Bị phạt 20 triệu vì mở cửa thoát hiểm máy bay
Trên chuyến bay Vietnam Airlines (VNA) từ Hà Nội đi Pleiku, một hành khách đã tự ý mở cửa thoát hiểm sau đó bị xử lý xử phạt vi phạm hành chính 20 triệu đồng.
Cụ thể, trên chuyến bay VN 1615 ngày 14/4, sau khi tất cả hành khách đã lên tàu, phi công bắt đầu nổ động cơ máy bay, chuẩn bị lăn ra đường băng để cất cánh thì hành khách ngồi tại ghế D1 tên Trần Văn Bình, 39 tuổi (ở huyện Krong Pa, Gia Lai) đã có hành vi tự ý mở cửa thoát hiểm của máy bay.
Theo quy định hành khách đi máy bay tự ý mở cửa thoát hiểm sẽ bị phạt mức cao nhất 20 triệu đồng (Ảnh: minh họa)
Ngay lập tức, cơ trưởng của chuyến bay đã dừng nổ động cơ và thông báo về sự việc với Trung tâm điều hành khai thác của hãng tại sân bay.
Sau đó, các bộ phận của VNA tại sân bay đã phối hợp với tổ bay bàn giao khách vào nhà ga theo yêu cầu của Cảng vụ sân bay Nội Bài và khách đã thừa nhận hành vi của mình.
Sự việc trên đã làm cho chuyến bay khởi hành chậm hơn 1h 25 phút so với giờ bay dự kiến.
Đại diện VNA cho biết, theo Điểm a, Mục 3, Điều 8, Nghị định số 147/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng, hành vi mở cửa thoát hiểm tàu bay của hành khách Trần Văn Bình trái quy định, sẽ bị phạt mức tiền tối đa 20 triệu đồng.
VNA khuyến cáo khách hàng luôn tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ dẫn của tổ bay trong mọi trường hợp để đảm bảo an toàn chuyến bay và hành khách.
Video đang HOT
Gia Văn
Theo_VietNamNet
Người mẹ sút 10 kg, 49 ngày chỉ ăn cháo cầm hơi khóc đứa con vắn số
Nhá nhem tối mà đứa con gái 12 tuổi đi chăn bò vẫn chưa về, chị Lê Thị Cúc (45 tuổi, ngụ thôn 1 Khe Gát, xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình) tất tả chạy đi tìm.
Mẹ của nạn nhân không biết khi nào mới nguôi nỗi đau
Ven rừng vắng, chỉ có đôi bò nhẩn nha gặm cỏ, còn bóng dáng con biệt tăm. Hốt hoảng chạy tới chạy lui tìm kiếm, người mẹ mơ hồ thấy một bóng đen bảng lảng trước mặt rồi tan biến vào bóng tối. Ớn lạnh bởi linh cảm có chuyện chẳng lành, chị Cúc chạy về thôn la hét nhờ trợ giúp. Nghe thông tin trên loa phát thanh của thôn, mọi người mang theo đèn pin đổ ra vạt rừng trên đồi, "cày xới" từng ngóc ngách. Dưới rãnh đất bên vệ đường, khuất sau lùm cỏ dại, hiện ra một cảnh tượng kinh hoàng.
Ngày 29/3/2014, các cậu, dì ruột của bé gái ngậm ngùi chuẩn bị bữa cúng 49 ngày cho đứa cháu vừa chết thảm thương oan ức. Trong căn nhà tuềnh toàng, chị Lê Thị Cúc nằm thất thần trên chiếc võng cũ sờn. Thấy khách, người mẹ bất hạnh cố gượng thân hình gầy guộc, liêu xiêu ngồi dậy, òa khóc nức nở. Từ lúc con bị giết hại, nỗi đau quá lớn khiến sức khỏe chị Cúc giảm sút nghiêm trọng. Đến bây giờ, chị vẫn nằm bẹp một chỗ, cơm cháo phải có người chăm sóc. Gắng gượng lắm chị cũng chỉ lui tới thắp nén nhang lên bàn thờ con. Từ đầu đến cuối câu chuyện đau đứt ruột, người mẹ hồi tưởng trong tiếng nấc nghẹn. Dường như đâu đó trong căn nhà, "linh hồn" đứa con cũng u uẩn, đau đớn.
