Bị ngứa ở những nơi này nên đi khám ngay kẻo mắc ung thư mà không biết
Nếu thấy ngứa ở những bộ phận này kèm theo các biểu hiện bất thường bạn nên đi khám sớm vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm, trong đó có ung thư.
Cuối năm 2018, hệ thống Y tế Johns Hopkins tại Mỹ đã công bố một nghiên cứu, là kết quả của cuộc khảo sát trên 16.000 bệnh nhân trong 2 năm, cho thấy những người bị ngứa toàn thân có khả năng mắc ung thư cao hơn so với người bình thường. Nếu bỗng nhiên cảm thấy ngứa ngáy, bứt rứt khó chịu mà không tìm ra nguyên nhân thì đây có thể là triệu chứng ngầm cảnh báo ung thư. Đặc biệt, nếu bị ngứa ở những bộ phận dưới đây bạn nên chú ý theo dõi và đi khám càng sớm càng tốt.
Nếu thường xuyên gặp hiện tượng mắt mỏi, khô, kèm theo ngứa mắt không rõ lý do, rất có thể đây là một trong những triệu chứng của các bệnh về gan, bao gồm cả ung thư gan. Khi gan có vấn đề sẽ khiến quá trình đào thải độc tố bị ngưng trệ. Những chất độc ứ đọng trong cơ thể sẽ gây nên hiện tượng ngứa, nhức mỏi mắt. Ngoài ra người bệnh có thể bị đau mắt, ra nhiều gỉ mắt, dùng thuốc nhỏ mắt cũng không làm hết các triệu chứng này.
Ngứa mũi
Ngứa mũi có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư mũi. (Ảnh minh họa)
Tình trạng ngứa mũi có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như cảm lạnh do virus, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, polyp mũi, khô mũi… Tuy nhiên ngứa mũi cũng có thể do sự tăng trưởng những khối u trong mũi có thể là ung thư (ác tính) hoặc không ung thư (lành tính). Các triệu chứng có thể gặp phải của ung thư mũi bao gồm ngứa mũi, không ngửi được mùi, nghẹt mũi, lở loét bên trong mũi và thường xuyên bị nhiễm trùng xoang.
Ngứa cổ
Nếu thường xuyên thấy ngứa ngáy ở cổ thì bạn nên chú ý vì ở cổ có hệ thống giải độc và hệ bạch huyết. Khi bị ngứa có thể do tổn thương hệ bạch huyết. Bị ung thư hạch cũng có thể xuất hiện tình trạng ngứa trên cổ. Nếu bị ngứa cổ thường xuyên mà không tìm ra nguyên nhân, bạn nên kiểm tra kịp thời để xem liệu hệ thống bạch huyết có bị ảnh hưởng hay không. Nếu phát hiện bị ung thư hạch, bạn cần tiến hành điều trị kịp thời.
Ngứa lòng bàn chân, bàn tay
Hầu hết nguyên nhân ngứa lòng bàn chân, lòng bàn tay là do “nước ăn” chân hoặc mắc các bệnh về da. Tuy nhiên, lòng bàn tay, bàn chân bỗng dưng ngứa râm ran nhiều nơi, ngứa không xác định rõ vị trí, đi kèm với một vài dấu hiệu như vàng da vàng mắt, đau bụng âm ỉ, mệt mỏi, ăn kém, sụt cân, màu phân lạ … thì đây có thể là dấu hiệu của ung thư tuyến tụy.
Video đang HOT
Bỗng dưng lòng bàn chân, bàn tay cứ ngứa râm ran có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh ung thư tuyến tụy.
Bởi chỉ một khối u nhỏ ở tụy cũng có thể gây tắc nghẽn ống mật. Khi ống mật bị tắc, mật sẽ bắt đầu tích tụ trong cơ thể. Nếu có quá nhiều mật trong máu, nó bắt đầu tạo ra các hợp chất không thể phá vỡ được. Những hợp chất này tích tụ ở bàn tay và bàn chân khiến bạn cảm thấy lòng bàn tay, bàn chân bị ngứa ngáy. Ngoài ra tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh tiểu đường hoặc các bệnh về gan.
