Bị phương Tây trừng phạt, giới tinh hoa Nga đoàn kết hơn
Các biện pháp trừng phạt Nga của phương Tây đang khiến nhiều chính khách, doanh nhân có sức ảnh hưởng lớn của Nga đoàn kết hơn bên cạnh Tổng thống Vladimir Putin.
Ông Vladimir Putin (phải) và Tổng giám đốc điều hành Gazprom Aleksei Miller tại lễ khánh thành đường ống dẫn khí ở thành phố Vladivostok năm 2011. Ảnh: RIA-Novosti
Lời đề nghị giúp đỡ của tập đoàn dầu khí Gazprom với đối thủ Rosneft để cứu vãn dự án khai thác dầu cho thấy các biện pháp trừng phạt khiến tầng lớp thượng lưu chính trị và kinh tế của Nga đoàn kết hơn.
Đây có lẽ là hậu quả mà phương Tây không mong muốn khi muốn làm khó Nga vì vai trò của nước này trong cuộc khủng hoảng Ukraine, Reuters hôm qua dẫn lời nhiều quan chức, doanh nhân và nhà phân tích.
Một số lãnh đạo Gazprom cho biết, tập đoàn này vừa đề nghị cho đối thủ Rosneft vay tiền để triển khai dự án khai thác dầu ở Bắc Cực. Đề xuất được đưa ra lặng lẽ sau khi các biện pháp trừng phạt của Mỹ khiến dự án trên biển Kara của Rosneft với đối tác ExxonMobil khó triển khai.
Đề xuất này là điều đáng ngạc nhiên vì quan hệ giữa hai công ty nhà nước của Nga lâu nay vẫn căng thẳng. Gần đây nhất, Gazprom lo lắng trước tham vọng của Rosneft khi hãng này sắp tăng sản lượng khí đốt để trở thành nhà sản xuất dầu khí lớn nhất của Nga, gây ra cuộc chiến giá cả căng thẳng đối với người tiêu dùng khí đốt.
Vì thế, đề xuất giúp đỡ của Gazprom đối với Rosneft cho thấy, các đối thủ cạnh tranh có thể hợp tác với nhau để giảm nhẹ tác động của các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ từ phương Tây.
Thay vì có tác dụng chia rẽ những nhân vật thân tín của Tổng thống Vladimir Putin, các biện pháp trừng phạt đã khiến những đối thủ chính trong ngành năng lượng đoàn kết lại sau lưng nhà lãnh đạo Nga.
Video đang HOT
“Những biện pháp trừng phạt thúc đẩy tinh thần đoàn kết và khiến nhóm quyền lực phụ thuộc hơn vào ông ấy (Tổng thống Putin)”, Reuters dẫn lời một doanh nhân phương Tây giấu tên.
“Chúng tôi đã đánh giá thấp phản ứng từ Nga”, một nhà ngoại giao giấu tên của phương Tây đang công tác tại Mátxcơva nói. Tuy nhiên, nhà ngoại giao này và một số đồng nghiệp phương Tây khác cho rằng, các biện pháp trừng phạt của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) sẽ có tác động hơn về lâu về dài. Theo họ, nhiều vấn đề kinh tế của Nga đang trầm trọng hơn, như giá trị đồng rúp giảm, suy thoái xuất hiện…
Tự hào khi bị trừng phạt
Khi áp lệnh trừng phạt đối với các tập đoàn năng lượng của Nga, phương Tây muốn tấn công trung tâm quyền lực của Tổng thống Putin. Là nước xuất khẩu dầu khí lớn nhất thế giới, Nga đang phụ thuộc vào xuất khẩu dầu khí để thu về khoảng một nửa ngân sách liên bang.
Theo giới quan sát, ngay trước khi lên nắm quyền, ông Putin đã vạch ra tầm nhìn của “những nhà vô địch đất nước”, tức những công ty năng lượng dưới quyền kiểm soát của nhà nước, có thể mang lại nhiều tiền cho quá trình tái thiết quân đội và xã hội Nga sau những năm 1990 hỗn loạn. Gazprom khi đó đã có mặt.
Ông Putin bắt đầu xây dựng đội ngũ mới cho tập đoàn này chỉ một năm sau khi lên nắm quyền vào năm 2000. Ông Putin đã sắp xếp vị trí cho ông Dmitry Medvedev (hiện là Thủ tướng Nga) và ông Aleksei Miller (hiện là tổng giám đốc điều hành của Gazprom).
Ông Putin cũng giúp xây dựng Rosneft, chủ yếu trên nền tảng Yukos – công ty dầu mà tòa án đã quốc hữu hóa từ tay Mikhail Khodorkovsky năm 2003. Cả Rosneft và Gazprom đều được lãnh đạo bởi các đồng minh của ông Putin, tức ông Miller ở Gazprom và ông Igor Sechin ở Rosneft. Nhưng hai người này không ưa nhau.
Các biện pháp trừng phạt được cho là khó có thể chấm dứt mâu thuẫn lâu nay giữa hai lãnh đạo tập đoàn, nhưng họ đang tập trung ý chí. Khi không còn có thể tiếp cận các khoản vay từ ngân hàng hay công ty phương Tây, lãnh đạo của những công ty dầu khí lớn của Nga đang xích gần hơn với ông Putin vì hy vọng có thể giành vốn từ một số nguồn quỹ của Nga, Reuters nhận định.
Một quan chức Mỹ giấu tên nói rằng, các biện pháp trừng phạt của Mỹ và EU nhằm vào ngành công nghiệp dầu khí, hàng hóa và dịch vụ của Nga, để nước này không còn có thể khai thác các nguồn dầu khí mới.