Đứa trẻ bị giết vứt xác ven đường
"Con bé Quyên từ lúc còn bé xíu đã biết thương mẹ, vừa học giỏi vừa chăm chỉ. Sáu năm liền, cháu là học sinh giỏi. Nhưng nhà có một mẹ một con, tui nhiều bệnh tật nên khốn khó, quạnh vắng. Áo quần của cháu là đồ cũ các chị họ thải ra. Chiếc xe đạp cũng cũ rích. Mấy năm trước, Nhà nước cho mẹ con tui một con bò con. Con bé chăm kỹ lắm, nên con bò chóng lớn khỏe mạnh, đẻ được một bò con. Hàng ngày, ngoài giờ học, Quyên dắt đôi bò đi chăn. Trưa hôm đó, cháu khoe phát hiện được khu vực trên đồi có nhiều cỏ, lại có nhiều rau má. Vừa trông coi bò, cháu vừa hái được mớ rau má đưa về cho mẹ nấu canh. Ăn cơm trưa xong, cháu đưa bò đi chăn tiếp. Trước lúc đi, con gái tui còn bảo chiều nay sẽ hái rau má cho cậu nó. Vậy mà...", người mẹ nghẹn ngào.
Hôm ấy chiều muộn nhưng vẫn chưa thấy con dắt bò về, chị Cúc tất tả đi tìm. Trời nhá nhem tối, cái bảng lảng của sương mù lèn đá cộng với cái lạnh tỏa ra trong không gian làm chị càng thêm hoảng hốt. Ra quả đồi ven tại đường Hồ Chí Minh nhánh Đông gần khu vực Di tích lịch sử sân bay dã chiến Khe Gát, chỉ thấy mẹ con đôi bò nhẩn nha gặm cỏ, người mẹ chột dạ nghĩ khôn nghĩ dại, chạy lui chạy tới tìm con. Nhưng vẫn biệt vô âm tín. Trong đêm tối nhòa nhạt, chị Cúc cảm giác có bóng đen bảng lảng trước mặt rồi tan biến. Ớn lạnh bởi linh cảm chẳng lành, người mẹ bước thấp bước cao chạy về thôn nhờ trợ giúp. Biết tiếng cháu Quyên ngoan ngoãn, thường về nhà rất đúng giờ, nên khi hay tin từ loa phát thanh, cả thôn nháo nhác chia nhau mọi ngả lùng sục.
Và người ta kinh hoảng trước cảnh chết chóc. Thi thể đứa bé 12 tuổi cứng đờ dưới rãnh đất, khuất sau lùm cỏ dại. Máu nhuộm đỏ cả một vạt đất, đến nỗi người nhà phải xúc cả lớp đất đó về chôn cùng đứa bé cho "linh hồn" yên lòng. Cách đó không xa, khoảng chừng 50 mét, chiếc xe đạp cũ của Quyên được kẻ thủ ác giấu trong ống cống thoát nước.
Trước cái chết oan khốc của đứa trẻ nổi tiếng ngoan ngoãn, người dân địa phương kéo đến chật cứng cả khu vực, nơi tìm được thi thể nạn nhân. Nhiều người không cầm được nước mắt thương cảm, vừa phẫn nộ bởi hành vi độc ác của hung thủ. Tuy nhiên, lúc đó, người ta vẫn chưa biết được hung thủ là ai và vì sao lại ra tay tàn độc, cướp đi sinh mạng của một cô bé vô tội? "Con gái tui chết oan ức, tức tưởi nên thiêng lắm. Mặc dù chôn cất cháu xong, mồ yên mả đẹp rồi, nhưng ruột gan tui vẫn cứ như có lửa đốt. Hình ảnh đứa con gái ngoan hiền nằm chết ngoài vệ đường luôn ám ảnh, giằng xé tâm can tui. Nếu linh hồn con còn lang thang vảng vất đâu đó, chưa vào nhà được, vậy thì thương lắm", người mẹ kể lại.
"Linh hồn" tố cáo kẻ thủ ác?
