Bị ngứa vào ban đêm, đi khám mới biết chỉ còn sống được 8 tháng
Ngứa ngáy cơ thể kèm vàng da, phân có màu sáng là triệu chứng cảnh báo ung thư tuyến tụy.
Nhiều bệnh ung thư khó phát hiện ở giai đoạn đầu nên người bệnh dễ bỏ lỡ thời kỳ vàng điều trị.
Một phụ nữ ở Mỹ thường xuyên tỉnh dậy lúc nửa đêm với cảm giác ngứa ngáy khắp người không chịu nổi. Không ngờ, khi đi khám, bà được chẩn đoán mắc ung thư tuyến tụy giai đoạn 4. Các bác sĩ ước tính rằng bà có thể chỉ còn sống được 8-11 tháng.
Theo đó, bà Barbara Green, ở Mỹ, bắt đầu có triệu chứng ngứa từ tháng 7/2022. Trước đó, bà không gặp vấn đề gì về sức khỏe và có lối sống năng động, thường xuyên đi du lịch khắp thế giới, tập yoga và đi bộ mỗi ngày. Cơn ngứa khiến bà cảm thấy khó chịu nhưng cho rằng chỉ là vấn đề về da liễu nên Barbara không quá lo lắng.
Tuy nhiên, tình trạng ngứa ngáy kéo dài suốt nhiều tháng, giống như hàng nghìn vết côn trùng cắn lan ra toàn cơ thể. Lo lắng, bà Barbara quyết định đi khám bác sĩ, mong được kê đơn một loại thuốc hoặc kem bôi để giảm tình trạng này. Tại cuộc hẹn khám, bà cũng báo cáo thêm triệu chứng nước tiểu sẫm màu và phân có màu sáng.
Bác sĩ chỉ định làm sinh thiết và phát hiện, men gan của bà Barbara cao đến mức nguy hiểm. Kết quả chụp CT vài ngày sau cho thấy một khối u trên tuyến tụy, đã ở giai đoạn 4, di căn đến mạc nối ở bụng. Do đó, bà Green không thể thực hiện phẫu thuật.
Thông thường, với những trường hợp như thế này, bệnh nhân sẽ tử vong trong vòng 8 đến 11 tháng sau khi được chẩn đoán.
Bà nhanh chóng làm hóa trị và may mắn đáp ứng tốt với thuốc. Khối u sau đó đã thu nhỏ đến mức gần như không thể nhìn thấy trên kết quả chụp quét.
Bà Green bắt đầu điều trị duy trì bằng thuốc uống, thay vì truyền hóa chất. Đã 15 tháng kể từ khi bà được thông báo sẽ còn sống dưới một năm nữa. Sau những cuộc hẹn không ngừng nghỉ với bác sĩ, bà chú ý hơn đến việc kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Ung thư tuyến tụy được mệnh danh là “sát thủ thầm lặng” do triệu chứng ban đầu không rõ ràng và khó phát hiện.
Video đang HOT
Ảnh minh họa.
Ngoài ngứa, bà Green trước đó chưa từng có cảm giác đau đớn hay bất thường, đủ để phát hiện bệnh.
Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, ngứa có thể là triệu chứng của tình trạng khối u tuyến tụy chặn ống mật, gây tích tụ bilirubin. Đây là chất nâu sẫm sinh ra trong gan, giúp phân hủy chất béo, cuối cùng thải ra ngoài cơ thể theo phân.
Khi ống mật tắc nghẽn, bilirubin gây vàng da và làm ngứa ngáy cơ thể. Quá trình này cũng khiến nước tiểu có màu sẫm, phân màu nhạt.
Trong khi đó, theo thống kê của Viện Ung thư Quốc gia Mỹ (NCI), tỉ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư tuyến tụy sau 5 năm chỉ là 12,5%. Nếu tế bào ung thư di căn thì tỉ lệ sống sót sẽ trực tiếp giảm xuống còn 3%.
Tuy nhiên, NCI cũng chỉ ra rằng, mặc dù ung thư tuyến tụy khó chẩn đoán nhưng không thực sự không có triệu chứng, nhiều bệnh nhân thường có triệu chứng đau bụng, chán ăn, sụt cân, vàng da, nước tiểu sẫm màu, phân nhạt màu hoặc nổi, mệt mỏi, ngứa ngáy… Nếu các triệu chứng trên kéo dài, bạn có thể cân nhắc đến bệnh viện khám để tránh bỏ lỡ thời gian vàng điều trị.
Bên cạnh đó, mọi người cần cố gắng duy trì thói quen tập thể dục, tránh hút thuốc và uống rượu, tránh ăn quá nhiều cá và thịt cũng như ăn quá nhiều thịt đã qua chế biến, phát triển thói quen sinh hoạt tốt thì sẽ tránh xa, hạn chế được bệnh tật.
Theo các bác sĩ, nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tụy ở người thừa cân cao gấp 7 đến 10 lần so với người bình thường, những người nghiện thuốc lá và rượu cũng dễ bị viêm tụy mãn tính tiến triển thành ung thư tuyến tụy, cần phải đặc biệt chú ý.