Ngứa toàn thân
Mới đây bệnh viện Bình Dân (TP.HCM) vừa tiếp nhận trường hợp nam bệnh nhân 60 tuổi bị ung thư đường mật với các triệu chứng như vàng da, vàng mắt nhưng không gây khó chịu. Mười ngày trước khi nhập viện, người này còn xuất hiện triệu chứng ngứa toàn thân, nước tiểu vàng sậm và đau bụng. Kết quả thăm khám cho thấy bệnh nhân bị giãn đường mật, u đường mật vùng ống gan và được chỉ định phẫu thuật. Nếu không điều trị ung thư đường mật, bệnh nhân có thể suy gan, di căn và tử vong chỉ trong vòng 3-6 tháng.
Do đó nếu bị ngứa toàn thân mà không phải do dị ứng, mắc các bệnh về da, tiểu đường, HIV, … thì bạn nên nhanh chóng đến khám bác sĩ và đăng ký sàng lọc ung thư.
Bên cạnh đó ngứa toàn thân còn là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường. Những rối loạn về nội tiết tố insulin và sự tăng nồng độ đường huyết trong máu bệnh nhân đái tháo đường dẫn tới những bất thường về chuyển hóa, mạch máu, thần kinh và miễn dịch.
Các cơ quan có thể bị tổn thương do đái tháo đường là tim mạch, thận, hệ thống thần kinh, mắt và da. Những biểu hiện ở da như ngứa toàn thân có thể giúp phát hiện bệnh tiểu đường trong khi bệnh tiểu đường cũng làm nặng hơn các bệnh lý ngoài da.
Ngứa ngực
Chị em cần đặc biệt lưu ý nếu bị ngứa rát vùng ngực.
Đối với chị em phụ nữ vùng ngực luôn là khu vực cần đặc biệt lưu ý vì nó phản ánh nhiều vấn đề về sức khỏe. Nếu thấy có tình trạng ngứa rát, sưng đỏ hay đóng vẩy ở ngực thì bạn không nên xem thường và cần đi khám ngay bởi đây có thể là dấu hiệu của bệnh viêm da, thậm chí là ung thư vú.
Ngứa vùng kín
Ngứa vùng kín có thể là biểu hiện giai đoạn đầu của các bệnh lý phụ khoa như viêm lộ tuyến, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm tắc vòi trứng,… nếu không phát hiện và điều trị kịp thời bệnh sẽ ngày càng nghiêm trọng, khó chữa trị gây những biến chứng khôn lường như ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo … và làm tăng nguy cơ vô sinh.
Với phụ nữ mang thai, việc mắc các bệnh viêm phụ khoa đặc biệt nguy hiểm vì nó làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi, dễ sinh non, sảy thai, sức đề kháng của trẻ sơ sinh sẽ yếu,… Nhất là khi sinh thường, các vi khuẩn, nấm ở vùng kín của người mẹ có thể lây sang thai nhi (vốn có hệ miễn dịch còn yếu) sẽ gây suy hô hấp, viêm da, viêm mạc miệng,…
Ngứa ở nốt ruồi
Nốt ruồi có biểu hiện ngứa có thể là dấu hiệu đáng báo động của ung thư da.
Nốt ruồi lớn dần, đổi màu, gây ngứa ngáy, khó chịu hoặc chảy máu là dấu hiệu đáng báo động của ung thư da. Bản chất của nốt ruồi là tổn thương tế bào sắc tố da. Những tế bào này có nguy cơ nhất định về ung thư hóa. Trong đó, nốt ruồi bẩm sinh kích thước lớn có nguy cơ tiến triển ung thư cao nhất, tỷ lệ 13%. Nốt ruồi ở một số vị trí như lòng bàn tay, bàn chân, vùng bán niêm mạc, trên đầu,… cũng được xem là nguy hiểm vì có thể tiến triển thành ung thư.
