thoái hóa khớp nguyên phát là do vấn đề về tuổi tác (phụ nữ mãn kinh bị giảm nội tiết tố nữ), do yếu tố cơ học (các động tác lặp đi lặp lại nhiều lần), di truyền và sinh hóa (khiếm khuyết về thành phần cấu tạo sụn khớp).
Thoái hóa khớp thứ phát như loãng xương, chấn thương khớp, sai lệch điểm tì đè lên mặt khớp. Béo phì cũng là nguyên nhân thứ phát gây ra thoái hóa khớp bởi dẫn tới sự quá tải cho khớp, nhất là các khớp chi dưới.
Bên cạnh đó, nguyên nhân thứ phát gây ra thoái hóa khớp còn là do bệnh viêm khớp, bệnh nhân dùng quá nhiều thuốc corticoid, hay người bị cường tuyến yên, cường tuyến thượng thận.
Để ngăn ngừa bệnh thoái hóa khớp, bác sĩ Thắng khuyên chúng ta hãy duy trì trọng lượng cơ thể ở mức phù hợp, luyện tập thể thao đúng yêu cầu, tránh nằm, ngồi, đứng lâu một chỗ. Vì như vậy sẽ làm ứ trệ tuần hoàn và gây cứng khớp. Đặc biệt, không nên ở tư thế ngồi không có điểm tựa (ngồi xổm tác động xấu tới khớp gối và cột sống thắt lưng)...
Bệnh thoái hóa khớp ở người trẻ (Ảnh minh họa)
Điều trị khác nhau cho từng trường hợp
Bệnh thoái hóa khớp do nhiều nguyên nhân nên quan niệm chỉ cần dùng một phương thuốc là hoàn toàn sai lầm.
Trước tiên là điều trị theo nguyên nhân gây ra thoái hóa. Chẳng hạn nếu nguyên nhân bởi viêm khớp thì phải điều trị viêm, do chấn thương thì phải điều trị chấn thương...
Tiếp đến phải kháng viêm, giảm đau để giúp người bệnh tiếp tục sinh hoạt và làm việc bình thường. Có thể bác sĩ sẽ dùng các thuốc kháng viêm không steroid (không nên dùng các thuốc có corticoid).
Không chỉ thế, bệnh nhân còn cần giảm áp lực đè lên các khớp bị thoái hóa. Ví dụ người bệnh béo phì cần giảm cân, không chạy nhảy khi khớp đang tổn thương, không khiêng vác nặng...
Ngoài ra, bác sĩ có thể cho bệnh nhân dùng thêm thuốc bổ xương, khớp cũng như các thuốc chống loãng xương tùy trường hợp (glucosamine, chondrotine, calcium, vitamin D, alendronate, raloxifene...).
Người bị thoái hóa khớp vẫn phải vận động tập luyện. Việc vận động nhiều hay ít tùy thuộc từng nhóm nguyên nhân gây thoái hóa khớp.
Chỉ khi nào tiến hành điều trị nội khoa thoái hóa khớp thất bại, bệnh nhân mới được bác sĩ cân nhắc chỉ định cho phẫu thuật (nội soi cắt lọc, đục xương chỉnh trục, thay khớp...).
PGS-TS Thắng khuyên: " Trong bộn bề công việc hằng ngày, chúng ta nên sắp xếp hợp lý, hài hòa giữa nghỉ ngơi và lao động. Nên nhớ rằng các cơ quan trong cơ thể rất cần sự nghỉ ngơi để tái tạo năng lượng. Đau là dấu hiệu báo động sớm nhất, chúng ta cần phải ngưng ngay những tác nhân gây đau để bảo vệ khớp".
Theo Eva
Đau khớp ở người trung niên và cao tuổi Đau khớp, thoái hóa khớp là bệnh mạn tính, thường gặp ở người trung niên và người có tuổi. Ở Mỹ: 80% người trên 55 tuổi bị thoái hóa khớp. Các khớp thường bị thoái hóa: Cột sống thắt lưng, cột sống cổ, gối, háng, vai, các ngón tay... Thoái hóa khớp xảy ra do sự mất cân đối giữa sự tái tạo...