Bị phê bình, Chủ tịch tỉnh ra đường xử lý xe quá tải
- “Công tác quản lý vận tải, siết chặt tải trọng xe tại Hà Tĩnh lúc đầu triển khai còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, sau khi được Phó Thủ tướng và Bộ trưởng nhắc nhở, phê bình Chủ tịch, các phó chủ tịch UBND tỉnh, Giám đốc Công an, GTVT, quân sự… đều đã ra đường bắt xe quá tải”.
Chủ tịch tỉnh vào tận “lò”, xe quá tải sẽ giảm mạnh “Tại các địa phương ngoài chỉ huy trưởng, phó phòng CSGT ít nhất PGĐ công an cũng phải thường xuyên ra mặt đường để kiểm tra xem cán bộ, chiến sĩ làm thế nào, nhất là khi công tác kiểm soát tải trọng xe không đơn giản”.
Phát biểu tại Hội nghị tổng kết công tác ngành GTVT năm 2014 và triển khai kế hoạch ngành năm 2015 sáng 19/1, ông Nguyễn Văn Thanh – Chủ tịch Hiệp hội vận tải Ô tô VN cho biết: Cuộc chiến chống vấn nạn xe quá tải đã diễn ra được 9 tháng, kết quả đã đẩy lùi được vấn nạn này. Xe chở quá tải không còn dám nghênh ngang, thách thức dư luận xã hội và các cơ quan chức năng như trước đây.
Tuy nhiên, ông Thanh đánh giá, tình hình xe quá tải còn diễn ra rất phức tạp, các đối tượng vẫn còn tìm nhiều thủ đoạn tinh vi cấu kết với nhau “qua mặt” hoặc “bắt tay” với các cơ quan chức năng để bảo kê như: dán phù hiệu “thẻ ngà” để không bị trạm cân kiểm tra tại các tỉnh miền Nam. Thậm chí, ở Sơn La còn tự xưng Hội Vận tải Sơn La, chỉ huy qua mạng để các xe tránh né trạm cân, lái xe chống đối quyết liệt trên QL6.
Sau một thời gian ngắn đích thân chủ tịch tỉnh Hà Tỉnh ra đường xử lý xe quá tải tại Hà Tỉnh đã giảm rõ rệt.
Tại Hà Tĩnh, xe quá tải hoành hành ở Vũng Áng đưa cuộc chiến chống xe quá tải về số “0″. Chỉ đến đầu năm 2015, khi đích thân Chủ tịch tỉnh ra đường xử lý, xe quá tải mới có sự chuyển biến tích cực.
Video đang HOT
“Đây đang là thời điểm cực kỳ quan trọng, nếu thỏa mãn với kết quả đạt được, không tiếp tục kiểm tra, xử lý kiên quyết xe quá tải thì hậu quả sẽ rất nguy hiểm”, ông Thanh nhấn mạnh.
Cho biết về công tác siết chặt tải trọng phương tiện tại địa phương, ông Lê Đình Sơn – Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết: Công tác này lúc đầu triển khai còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, sau khi bị nhắc nhở, phê bình thì Chủ tịch, các phó chủ tịch tỉnh, Giám đốc Công an, GTVT, quân sự… đều đã ra đường bắt xe quá tải.
Kết quả chỉ trong thời gian ngắn (1 tháng) xe quá tải đã giảm mạnh, và cơ bản đã quản lý được. Từ ngày 2/1 đến nay, Hà Tĩnh đã bắt gần 200 xe, trong đó bắt buộc cắt thùng 47 xe.
Theo ông Sơn, kết quả đạt được mang tính bền vững, nhưng vẫn được tỉnh tiếp tục duy trì, kiên quyết ngăn chặn không để xe quá tải còn đường hoạt động.
Tại hội nghị, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng cũng nhấn mạnh, việc siết chặt tải trọng phương tiện năm 2014 đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần đảm bảo trật tự ATGT, từ đó giảm thiểu được tai nạn và lần đầu tiên số người tử vong đã giảm xuống dưới 9.000 người.
Bộ trưởng Thăng khẳng định, trong năm 2015 nhất định phải kiểm soát được tải trọng xe, siết chặt quản lý vận tải.
Người đứng đầu ngành giao thông nói rõ, kiểm soát không phải cấm, gây khó khăn cho DN mà là để tạo điều kiện cho DN hoạt động tốt hơn, nhưng phải theo đúng các qui định hiện hành của Nhà nước.
Bộ trưởng Thăng: “GĐ Sở biết hết, có làm hay không thôi!” Bộ trưởng Thăng nói tại Hội nghị của Tổng cục Đường bộ VN chiều 13/1.
Trước đó, ngày 7/1, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện về việc tiếp tục chấn chỉnh và xử lý triệt để tình trạng phương tiện vận tải đường bộ vi phạm chở hàng quá tải trọng cho phép.
Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an, Bộ GTVT, các Bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban ATGT Quốc gia… khẩn trương chỉ đạo các cơ quan chức năng tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác kiểm soát tải trọng phương tiện và xử lý tình trạng tiêu cực tại các trạm cân cũng như hiện tượng “xã hội đen” thao túng, bảo kê hoạt động xe quá tải, quá khổ trên một số tuyến đường bộ.
Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng nhấn mạnh, Năm an toàn giao thông 2015 với chủ đề “Siết chặt quản lý hoạt động kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện” với mục tiêu “Tính mạng con người là trên hết”. Bộ trưởng Thăng cũng đã đề ra 10 nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2015 bao gồm: Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế chính sách, pháp luật, chiến lược, quy hoạch, đề án; Công tác quản lý vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải; đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông, công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn; công tác quản lý, đầu tư xây dựng, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông; Sắp xếp, đổi mới, CPH và nâng cao hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp nhà nước; Thanh kiểm tra, phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những nhiệm vụ trọng tâm khác. Ngoài ra, Bộ trưởng GTVT cũng khẳng định quyết tâm hoàn thành “đại dự án” Nâng cấp, mở rộng QL.1 vào cuối năm 2015.
Vũ Điệp
Theo_VietNamNet
Giám đốc Công an các tỉnh hàm cao nhất là Đại tá
Sáng ngày 11.12, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo công bố 5 Luật và 3 Nghị quyết vừa được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 8 (tháng10 và 11.2014).
Về Luật Công an nhân dân, theo Thượng tướng Đặng Văn Hiếu - Thứ trưởng thường trực Bộ Công an thì luật này vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8 có một số nội dung đáng chú ý.
Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Đào Việt Trung (đứng) đọc Lệnh về công bố luật của Chủ tịch nước
Theo đó luật có bổ sung quy định thời hạn thăng cấp hàm từ Đại tá lên Thiếu tướng và trong mỗi cấp tướng tối thiếu là 4 năm; bổ sung tuổi của sĩ quan được xét thăng cấp bậc hàm từ Đại tá lên Thiếu tướng không quá 57 tuổi; trường hợp cao hơn khi có yêu cầu theo quyết định của Chủ tịch nước. Luật cũng bổ sung quy định về thẩm quyền của Chủ tịch nước đối với việc thăng cấp bậc hàm trước thời hạn và phong, thăng cấp bậc hàm vượt bậc đối với cấp bậc hàm tướng.
"Luật quy định chặt chẽ, cụ thể các vị trí, chức vụ của sĩ quan Công an nhân dân có cấp bậc hàm cao nhất là cấp tướng kể cả chức vụ cơ bản và chức vụ, chức danh tương đương. Các vị trí, chức vụ cấp phó có trần cấp bậc hàm Thiếu tướng được quy định rõ số lượng. Ở địa phương Luật quy định chức vụ Giám đốc Công an TP. Hà Nội và TP. HCM có cấp bậc hàm cao nhất là Trung tướng; Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn lại có cấp bậc hàm cao nhất là Đại tá. Trưởng Công an cấp huyện đều có cấp bậc hàm cao nhất là Thượng tá. Các vị trí chức vụ thuộc Ủy ban kiểm tra Đảng ủy Công an trung ương và sĩ quan biệt phái có cấp bậc hàm cao nhất là cấp tướng cũng được quy định rõ trong luật" - Thượng tướng Đặng Văn Hiếu cho biết.
Luật cũng quy định cấp bậc hàm cao nhất là Đại tướng thuộc Bộ trưởng Bộ Công an; Thượng tướng thuộc Thứ trưởng Bộ Công an; số lượng Thứ trưởng Bộ Công an có cấp bậc hàm Thượng tướng không quá 6.
Cũng trong nhóm Luật về lực lượng vũ trang, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam cũng được công bố. Một điểm đáng chú ý của Luật này là trần quân hàm Đại tướng được quy định thuộc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tham mưu trưởng và Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Như vậy Bộ Quốc phòng tối đa sẽ có 3 Đại tướng.
Cũng trong sáng 11.12, các Luật Tổ chức Quốc hội; Luật Căn cước công dân; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam: Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn; Nghị quyết về phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người; Nghị quyết về phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật cũng được công bố.
Theo Lương Kết (Dân Việt)
Doanh nghiệp tự giác cắt gọt hàng trăm xe 'Hổ vồ' - Chỉ trong thời gian ngắn, gần 200 xe &'Hổ vồ' quá khổ ở Nghệ An đã được cắt gọt về hiện trạng ban đầu. Các doanh nghiệp trên địa bàn tự giác ký cam kết không để phương tiện chở quá tải trọng. Sáng 3/11, UBND tỉnh Nghệ An phối hợp với Tổng cục đường bộ thực hiện Lễ ký cam kết...