Dấu hiệu cảnh báo căn bệnh ung thư liên quan đến sự thay đổi của nốt ruồi bao gồm:
- Thay đổi về kích thước: Nốt ruồi bẩm sinh nhưng lớn nhanh hơn sự phát triển của cơ thể.
- Thay đổi về màu sắc: Chuyển từ đậm sang nhạt, đang nhạt chuyển đậm hoặc loang lổ, xuất hiện thêm màu khác.
- Thay đổi về bề mặt: Nốt ruồi đang bằng phẳng thì nhô hẳn lên.
- Thay đổi về ranh giới: Nếu đường viền ngoài của nốt ruồi bị mờ, không rõ nét ranh giới giữa da và nốt ruồi, không giống với các nốt ruồi khác thì đó cũng có thể là cảnh báo ung thư. Các thương tổn của khối u ác tính thường là nguyên nhân làm mờ các đường biên của nốt ruồi lạ trên da.
Bé gái 13 tuổi đau bụng, cứ nghĩ do mới có kinh nguyệt nhưng không ngờ là bị "khối u con gái", bác sĩ nhắc nhở việc cần chú ý để sớm phát hiện ra bệnh
Có những dấu hiệu lại cảnh báo bệnh mà trẻ cần được theo dõi và đi khám ngay, trong đó có cả bệnh ung thư.
Bé gái nào rồi cũng đến tuổi dậy thì và bỡ ngỡ khi có kinh nguyệt. Mọi việc sẽ thuận lợi hơn cho các bé gái khi được mẹ hoặc người thân hướng dẫn về những thay đổi này bởi không phải lúc nào mọi dấu hiệu thay đổi đều là sự phát triển tự nhiên của cơ thể. Có những dấu hiệu lại cảnh báo bệnh mà trẻ cần được theo dõi và đi khám ngay, trong đó có cả bệnh ung thư.
13 tuổi, Tiểu Yên, sống tại Hàng Châu, Trung Quốc, đã có kinh nguyệt. Vào một ngày cuối tháng 9, Tiểu Yên bỗng cảm thấy đau bụng khi đang trong lớp thể dục. "Có phải là con lại bị kinh nguyệt nên mới đau bụng không?" , Tiểu Yên đã vội càng đi tìm cô giáo để hỏi.
Sau khi biết về cơn đau bụng không thể giải thích được của Tiểu Yên, giáo viên và cha mẹ bé đã vô cùng thận trọng và đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra cẩn thận. Kết quả cuối cùng khiến mọi người vô cùng bất ngờ, đó không phải là do kinh nguyệt mà là do Tiểu Yên có một khối u ở tuyến tụy. Trường hợp của Tiểu Yên khiến mọi người lo lắng và xót xa, bởi u tuyến tụy rất hiếm gặp ở trẻ em. Nếu điều trị bằng phẫu thuật sẽ là một ca mổ khó và để lại sẹo mổ lâu ngày trên bụng.
Cuối cùng, gia đình tìm đến Bệnh viện Shulan (Hàng Châu) và Tiểu Yên được đưa vào Khoa phẫu thuật gan mật và tuyến tụy.Sau khi làm các xét nghiệm liên quan, Tiểu Yên được chẩn đoán có u đặc giả nhú ở tụy. Khối u có đường kính 2-3cm và nằm ở đuôi tụy, dính thận và lá lách. Nhưng rất may, khối u này là khối u ác tính cấp độ thấp, nếu được phẫu thuật cắt bỏ ở giai đoạn sớm thì khả năng hồi phục sau mổ vẫn tốt.
Về kế hoạch phẫu thuật, Viện sĩ Trịnh Thụ Sâm đã chủ trì tổ chức các vòng hội chẩn và phẫu thuật. Vì phẫu thuật tụy ở trẻ em sẽ cần phẫu thuật sâu, vết mổ lớn, thăm dò phẫu thuật khó, rủi ro lớn hơn người lớn nên Viện sĩ đã thực hiện một cuộc phẫu thuật nội soi qua ổ bụng cho Tiểu Yên.