Chị hồi tưởng tiếp: "Ý nghĩ ấy thôi thúc tui phải làm lễ gọi hồn, "dẫn" con về nhà với mẹ. Trong buổi lễ, "hồn" con gái tui ai oán "kể", nó bị hung thủ vừa dụ dỗ vừa đe dọa hòng thực hiện điều bậy bạ. Nhưng con gái tui phản đối quyết liệt, nói "tau về tau mách mẹ tau" và bỏ chạy. Nhưng nó chạy không thoát, bị hung thủ dùng đá đánh vào đầu, cố tình giết chết để "bịt miệng", vì sợ con tui còn sống, mọi người sẽ biết chuyện xấu xa. "Hồn" con tui lại "kể": "Hắn đánh con đến nhát thứ năm con mới chết". Nơi con bé ngã xuống thiệt mạng, cách địa điểm thi thể nó nằm 7 mét. Hung thủ sau khi đánh chết, đã bồng thi thể nạn nhân giấu ở rãnh đất, khuất sau lùm cỏ dại. Tên này đã cúi lạy, xin con gái tui tha thứ. Nhưng con tui "cho biết" không thể nào tha thứ được. Hung thủ không thể thoát vì hắn vẫn còn chiếc áo dính đầy máu vứt trong rừng. Con tui còn "nói", nó thấy mẹ chạy lui chạy tới tìm kiếm, ngang qua chỗ thi thể nó nằm. Nhưng nó cố tình "che mắt", không để tui nhìn thấy, vì sợ mẹ một mình chứng kiến con chết thảm, chịu không nổi cũng chết luôn", người mẹ bất hạnh nức nở.
Quả thật, lúc công an gọi nhiều người đến để điều tra, trong đó có hung thủ Trần Văn Bình (15 tuổi), nhưng Bình chối, không nhận. Bình chỉ bị bắt khi công an tìm được chiếc áo trắng dính đầy máu. Hung thủ khai ngày hôm đó gặp cô bé đi chăn bò, đã gạ gẫm làm trò "người lớn". Bị nạn nhân cự tuyệt, dọa về mách mẹ, đối tượng đã ra tay sát hại nạn nhân để "bịt đầu mối".
Chị Cúc đau khổ ôm chiếc khung có lồng hai tấm ảnh của con gái khi còn nhỏ: "Trong người tui mang bệnh sỏi thận và bệnh khớp, đã đi điều trị tại các bệnh viện Việt Nam Cu Ba và bệnh viện Trung ương Huế nhưng chưa khỏi. Mùa hè còn đỡ, chứ khi mùa đông đến, cái rét, cái giá của miền núi hành hạ các khớp xương. Bệnh, nhưng để nuôi con ăn học, tui làm lụng cật lực. Nhiều hôm về đến nhà đã 3h sáng, tui muốn ngã quỵ vì mệt mỏi thì Quyên thức dậy xoa bóp từng ngón tay, ngón chân cho mẹ đỡ đau đớn. Thấy con ngoan ngoãn, hiếu thảo lại học giỏi như vậy, cái mệt trong người tui bay đâu mất. Có điều, nhà nghèo quá, con còn không có quần áo mới để mặc, tui mô để ý đến việc cho cháu chụp ảnh. Ảnh này chụp lúc cháu còn nhỏ, bây giờ đành lấy làm ảnh thờ luôn".
Người mẹ bất hạnh vùi mặt trong những bàn tay gầy guộc, cố kìm tiếng nức nở: "Con tui cả đến lúc đi vào "cõi khác" rồi vẫn thương yêu, hiếu thảo với mẹ. Hôm làm lễ cầu hồn, tui có ý định dùng số tiền người thân lì xì trong dịp Tết còn để trong heo đất, may hai bộ đồ mới, "gửi" cho cháu nhưng Quyên không chịu, nhất quyết bắt tôi dùng số tiền đó mua thuốc chữa bệnh. Cuối cùng các dì của cháu góp tiền lại mua hai bộ quần áo mới để Quyên "mang theo", còn số tiền lì xì, đến nay vẫn để nguyên trong heo đất. Thương nhớ con, bưng một chén cháo lên, nước mắt tui lại chảy".
Mỗi lần nhìn chiếc xe đạp cũ kĩ, rệu rạo là phương tiện duy nhất của Quyên khi đi học cũng như khi đi chăn bò, dựng nơi góc nhà, lòng mẹ lại tan nát vì nhớ đến cảnh tượng thương tâm kinh hoàng ngày định mệnh đó và vì con bị tước đoạt mạng sống, không còn trên cõi đời này nữa.