Các biện pháp trừng phạt này cũng nhằm vào những người thân cận với ông Putin, bằng cách đóng băng tài khoản của họ và từ chối cấp visa. Mỹ và EU hy vọng tạo ra những vách đá trong vòng quyền lực của ông Putin và có thể khiến những đồng minh của Tổng thống Nga thuyết phục ông thay đổi trong chính sách với Ukraine. Tuy nhiên, hầu hết những nhân vật trong nhóm quyền lực của ông Putin nói rằng, họ cảm thấy tự hào khi bị phương Tây trừng phạt.
Về phần mình, ông Putin thể hiện sự coi khinh phương Tây và quyết tâm không cúi đầu trước các biện pháp trừng phạt trong bài phát biểu cuối tuần trước, đồng thời cáo buộc Mỹ đặt trật tự thế giới vào tình thế nguy hiểm.
* Ngày 29/10, Nga đề xuất giúp Mỹ đưa đồ lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), sau vụ nổ tên lửa Mỹ mang phi thuyền không người lái chở 2,2 tấn hàng cho 6 phi hành gia trên ISS.
Sáng qua, tên lửa Antares nổ tan tành cùng 600kg thực phẩm và nhiều thiết bị cho các phi hành gia kiểm tra, phân tích dòng máu tới não người, hệ miễn dịch, sao băng, sinh trưởng của giá đỗ trên quỹ đạo…, The Scientist đưa tin.
* Khi phương Tây áp lệnh trừng phạt, hầu hết các nhân vật trong nhóm quyền lực của Tổng thống Vladimir Putin nói rằng, họ tự hào được sát cánh bên nhau. Trước đó, cảm giác chiến thắng đã khiến người Nga đoàn kết hơn sau lưng ông Putin khi nước này sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine.
Theo Trúc Quỳnh
Tiền phong
Người dân Thái Lan đặt kì vọng vào tân Thủ tướng
Nhiều người kỳ vọng tân Thủ tướng Prayuth Chan-ocha sẽ thúc đẩy lộ trình cải cách theo đúng tiến độ, giúp chính trị, kinh tế Thái Lan ổn định và phát triển đồng thời khôi phục và tăng cường sự đoàn kết, hòa giải dân tộc.
Tân Thủ tướng lâm thời Thái Lan Prayuth Chan-ocha
Ngày 21/8 vừa qua, Hội đồng lập pháp Thái Lan đã bầu ông Prayuth Chan-ocha giữ chức Thủ tướng lâm thời Chính phủ Thái Lan. Sau thời gian dài bất ổn chính trị, người dân Thái Lan đang kỳ vọng vị Thủ tướng thứ 29 sẽ đem lại sự ổn định cho Thái Lan, thực hiện đúng những cam kết của mình sau cuộc đảo chính cách đây 3 tháng.
Đối với nhiều người dân Thái Lan và cả giới phân tích chính trị, việc ông Prayuth Chan-ocha được bầu làm Thủ tướng là điều đã được dự đoán từ trước. Nhiều người kỳ vọng tân Thủ tướng Prayuth Chan-ocha sẽ thúc đẩy lộ trình cải cách theo đúng tiến độ, giúp chính trị, kinh tế Thái Lan ổn định và phát triển đồng thời khôi phục và tăng cường sự đoàn kết, hòa giải dân tộc.
Bà Maleert Saelim, người bán hàng ở Bangkok cho biết: "Chúng tôi hy vọng là kinh tế sẽ phục hồi, người dân sẽ mua sắm nhiều hơn. Mọi thứ sẽ trở nên tốt hơn, chúng tôi sẽ bán được nhiều hàng hơn và mọi người sẽ đều vui".
Ông Somkeat Panumas, người dân Bangkok nói: "Hy vọng rằng đất nước chúng tôi sẽ ổn định trở lại. Những người thuộc các phe phái khác nhau sẽ hòa thuận với nhau".
Ông Charoenchai, người dân Udon Thani, Thái Lan chia sẻ: "Sau rất nhiều bất ổn chúng tôi mong muốn chính quyền mới sẽ thực hiện đúng các cam kết để Thái Lan ổn định và phát triển".
Hiện dư luận Thái Lan đang chờ đợi tân Thủ tướng chính thức công bố danh sách thành viên Chính phủ mới.
Theo các nhà phân tích, điều quan trọng đối với tân Thủ tướng Prayuth Chan-ocha trong thời gian tới là phải tổ chức cuộc bầu cử một cách dân chủ vào cuối năm 2015 như cam kết mà ông đã đưa ra sau khi thực hiện cuộc đảo chính cách đây 3 tháng.
Giáo sư Sorat Phichuanchom, Trường Đại học Udon Thani Rajabhat, Thái Lan cho biết: "Hội đồng Gìn giữ Trật tự và Hòa bình đang thực hiện đúng theo 3 bước gồm bầu Thủ tướng, thành lập Chính phủ, tiếp theo là soạn thảo hiến pháp và cải cách đất nước. Chúng ta thấy được kinh tế hiện nay bắt đầu tốt lên, đầu tư và nhiều vấn đề khác cũng đã tốt lên nhiều. Sự ổn định và hình ảnh của đất nước đang được cải thiện".
Theo VNE
Ủy ban Hòa bình Việt Nam phản đối các vụ tấn công vào Gaza Ngày 23/7, Ủy ban Việt Nam đoàn kết với nhân dân Palestine, Ủy ban Việt Nam đoàn kết và hợp tác Á-Phi-Mỹlatinh, Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam, Ủy ban Hòa bình Việt Nam đã ra Tuyên bố phản đối việc sử dụng vũ lực nhằm vào người dân tại Dải Gaza. Một bé gái Palestine bị thương trong cuộc không...