Bị Nhật chặn, máy bay Trung Quốc thoái lui
Nhật Bản hôm qua (26/8) đã buộc phải ra lệnh cho các máy bay chiến đấu thiện chiến của nước này đi chặn đầu một chiếc máy bay quân sự của chính phủ Trung Quốc khi nó đang trên đường bay tới quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông. Thông tin này đã được xác nhận bởi Bộ Quốc phòng Nhật Bản.
Ảnh minh họa
Theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản, một chiếc máy bay Y-12 của Trung Quốc đã bay lượn ở khu vực cách không phận trên quần đảo Senkaku đang nằm trong sự quản lý của Tokyo khoảng 100km. Đây là quần đảo mà Bắc Kinh cũng đang đòi chủ quyền và đang tìm cách giành quyền kiểm soát từ tay chính phủ Nhật Bản.
Ngay sau khi phát hiện ra chiếc máy bay quân sự của chính phủ Trung Quốc đang bay theo hướng đông nam từ phía bắc biển Hoa Đông, Nhật Bản đã nhanh chóng ra lệnh cho các phi cơ chiến đấu của mình cất cánh khẩn cấp để đi chặn máy bay Trung Quốc.
Khi ở khoảng cách 100km so với không phận Nhật Bản, chiếc máy bay Y-12 của Cục Hải dương Nhà nước Trung Quốc đã quay đầu, hướng về phía bắc và bay trở lại đại lục Trung Quốc. Máy bay Y-12 đã không xâm nhập vào không phận vùng biển tranh chấp sau khi những chiếc chiến đấu cơ của Nhật Bản cất cánh trên bầu trời, các quan chức quốc phòng Nhật Bản cho biết nhưng từ chối không cung cấp thêm thông tin chi tiết.
Đây là lần đầu tiên Bộ Quốc phòng Nhật Bản thông báo về việc máy bay quân sự Trung Quốc tìm cách tiếp cận không phận của họ kể từ hồi tháng 2 đến giờ.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản thường xuyên được đặt trong tình trạng cảnh giác cao độ trước các hoạt động của Trung Quốc ở khu vực lãnh hải và không phận xung quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Hồi tháng 12 năm ngoái, một chiếc máy bay tương tự của Cục Hải dương Nhà nước Trung Quốc cũng từng xâm phạm không phận ở khu vực quần đảo tranh chấp, khiến Nhật Bản phải phái máy bay chiến đấu F-15 đi đối phó. Đây cũng chính là vụ xâm nhập đầu tiên của máy bay Trung Quốc vào không phận Nhật Bản, chính phủ Nhật Bản cho biết trong thời điểm đó.
Vụ việc ngày hôm qua diễn ra sau khi 4 tàu của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Trung Quốc hướng về vùng tiếp giáp lãnh hải xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản cho hay.
Nhật Bản và Trung Quốc đang tranh chấp quyết liệt một quần đảo ở biển Hoa Đông mà Tokyo gọi là Senkaku còn Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư. Nhật Bản đang kiểm soát quần đảo này nhưng Trung Quốc đang tìm cách phá vỡ thế nguyên trạng ở đây. Dãy đảo nhỏ chưa có người sinh sống ở biển Hoa Đông đang nằm trong tranh chấp này được cho là chứa đựng nguồn cá dồi dào và trữ lượng dầu khí lớn.
Video đang HOT
Quan hệ giữa nền kinh tế lới thứ hai và thứ ba thế giới đang xấu đi nghiêm trọng kể từ khi Tokyo quyết định mua lại 3 trong số 5 hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hồi tháng 9 năm ngoái từ tay một người chủ sở hữu tư nhân. Kể từ đó, tàu thuyền và sau đó là máy bay Trung Quốc thường xuyên xâm nhập vào vùng lãnh hải và không phận xung quanh quần đảo tranh chấp, quấy nhiễu tàu thuyền Nhật Bản, gây ra nhiều cuộc đối đầu nguy hiểm.
Tokyo quyết liệt đối đầu với Bắc Kinh
Trong cuộc tranh chấp ở biển Hoa Đông, Nhật Bản đã quyết liệt đối đầu với Trung Quốc, nhất quyết không chịu nhượng bộ dù chỉ một bước. Sự cứng rắn của cả hai nước đã khiến cuộc tranh chấp ở biển Hoa Đông trở nên nóng bỏng nhất, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xung đột nhất trong khu vực.
Trong một động thái thể hiện sự cứng rắn không khoan nhượng của Nhật Bản trước Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng nước này – ông Itsunori onodera hôm qua đã tuyên bố, Nhật Bản có thể là lực lượng tham gia chính nếu có bất kỳ cuộc xung đột nào xảy ra ở Châu Á.