Các bác sĩ đã cẩn thận bóc tách khối u từ lá lách kế cận, cắt bỏ thân tụy và khối u đuôi cùng các tuyến thượng thận xâm lấn vào mô tụy tương đối mỏng manh, và các vết khâu trên tuyến tụy giống như thêu trên đậu phụ. "May mắn thay, sau hơn 2 giờ căng thẳng, ca mổ đã thành công tốt đẹp. Khối u đã được cắt đưa ra ngoài qua lỗ nhỏ ở rốn. Vết sẹo sau mổ được giấu trong nếp gấp của rốn và hầu như không được chú ý" , bác sĩ cho biết.
Trên thực tế, đây là một dạng "khối u con gái" hiếm gặp, thường chỉ được phát hiện khi nó phát triển rất lớn. Sở dĩ gọi là "khối u con gái" là vì đây là loại u biểu mô tuyến tụy có tỷ lệ mắc bệnh thấp nhưng lại rất hay mắc phải ở phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trẻ.
Về cơ bản, khối u này được coi là một khối u ác tính cấp độ thấp, khả năng di căn xa hiếm khi xảy ra. Nó có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của tuyến tụy. Khó khăn của phẫu thuật nằm ở việc loại bỏ khối u cùng một lúc. Tuy nhiên, bác sĩ cũng nhắc nhở mọi người phải chú ý đến một số tình trạng sức khỏe như bệnh dạ dày, đau bụng, tắc đường tiêu hóa... Nên đi khám để xem đó có phải là vấn đề về tuyến tụy hay không và có hướng xử lý kịp thời.
U đặc giả nhú của tụy được xếp vào nhóm các khối u nang của tụy
Nguồn gốc khối u còn nhiều tranh cãi. Khối u được cho là có khả năng ác tính thấp, tỷ lệ tái phát và di căn rất nhỏ. Khối u này rất hiếm gặp, chỉ chiếm 1-2% các khối u tụy ngoại tiết, từ năm 1959 khi ca đầu tiên được thông báo cho tới nay có khoảng hơn 700 ca được ghi nhận trên y văn thế giới.
Triệu chứng lâm sàng của u đặc giả nhú không rõ ràng
Biểu hiện thường gặp nhất của khối u này là đau bụng và sờ thấy khối ở bụng. Có thể kèm theo nôn hoặc buồn nôn. Bệnh nhân thường không có tiền sử đái tháo đường hoặc biểu hiện thiếu hụt tụy ngoại tiết. Đôi khi khối u không có triệu chứng, được phát hiện tình cờ bởi các phương tiện chẩn đoán hình ảnh. Các triệu chứng cấp tính do thiếu máu, tắc nghẽn hoặc xuất huyết trong ổ bụng do vỡ khối u rất hiếm gặp.
Phẫu thuật cắt bỏ khối u đặc giả nhú là phương pháp điều trị tốt
U đặc giả nhú của tụy được coi là khối u có tiềm năng ác tính hay độ ác tính thấp do đó về logic phẫu thuật cắt bỏ khối u là phương pháp điều trị tốt. Mặc dù là khối u được coi là khối u có độ ác tính thấp và phẫu thuật cắt bỏ khối u thông thường là triệt căn, tuy nhiên rất nhiều thông báo cho thấy có tỷ lệ di căn xa và tái phát sau mổ có thể xảy ra. Do đó bệnh nhân cần theo dõi định kỳ sau phẫu thuật.
Ngứa 8 bộ phận này trên cơ thể đừng nghĩ dị ứng, cẩn thận ung thư "ghé thăm" Không phải bất cứ trường hợp nào ngứa cũng là do muỗi đốt hay dị ứng mà đó có thể là lời cảnh báo sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề. Ngứa da có thể là biểu hiện của ung thư, bạn đừng xem nhẹ - Ảnh: Minh họa - Ngứa lòng bàn tay, lòng bàn chân Nếu lòng bàn chân, bàn...