Những mối nguy hiểm tiềm ẩn của đường với bệnh ung thư
Ăn đường có thể không chỉ là nguồn calo lành tính mà còn là tác nhân tiềm ẩn gây ra sự phát triển của bệnh ung thư.
Dưới đây là vai trò của đường trong ung thư, xem xét cách đường ảnh hưởng đến cơ thể, mối liên hệ của nó với nguy cơ bệnh ung thư và các chiến lược để giảm lượng đường tiêu thụ.
Đường có thể không chỉ là nguồn calo lành tính mà còn là tác nhân tiềm ẩn gây ra sự phát triển của bệnh ung thư. Ảnh: PHƯƠNG LÊ.
Mối liên hệ giữa đường và bệnh ung thư
Insulin và IGF-1: Lượng đường nạp vào cao có thể dẫn đến mức insulin cao và tăng sản xuất yếu tố tăng trưởng giống insulin (IGF-1). Cả insulin và IGF-1 đều thúc đẩy sự phát triển và tăng sinh tế bào, có thể góp phần vào sự phát triển của bệnh ung thư.
Mức insulin cao mãn tính, một tình trạng được gọi là tăng insulin máu, có liên quan đến nguy cơ mắc một số loại ung thư cao hơn, bao gồm bệnh ung thư vú, ung thư ruột kết và ung thư tuyến tụy.
Béo phì: Ăn nhiều đường là một yếu tố chính gây ra bệnh béo phì, một yếu tố nguy cơ đáng kể đối với bệnh ung thư. Béo phì dẫn đến tình trạng viêm mãn tính và mất cân bằng nội tiết tố, cả hai đều có thể thúc đẩy sự phát triển của bệnh ung thư. Mô mỡ (mỡ cơ thể) sản xuất estrogen và nồng độ estrogen cao có liên quan đến nguy cơ bệnh ung thư vú và nội mạc tử cung tăng cao.
Viêm mãn tính: Ăn nhiều đường có thể dẫn đến tình trạng viêm mãn tính, tạo ra môi trường thuận lợi cho bệnh ung thư. Các quá trình viêm có thể gây tổn thương DNA và thúc đẩy sự phát triển và sống sót của các tế bào đột biến, dẫn đến tiến triển bệnh ung thư.
Hội chứng chuyển hóa: Lượng đường nạp vào cơ thể cao thường là một thành phần của hội chứng chuyển hóa, một nhóm các tình trạng bao gồm kháng insulin, huyết áp cao, mức cholesterol bất thường và béo phì bụng. Hội chứng chuyển hóa làm tăng đáng kể nguy cơ mắc nhiều loại ung thư.
Một số nghiên cứu đã làm nổi bật mối liên hệ giữa đường và bệnh ung thư. Các nghiên cứu dịch tễ học đã chỉ ra mối tương quan giữa lượng đường tiêu thụ cao và nguy cơ ung thư tăng cao.
Nghiên cứu về tế bào ung thư trong môi trường phòng thí nghiệm đã chứng minh rằng tế bào ung thư tiêu thụ nhiều glucose hơn tế bào bình thường, một hiện tượng được gọi là hiệu ứng Warburg. Lượng glucose hấp thụ cao này hỗ trợ sự phát triển và phân chia tế bào nhanh chóng.
Một số thử nghiệm lâm sàng đã khám phá tác động của việc giảm lượng đường tiêu thụ đối với kết quả điều trị ung thư. Ví dụ, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chế độ ăn ketogenic, làm giảm đáng kể lượng carbohydrate tiêu thụ, có thể làm chậm sự phát triển của khối u ở một số loại ung thư.
Mẹo để giảm lượng đường tiêu thụ
Đọc nhãn: Đường thường ẩn trong thực phẩm chế biến dưới nhiều tên gọi khác nhau như xi-rô ngô có hàm lượng fructose cao, sucrose và dextrose.
Thực phẩm nguyên chất: Chế độ ăn giàu thực phẩm nguyên chất như rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, hạt và hạt giống. Những thực phẩm này tự nhiên có lượng đường thấp hơn và nhiều chất xơ, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu.
Hạn chế đồ uống có đường: Thay vì uống các loại nước hãy chọn nước lọc, trà thảo mộc hoặc đồ uống không chứa đường .
Đồ ăn nhẹ lành mạnh: Chọn đồ ăn nhẹ lành mạnh thay vì đồ ăn nhẹ và món tráng miệng có đường.
Ăn uống chánh niệm: Thực hành ăn uống chánh niệm bằng cách chú ý đến các dấu hiệu đói và no, tránh ăn uống theo cảm xúc, vì điều này có thể dẫn đến tiêu thụ quá nhiều đường.
Việc đưa ra những lựa chọn chế độ ăn uống sáng suốt là một bước quan trọng hướng tới lối sống lành mạnh hơn, chống lại bệnh ung thư.
Người mang nhóm máu O, A, B, AB có nguy cơ mắc bệnh gì? Nếu mang nhóm máu O, bạn sẽ có khả năng sống lâu hơn người mang nhóm máu khác, trong khi nguy cơ bị đông máu sẽ cao hơn nếu bạn mang nhóm máu AB. Hãy cùng tìm hiểu nhóm máu có thể ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe dưới đây. Suy giảm nhận thức Nghiên cứu trên tạp chí thần kinh...