Cuộc khủng hoảng mà Nhật Bản đang đối mặt có thể dẫn tới tình huống mà nước này phải tham gia như một người chơi chính trong một cuộc xung đột. Vì thế, Nhật Bản cần có khả năng phòng vệ tốt để bảo vệ đất nước, Bộ trưởng onodera phát biểu tại một cuộc hội thảo ở thủ đô Tokyo. Để xây dựng năng lực phòng vệ đủ mạnh, Nhật Bản cần phải trang bị thêm thiết bị quân sự, máy bay, các hệ thống phòng thủ cũng như việc bảo vệ hệ thống mạng của mình, ông onodera nói thêm.
Cũng theo Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, Tokyo cần phải lo ngại về sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông và biển Hoa Đông.
“Trung Quốc đang ngày càng tiến sâu hơn vào các vùng biển. Khi chưa sở hữu năng lực mạnh về quân sự, Trung Quốc nỗ lực thúc đẩy hợp tác kinh tế và đối thoại, gạt các tranh chấp lãnh thổ sang một bên. Nhưng khi nhìn thấy cơ hội, Trung Quốc thẳng thừng tiến lên. Đây là điều đang xảy ra và chúng ta nên rút ra bài học từ chuyện này”, Bộ trưởng onodera cho biết.
Ông onodera đang chuẩn bị tham dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng bắt đầu khai mạc vào ngày mai (28/8) ở thủ đô Brunei. Cuộc họp này sẽ thu hút sự tham gia của các Bộ trưởng Quốc phòng từ 10 nước thành viên ASEAN cùng 8 nước khác gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Nga, Ấn Độ, Australia và New Zealand.
Bộ trưởng onodera cho biết, ông sẽ “giải thích lại lập trường của Nhật Bản với các đối tác Châu Á” và rằng động cơ của Tokyo hoàn toàn là vì mục tiêu phòng thủ.
Thủ tướng Shinzo Abe trong năm nay đã tăng chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản. Đây là lần đầu tiên trong vòng một thập kỷ, Nhật Bản làm điều này. Nguyên nhân được cho là xuất phát từ cuộc tranh chấp với Trung Quốc ở biển Hoa Đông.
Theo_VnMedia
Phương Tây "tung hỏa mù" lấy cớ tấn công Syria?
Những thông tin gần đây về việc vũ khí hóa học được sử dụng trong các cuộc tấn công bên ngoài thủ đô Damascus của Syria đã dấy lên những nghi vấn về việc liệu nó có châm ngòi cho một động thái can thiệp quân sự của nước ngòai nhằm vào Syria hay phá hủy những nỗ lực giải quyết khủng hoảng ở quốc gia này thông qua con đường chính trị ngoại giao hay không?
Hôm thứ Tư vừa qua (21/8), các nhà hoạt động ủng hộ phe nổi dậy đã lên tiếng cáo buộc binh lính của chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học để tấn công các khu vực do phe nổi dậy kiểm soát ở vùng ngoại ô thủ đô Damascus, đăng tải hàng loạt bức ảnh và đoạn băng ghi lại cảnh hàng nghìn nạn nhân trong đó có cả trẻ em và phụ nữ nằm la liệt khắp nơi.
Hàng nghìn người thiệt mạng trong vụ tấn công bằng vũ khí hóa học tuần qua ở Syria
Tuy nhiên, chính phủ Syria đã một mực bác bỏ những cáo buộc trên, cho rằng đó là một cuộc chiến truyền thông "nhơ bẩn" nhằm vào Syria.
Theo thống kê của Liên minh Quốc gia thuộc phe nổi dậy Syria, ít nhất 1193 người đã thiệt mạng trong vụ tấn công trên.
Hiện phái đoàn chuyên gia của Liên Hợp Quốc đã có mặt tại Syria để điều tra việc sử dụng vũ khí hóa học trong các cuộc xung đột theo đề nghị của chính phủ nước này. Chính phủ Damascus cáo buộc lực lượng nổi dậy được phương Tây hậu thuẫn đã sử dụng loại khí độc sarin trong một cuộc tấn công trước đó tại thị trấn miền bắc Khan al-Asal.
Vụ việc trên gây ra sự phẫn nộ không nhỏ trong cộng đồng quốc tế, buộc Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc phải "sắn tay làm rõ sự tình" và nguy cơ của một sự can thiệp bằng "vũ lực" vào Syria là có thực nếu thực sự cáo buộc chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học được chứng minh là sự thật.
Ngoại trưởng Pháp - ông Laurent Fabius hôm thứ Năm (22/8) cho biết: "Sẽ có những phản ứng bằng vũ lực đối với Syria từ cộng đồng quốc tế nếu sự thực được phơi bày".
