Bỉ ngừng hoạt động lò phản ứng nhân đầu tiên bất chấp khủng hoảng năng lượng ở châu Âu
Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra, Bỉ vẫn quyết định ngừng hoạt động một lò phản ứng hạt nhân.
Bỉ quyết định ngừng hoạt động lò phản ứng nhân đầu tiên. Ảnh: EPA
Trang tin châu Âu EURACTIV.com dẫn lời Peter Moens, Giám đốc Nhà máy Điện hạt nhân Doel, cho biết theo luật của Bỉ về loại bỏ hạt nhân, một lò phản ứng thuộc nhà máy điện hạt nhân Doel sẽ ngừng hoạt động sau 40 năm đưa vào khai thác.
Vào những năm 1960, Bỉ đã chọn năng lượng hạt nhân để sản xuất một phần điện năng do không còn khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về năng lượng chỉ bằng nhiên liệu hóa thạch. Do đó, bốn lò phản ứng hạt nhân đã được xây dựng ở Doel và 3 lò ở Tihange. Hai nhà máy điện này đại diện cho 50% lượng điện tiêu thụ hàng năm của Bỉ, tương đương 42 tỷ kWh.
Lò phản ứng Doel 1 bắt đầu hoạt động vào đầu năm 1975 và cuối năm đó là Doel 2. Doel 3 được khởi động vào năm 1982, trong khi Doel 4 được hoàn thành vào giữa năm 1985.
Video đang HOT
Ngày 23/9, Doel 3 sẽ bị ngắt khỏi lưới điện của Bỉ. Đây là lần đầu tiên một lò phản ứng ngừng hoạt động ở Bỉ và diễn ra trong bối cảnh giá năng lượng đang tăng vọt và trước một mùa Đông khó khăn.
Ông Moens nói: “Chúng tôi đã chuẩn bị cho việc này trong 4 năm”.
Doel 1 và 2, những nơi được cho là sẽ ngừng hoạt động trước đó, nhưng được kéo dài thêm 10 năm và hiện dự kiến đóng cửa vào năm 2025.
Bỉ đã đồng ý kéo dài hoạt động của Doel 4 thêm 10 năm sau khi nó dự kiến đóng cửa vào năm 2025.
Trước cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay, đã có các cuộc thảo luận trong Chính phủ Bỉ để hoãn việc chuẩn bị cho việc tháo dỡ Doel 3 nhằm sẵn sàng khởi động lại nó nếu cần thiết.
Tuần trước, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Bỉ Annelies Verlinden đã yêu cầu FANC (Cơ quan Liên bang về Kiểm soát Hạt nhân) báo cáo về khả năng hoãn các hoạt động tháo dỡ, nhằm theo gương của Đức, nước đã quyết định giữ lại hai nhà máy điện hạt nhân lớn để đảm bảo nguồn cung năng lượng cho đến mùa Xuân năm sau.
Về lý thuyết, một sự trì hoãn là có thể. Khi Doel 3 bị ngắt kết nối với lưới điện, giai đoạn tháo dỡ sẽ diễn ra sau khoảng thời gian từ 5 đến 6 năm để các phần tử nhiên liệu được làm mát và cơ sở hạ tầng được khử nhiễm để loại bỏ tất cả các hạt phóng xạ.
Ông Moens giải thích: “Không có hoạt động nào về mặt kỹ thuật không thể đảo ngược diễn ra trong giai đoạn 5 – 6 năm này”.
Tuy nhiên, việc trì hoãn hoặc đảo ngược quy trình đã được chuẩn bị trong 4 năm sẽ là “không khôn ngoan và cũng không nên” vì các lý do kỹ thuật cũng như tổ chức, ông Moens lưu ý. Ví dụ, việc đặt hàng nhiên liệu sẽ mất 36 tháng và đào tạo người vận hành để vận hành Doel sẽ mất ba năm.
Trước đó hôm 22/9, Bộ trưởng Năng lượng Bỉ Tinne van der Straeten bảo vệ việc đóng cửa lò phản ứng, nói rằng công suất sản xuất sẽ vẫn đủ.
Sẵn sàng giải pháp thay thế khí đốt Nga, Đức khẳng định quyết tâm vượt qua khủng hoảng
Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày 10/9 khẳng định nước này sẽ vượt qua cuộc khủng hoảng năng lượng.
Cơ sở nhận và chuyển khí đốt thuộc dự án Dòng chảy phương Bắc 1 ở Lubmin, Đức ngày 30/8/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, trong một thông điệp ngắn gửi tới người dân Đức, Thủ tướng Scholzs nêu rõ Đức đã chuẩn bị các giải pháp thay thế cho khí đốt của Nga, như xây dựng các cơ sở tiếp nhận khí hóa lỏng (LNG) ở bờ biển phía Bắc nước Đức để nhập khẩu khí lỏng; tích cực triển khai các biện pháp tiết kiệm khí đốt; kéo dài hoạt động của các nhà máy điện than; nghiên cứu kéo dài hoạt động của các nhà máy điện hạt nhân còn lại nếu cần thiết; cung cấp các gói hỗ trợ toàn diện cho người dân và doanh nghiệp.
Thủ tướng Scholz kêu gọi người dân cùng chung tay để vượt qua khủng hoảng, đồng thời khẳng định nước Đức sẽ vượt qua cuộc khủng hoảng năng lượng.
Theo thông báo của Bộ Kinh tế và Bảo vệ khí hậu Đức, các cơ sở lưu trữ khí đốt của nước này hiện đã được lấp đầy khoảng 87%, đồng thời mỗi ngày khối lượng dự trữ tăng thêm khoảng 0,5%. Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Bảo vệ khí hậu Đức khẳng định nước này sẽ đạt mục tiêu dự trữ 95% vào ngày 1/11 tới.
Điện hạt nhân chờ trỗi dậy giữa khủng hoảng năng lượng toàn cầu Đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng chưa từng có, các chính phủ ở phương Tây đang cân nhắc lại quan điểm lâu nay về vai trò của sản xuất điện hạt nhân, tạo tiền đề để điện hạt nhân trở lại. Các tháp làm mát tại nhà máy điện hạt nhân Saint-Laurent-des-Eaux ở Saint-Laurent-Nouan, miền Trung Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN Theo trang...