Bị nhà trường ‘trả về’ vì con 3 tuổi không biết ăn cơm
Vì chiều con và luôn lo lắng về đường tiêu hóa của con nên đến tận năm 3 tuổi, chị Diệp mới cho con đi mẫu giáo. Chị không ngờ đến lớp được vài buổi nhà trường đành “trả về” vì cậu bé không biết ăn cơm, nhà trường cũng không thể dành riêng cho con chị một khẩu phần riêng vì bé đã ở lớp 3 tuổi.
Chị Diệp mang con đi gửi ở nhà trẻ tư nhân nhưng ở đây cũng không dám nhận vì con chị 3 tuổi chỉ biết tu bình sữa (thay vì uống cốc như những bạn khác) và chỉ ăn cháo (thay vì ăn cơm).
Hóa ra, vì cưng chiều con cho nên chị đã không luyện cho con ăn cơm mà cứ cho ăn cháo, lại còn phải bón từng thìa. Chị Diệp biết mình đã sai lầm khi chiều con quá mức nhưng bây giờ, con đã lên 3 mà luyện cho ăn cơm thì vô cùng khó khăn. Chỉ mới thử một ngày mà cậu bé đã nôn, trớ, khóc lóc khiến chị Diệp đành “bó tay”, lại cho con ăn cháo như cũ.
Ảnh minh họa
Chị Diệp không biết nếu con chậm ăn cơm thì có đảm bảo về dinh dưỡng không và để luyện cho con ăn cơm thì phải làm thế nào?
PGS. TS. Hoàng Thị Thanh – Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM, trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam – phải “chào thua” trước sự chiều con quá mức của chị Diệp. Theo TS. Thanh, việc cho con ăn thế này sẽ có ảnh hưởng không tốt đến dinh dưỡng của trẻ em. Không phải ngẫu nhiên mà người ta khuyến nghị là ở độ tuổi nào thì nên ăn loại thức ăn đó. Nếu trẻ đến tuổi ăn cơm mà vẫn tiếp tục cho trẻ ăn cháo sẽ không đảm bảo nhu cầu năng lượng, các chất dinh dưỡng thiết yếu và làm cản trở quá trình phát triển tự nhiên của trẻ (phản xạ nhai, nuốt).
Video đang HOT
Chính vì thế, việc tập luyện phản xạ cho trẻ cực kỳ quan trọng. Trong trường hợp này, mẹ nên dành nhiều thời gian hơn trong việc luyện phản xạ ăn cơm cho trẻ, đặc biệt là không nên nóng vội thay đột ngột. Tốt nhất là nên thay dần dần từ từ, cho trẻ ăn đồ ăn đặc dần và cứng dần, thay dần dần từng bữa một để trẻ không cảm thấy bị sốc khi thay đổi kiểu ăn.
Theo phunuvietnam.vn
Trẻ sinh non ở tuần thứ 36: Cha mẹ nên chăm sóc như thế nào?
Trẻ chào đời sớm hơn dự kiến sẽ kéo theo nhiều mối lo lắng cho các bậc phụ huynh. Cha mẹ đừng quên đọc bài viết này để nắm được cách chăm sóc một em bé sinh non 36 tuần.
Thai nhi 36 tuần phát triển như thế nào?
Sau 35 tuần tăng trưởng, trẻ sinh ở tuần 36 sẽ có trọng lượng trung bình khoảng từ 2,5 đến 3 kg và chiều dài khoảng 44 đến 49 cm. Trên đầu trẻ là một lớp tóc tơ dày với chiều dài từ 1,5 đến 4 cm. Màu tóc lúc này của trẻ vẫn còn nhạt hơn so với tóc người lớn.
Thai nhi 36 tuần tuổi thường có ngôi thuận - Ảnh minh họa: Internet
Đa số trẻ sinh non 36 tuần có phổi hoàn thiện, hệ thống tuần hoàn và khả năng miễn dịch của trẻ đang ở giai đoạn khá tốt, chỉ có hệ tiêu hóa vẫn chưa hoàn thiện. Bộ não của trẻ lúc này phát triển nhanh chóng.
Trẻ giai đoạn này thường có ngôi thuận, vị trí hạ thấp trong bụng mẹ để chuẩn bị ra đời.
Cách chăm sóc trẻ sinh non ở tuần thứ 36
Chăm sóc trẻ sinh non có thể khác một chút so với việc chăm sóc em bé khỏe mạnh, đủ tháng. Do đó, cha mẹ cần ghi nhớ những điều dưới đây:
Da kề da: Ngoài các biện pháp y tế để đảm bảo tiếp tục hỗ trợ sức khỏe của trẻ, việc tạo ra mối liên hệ chặt chẽ giữa 2 mẹ con là điều cần thiết. Tiếp xúc da kề da càng nhiều càng tốt, trẻ sẽ cảm nhận được sự hiện diện của mẹ và thích sự ấm áp mà mẹ mang lại cho chúng.
Cho con bú: Điều này sẽ giúp trẻ được tăng thêm khả năng miễn dịch vì sữa mẹ cung cấp cho trẻ các kháng thể cần thiết. Trẻ nên bú sữa từ 10 - 12 lần/ngày. Theo đó, lượng sữa mỗi ngày cho trẻ sinh non như sau:
Ngày đầu sau sinh: 50 ml sữa/ kg cân nặng của trẻ.
Từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 6: Tăng mỗi ngày thêm 70ml/ kg cân nặng của trẻ.
Từ ngày thứ bảy trở đi: 170 ml sữa/ kg cân nặng của trẻ.
Da kề da và cho con bú là những cách mẹ cần biết khi chăm sóc trẻ sinh non - Ảnh minh họa: Internet
Nhiệt độ phòng: Để giữ thân nhiệt của trẻ ở mức ổn định là 36, 5 - 37 độ C, người nhà cần chú ý theo dõi và điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp theo các quy tắc: Với trẻ dưới 1,5kg thi nhiêt đô phong phai được đảm bảo từ 33 - 35 độ C.
Tre nặng 1,5 - 2kg thi nhiệt độ phòng phù hợp là từ 30 - 32 độ C. Trẻ từ 2 đến 2,5kg thì cần giữ nhiệt độ phòng từ 27 - 28 độ C.
Một tin vui cho các bậc phụ huynh là tỷ lệ sống của trẻ sinh non ở tuần thứ 36 khá cao, dao động từ 98 đến 99%. Được bế em bé của mình trên tay là một cảm giác tuyệt vời, ngay cả khi trẻ ra đời sớm hơn dự kiến.
Theo phunusuckhoe
Ứng dụng hệ thống kỹ thuật cao chẩn đoán, điều trị bệnh truyền nhiễm Hệ thống máy hiện đại này với chất lượng hình ảnh tốt có thể chụp và người bệnh không bị nhiễm tia X, giúp phát hiện rất sớm bệnh lý về thần kinh, gan mật, bệnh lý hệ thống tiêu hóa... Hệ thống máy móc hiện đại vừa được Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đưa vào hoạt động. (Ảnh: PV/Vietnam )...