Người chết thiệt mạng, người sống "sống dở chết dở"
Từ nhà chị Cúc ra nghĩa địa, nơi chôn cất thi thể con gái không bao xa, nhưng người mẹ không thể nào đủ sức đi qua chặng đường ngắn ngủi, thắp lên mộ con nén hương. Anh Lê Văn Kỳ (anh ruột chị Cúc, cậu ruột cháu Quyên) ngậm ngùi: "Từ khi con bé bị giết, chết thảm, em gái tui đau đớn quá, sút mất 10kg. Sức khỏe em gái tui vốn đã không tốt, nhiều bệnh tật, nay lại thêm một cú sốc quá lớn, nên kiệt quệ cả thể chất lẫn tinh thần. Gia đình tui có tất cả mười anh chị em, hoàn cảnh ai cũng còn khó khăn, nhưng vẫn cắt cử mỗi ngày hai người thay nhau túc trực, chăm sóc lo cơm cháo cho Cúc và hương khói cho cháu. Vừa động viên tinh thần, vừa giúp đỡ công việc, nhưng quan trọng hơn là phải theo sát, không để Cúc vì quá quẫn trước cái chết thương tâm của con mà làm điều dại dột. Bởi vì trước đó, chỉ sơ sểnh một chút, gia đình không tìm thấy em gái tui đâu cả. Cả nhà hoảng hồn, nháo nhác đi tìm, mới phát hiện em ra ngồi thất thần bên mộ cháu Quyên. Thấy người nhà ra, Cúc lẩn trốn, không muốn gặp. Từ đó chúng tôi không dám rời Cúc nửa bước".
Trước ngôi mộ nhỏ mới xây, khói hương phảng phất quanh dĩa trái cây và bình hoa tươi, khiến không gian nghĩa địa bớt đi phần nào hoang lạnh. Anh Kỳ kể: "Đám tang cháu Quyên là một đám tang "lịch sử" trong vùng. Người dân ở các thôn lân cận khi hay tin, mặc dù không quen biết, nhưng thương cảm đứa trẻ giỏi giang, chăm chỉ, hiếu thảo lại chết oan khuất, đến thắp cho cháu nén hương, đưa tiễn một đoạn đường, để vong hồn cháu phần nào được an ủi". Chỉ những thanh củi lớn vẫn âm ỉ cháy phía trước mộ, anh Kỳ giải thích: "Theo tục lệ ở địa phương, sau khi chôn cất người thân, người ta đốt lửa trong ba ngày, để linh hồn người đã khuất bớt lạnh lẽo. Nhưng thương cháu Quyên còn quá nhỏ, lại thiệt mạng oan ức, nên suốt 49 ngày qua, hôm nào gia đình chúng tôi cũng đốt lửa, mong sưởi ấm vong hồn cháu. Chúng tôi tin rằng, sau khi gia đình làm lễ gọi hồn, linh hồn cháu đã về được nhà mình. Có lẽ vì vậy mà mẹ cháu bớt nóng ruột, phần nào an lòng. Có điều..."... Anh Kỳ bỏ dở câu nói, cúi mặt dường như để giấu những giọt nước mắt hiếm hoi của đàn ông.
Lúc anh dẫn chúng tôi đến nơi tìm được thi thể đứa cháu, nhìn cái dáng lầm lũi ngồi thụp xuống rãnh đất sau lùm cỏ dại, chúng tôi mới hiểu hết những giọt nước mắt đặc quánh, loang lổ gương mặt khắc khổ vì đau. "Hôm đó thấy cháu chăn đôi bò trên đồi, sợ cháu là con gái, ở một mình nơi vắng vẻ như vậy, dễ bị vương "ma quỷ", tui đã định gọi cháu về. Nhưng nghĩ mình lo những điều không đâu, nên thôi. Quỷ ma đâu chẳng thấy, cuối cùng cháu bị làm hại bởi con người có hành vi độc ác. Lúc tìm được thi thể cháu, hai bên túi chiếc áo khoác vẫn còn nguyên hai bó rau má, cháu hái cho tui. Thương quá. Nhìn mấy bó rau, gia đình tui càng đau đớn, trớ trêu. Trước khi đem bỏ số rau kia, tui khấn vong hồn cháu, coi như người cậu này đã nhận tấm lòng thơm thảo của cháu".