Các cường quốc phương Tây mà chủ yếu là Mỹ trước đó cũng từng cảnh báo rằng, bất cứ dấu hiệu nào cho thấy vũ khí hóa học được sử dụng trong các cuộc xung đột ở Syria sẽ đều là "lằn ranh đỏ" có thể châm ngòi cho những phản ứng hết sức gắt gao.
Cho tới nay, phương Tây vẫn chưa bày tỏ nhiều "ham muốn" trong việc can thiệp quân sự vào Syria.
Tung "hỏa mù" để tấn công Syria?
Một số nhà phân tích địa phương tin rằng các cường quốc phương Tây đang ủng hộ phe nổi dậy có vũ trang ở Syria đang theo đuổi chiến thuật "chiến tranh mềm" - đó là cung cấp phương tiện cho phe nổi dậy ở Syria để phá hủy đất nước từ "trong ra ngoài" mà không cần phải "động tay động chân" bằng việc sa lầy vào một cuộc chiến khu vực.
Họ cho rằng, bình luận của phía Pháp chỉ đơn thuần là "tung hỏa mù" để truyền thông có cái mà bàn luận và nâng cao nhuệ khí của phe nổi dậy trên chiến trường.
Ông Anis Naqqash, một nhà phân tích chính trị nổi tiếng của Li-băng mô tả cáo buộc của phe nổi dậy như một "cơn gió truyền thông mạnh", nói rằng những cáo buộc đó là phi lý.
"Thật phi lô-gic khi bên kêu gọi Liên Hợp Quốc tới điều tra việc phe nổi dậy sử dụng vũ khí hóa học lại sử dụng chính loại vũ khí đó", ông Naqqash nói với Đài truyền hình tiếng Ả-Rập Al-Mayadeen.
Cũng theo ông này, phe nổi dậy đã tổ chức tấn công thị trấn Khan al-Asal ngay trước khi một phái đoàn điều tra của Liên Hợp Quốc đến Syria để "phi tang chứng cứ" của việc sử dụng vũ khí hóa học. Ông cũng thêm rằng, một bác sỹ, người chạy chữa cho các bệnh nhân của vụ tấn công ở thị trấn Khan al-Asal cũng đã bị bắt cóc để "bịt đầu mối".
Theo nhận định của ông, những thông tin về vụ tấn công hôm thứ Tư (21/8) ở ngoại ô thủ đô Damascus được đưa ra chỉ nhằm mục đích "đánh lạc hướng sự chú ý" của phái đoàn điều tra khỏi vụ Khan al-Asal và để giúp phe nổi dậy tránh khỏi những cáo buộc trực tiếp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cũng như "mua chuộc" được sự cảm thông của dư luận.
Trong khi đó, ông Turki Hasan, một chuyên gia chính trị của Syria lại nói với hãng tin Tân Hoa Xã rằng: "Phe nổi dậy và các quốc gia trong khu vực, chủ yếu là các quốc gia Vùng Vịnh đã kêu gọi một động thái can thiệp quân sự của nước ngoài vào Syria kể từ những ngày đầu khi xung đột mới bùng nổ nhưng mong muốn của họ đến nay vẫn chưa thành hiện thực".
Theo ông này, hiện đang tồn tại hai phái: một là những quốc gia muốn nhưng không có khả năng can thiệp quân sự vào Syria như các quốc gia Vùng Vịnh, Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan, hai là các quốc gia có khả năng nhưng lại không muốn can thiệp như Mỹ và NATO.
"Mỹ không muốn can thiệp...bởi vì can thiệp quân sự vào Syria sẽ gây họa cho Mỹ", ông nói, viện dẫn bình luận mà Tướng Martin Dempsey - Tổng Tư lệnh Quân đội Mỹ đưa ra trong một bức thư gửi lên Quốc Hội, bác bỏ mọi yêu cầu cho một cuộc tấn công của Mỹ nhằm vào Syria.
Ông Dempsey cho biết, quân đội Mỹ có khả năng hạ gục không lực của chính phủ Syria cũng như thay đổi thế cân bằng của cuộc chiến về phía phe nổi dậy nhưng điều đó sẽ khiến Washington càng lấn sâu thêm vào một cuộc chiến khác ở thế giới Ả-Rập.
Theo_VnMedia
ASEAN đoàn kết trước Trung Quốc ở Biển Đông Các quốc gia Đông Nam Á hôm qua (14/8) đã cam kết phối hợp đoàn kết với nhau trong nỗ lực gây sức ép với Trung Quốc để cường quốc này chấp nhận tìm kiếm một bộ quy tắc ứng xử có tình ràng buộc ở Biển Đông nhằm quản lý các cuộc tranh chấp hàng hải đang nóng bỏng hiện nay. Ngoại...