Nỗi lòng cha mẹ nghi can trẻ tuổi
Không tang tóc, nhưng ngôi nhà của Trần Văn Bình (nghi can của vụ án) cũng ảm đạm, lạnh lẽo. Trưa trật trưa trờ, nhưng cha của Bình vẫn chưa về. Chỉ có người mẹ hình hài, mặt mũi cũng gầy gò, khắc khổ; đang lui cui trong nhà. Tuy nhiên, bếp nước vẫn lạnh tanh. Dường như người phụ nữ này cũng thất thần, không biết nên làm việc gì. Nếu mẹ người bị hại luôn chìm trong nước mắt nghẹn ngào thì nước mắt mẹ hung thủ như chảy ngược hết vào trong. Bởi chị đang đau nỗi đau con mình gây ra tội ác khó lòng dung thứ, cũng "gánh" luôn nỗi đau lòng mẹ có con bị bắt, sắp sửa đối mặt với phán quyết nghiêm khắc của pháp luật.
"Hôm xảy ra chuyện, chồng tui đi làm về mệt vô nằm trong giường. Nghe loa của thôn phát thông tin tìm bé Quyên, tui nói với chồng. Chồng tui liền cùng mọi người tham gia đi tìm cháu. Vợ chồng tui nào có ngờ kẻ gây ra cái chết cho cháu Quyên lại là con trai mình. Từ hôm cháu Quyên mất đến giờ, vợ chồng tui qua lại hương khói, phúng viếng 20 triệu đồng, để lo đám tang. Con tui gây ra cái chết thảm thương cho con chị Cúc, nhà chị Cúc đau khổ đã đành. Gia đình tui cũng đau khổ, đứt gan đứt ruột có kém gì đâu. Từ ngày con bị bắt, vợ chồng tui bủn rủn chân tay, hoang mang tâm trí, không ăn, không ngủ được. Cả nhà nấu một lon gạo ăn cả ngày không hết. Công việc đồng áng cũng đành phải nhờ anh em bà con đến làm giúp", chị kể.
Ôm đứa con gái út còn nhỏ vào lòng, như đang cố tìm một điểm nương tựa tinh thần, đôi mắt chị đỏ hoe, lo lắng cho đứa con trai vướng vào vòng lao lý khi tuổi đời mới 15, còn quá non dại: "Mấy năm trước, hắn bị động kinh, tâm thần không được bình thường. Hắn được hưởng chế độ 270 nghìn đồng/tháng". Hỏi con trai được nhận chế độ đó, chị có giấy tờ sổ sách gì không, người mẹ này cho biết sổ sách đã bị thu lại. Không biết đó có phải là "lời bào chữa" cho hành vi tội ác mà con trai gây ra, nhưng có lẽ ai cũng hiểu cho tấm lòng người mẹ cũng đáng thương này. "Tui không biết hôm nay cúng 49 ngày cho cháu Quyên. Bây giờ biết rồi, đợi lát nữa chồng tui đi làm về, chồng tui qua thắp nén hương", mẹ Bình ủ rủ.
Có những vết thương lòng sẽ dịu lại nhờ "phương thuốc" thời gian nhưng cũng có không ít nỗi đau, ám ảnh sẽ đeo đẳng người ta mãi đến hết cuộc đời. Như cái chết tức tưởi của cô bé vừa đang tuổi ăn tuổi lớn. Nỗi đau đối với người "ở lại" là không gì có thể đo đếm, bù đắp được. Mẹ Quyên dở sống dở chết, thật thương tâm. Còn hung thủ tuổi đời rất trẻ, chắc chắn cũng phải lãnh bản án nghiêm khắc của luật pháp, của lương tâm...
Theo Xahoi
Ly kỳ linh hồn bé gái chăn bò tố cáo kẻ thủ ác Nhá nhem tối mà đứa con gái 12 tuổi đi chăn bò vẫn chưa về. Ven rừng vắng, người mẹ đi tìm mơ hồ thấy một bóng đen bảng lảng trước mặt rồi tan biến vào bóng tối. Di ảnh cô bé chăn bò tố cáo kẻ ác Ngày 29/3/2014, các cậu, dì ruột của bé gái ngậm ngùi chuẩn bị bữa cúng...