Bị Mỹ quay lưng, Pakistan quay sang ‘ôm’ Trung Quốc
Chỉ 1 ngày sau khi bị Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích trên Twitter, Pakistan thông báo triển khai các biện pháp mới nhằm đẩy mạnh thương mại với Trung Quốc. Mỹ vẫn cần Pakistan, nhưng sức mạnh của Washington tại quốc gia Nam Á này được đánh giá là không thắng nổi tiền của Trung Quốc.
Ngân hàng trung ương Pakistan cho biết họ đã chính thức chấp nhận đồng nhân dân tệ của Trung Quốc là đồng tiền được dùng trong thanh toán thương mại giữa hai nước. Pakistan và Trung Quốc vừa là láng giềng, vừa là đồng minh.
Điều này có nghĩa là các công ty ở Trung Quốc và Pakistan từ nay có thể thanh toán thương mại trực tiếp thay vì phải dùng các loại tiền khác như đô la Mỹ.
Quyết định này được thông báo không lâu sau khi ông Trump cho rằng, Pakistan chứa chấp khủng bố. Trong đoạn tweet đầu năm 2018, ông Trump nói Mỹ đã “dại dột viện trợ cho Pakistan hơn 33 tỷ USD trong 15 năm qua, và những điều này mang lại cho Mỹ không gì khác ngoài những lời nói dối và lừa gạt”.
Chính quyền Trump sau đó xác nhận sẽ rút 255 triệu USD viện trợ cho chính phủ Pakistan. Chính phủ Pakistan bày tỏ “thất vọng sâu sắc” trước lời nói của ông Trump và gọi đây là điều “hoàn toàn không thể hiểu nổi”.
Theo số liệu chính thức, Trung Quốc hiện chiếm khoảng 28% hàng hóa nhập khẩu của Pakistan, lớn hơn bất kỳ nước nào khác. Trung Quốc còn là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Pakistan, sau Mỹ và Anh.
(Từ trái sang) Ngoại trưởng Afghanistan Salahuddin, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Ngoại trưởng Pakistan Khawaja Asif tại một cuộc họp báo chung sau đối thoại cấp ngoại trưởng lần đầu tiên giữa 3 nước diễn ra ở Trung Quốc vào tháng 12/2017. Ảnh: Jason Lee.
Chính sách tiền tệ mới của Pakistan được đánh giá là sẽ kích thích sáng kiến Vành đai – Con đường của Trung Quốc, một tuyến thương mại quốc tế do Bắc Kinh khởi xướng và đi qua Pakistan. Hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan (CPEC) mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công bố năm 2015 với cam kết đầu tư ít nhất 46 tỷ USD vào Pakistan đã và đang làm sâu sắc quan hệ giữa hai nước. Các công ty sẽ được chọn giao dịch bằng đồng nhân dân tệ, đô la hay các đồng tiền quốc tế khác như euro hay yen, nhưng Ngân hàng trung ương Pakistan nói rõ rằng, họ kỳ vọng đồng tiền của Trung Quốc sẽ đóng vai trò lớn. Nhân dân tệ có thể đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu và các giao dịch tài chính giữa hai nước, Ngân hàng trung ương Pakistan thông báo.
Video đang HOT
Ông Bilal Khan, một nhà kinh tế học người Pakistan làm việc tại Standard Chartered, cho rằng, đồng đô la là đồng tiền chính trong hệ thống thương mại quốc tế của Pakistan, nhưng điều này có thể thay đổi. “Trong bối cảnh Pakistan cần nguồn tài chính từ bên ngoài, một phần do nhập khẩu nguyên vật liệu và máy móc phục vụ các dự án CPEC, việc thanh toán bằng đồng nhân dân tệ sẽ giúp giảm bớt áp lực lên tính thanh khoản”, CNN dẫn lời ông Khan.
Hôm qua, Pakistan tuyên bố sử dụng đồng nhân dân tệ trong ngoại thương. Cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng lên tiếng bảo vệ hồ sơ chống khủng bố của Islamabad, nói rằng nước này “đã nỗ lực lớn và hy sinh để chống khủng bố”, đồng thời thúc giục cộng đồng quốc tế “thừa nhận đầy đủ điều này”.
Mỹ bị hất cẳng
Trung Quốc theo dõi chặt chẽ khi quan hệ Mỹ – Pakistan ngày càng căng thẳng hơn. Ông Trump từ lâu đã yêu cầu Pakistan làm nhiều hơn nữa để chống khủng bố trong khi nhà lãnh đạo Mỹ xích lại gần hơn nước đối thủ của Pakistan là Ấn Độ.
“Pakistan và Mỹ căng thẳng nhiều năm nay, nhưng thay đổi lớn gần đây là Trung Quốc”, CNBC dẫn lời ông Simon Baptist, giám đốc châu Á của đơn vị thông tin tình báo kinh tế thuộc Economist Group, một tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn và dự đoán có trụ sở ở Anh. “Trung Quốc đã thực sự làm mạnh để thắt chặt quan hệ hiện có với Pakistan. Pakistan thực sự là nơi duy nhất nhận đầu tư đáng kể dưới sáng kiến Vành đai – Con đường và là nơi Trung Quốc đang thúc đẩy lợi thế địa chính trị”, ông Baptist nói.
Islamabad đón các dự án hạ tầng trọng điểm của Bắc Kinh, mức đầu tư gần 60 tỷ USD cho CPEC. Và trước việc Trung Quốc rót vốn mạnh vào nước này, Pakistan có thể không sợ trước những đe dọa từ Mỹ, gần đây nhất là việc Washington tuyên bố cắt hỗ trợ an ninh. Nhà nghiên cứu Madiha Afzal, công tác tại Viện Brookings (Mỹ), cho rằng những điều này cho thấy ảnh hưởng của Mỹ tại Pakistan đã không còn nhiều. “Lịch sử quan hệ của Pakistan với Trung Quốc và Mỹ cho thấy chính sách của Pakistan không phản ứng với sự cứng rắn mà với sự trung thành và được tôn trọng”, bà Afzal nói.
Về phía Trung Quốc, bài xã luận đăng đầu tuần này trên tờ Global Times (Thời báo Hoàn cầu) thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc, viết rằng Trung Quốc và Pakistan “có quan hệ đối tác chiến lược trong mọi hoàn cảnh, Bắc Kinh chắc chắc sẽ không bỏ mặc Islamabad”.
Nói cho cùng, Washington vẫn cần sự hợp tác của Pakistan để giải quyết những mối bận tâm về Afghanistan và Iran, nên vẫn cần chờ xem những tuyên bố của ông Trump trên mạng xã hội có thực sự trở thành thay đổi chính sách hay không, ông Baptist đánh giá.
Theo Bình Giang
Tiền phong
Lợi dụng Nga rút khỏi Syria, Trung Quốc chớp thời cơ kiếm "món hời"
Bắc Kinh được cho là chuẩn bị đầu tư hàng triệu USD vào việc tái thiết Syria trong khi các nước phương Tây ngần ngại còn Nga đang rút quân khỏi quốc gia bị chiến tranh tàn phá thảm hại này.
Syria gần như bị tàn phá hoàn toàn vì nội chiến kéo dài hơn 6 năm.
Theo SCMP, mức chi phí để xây dựng lại Syria sau nội chiến ước tính lên tới 1/4 nghìn tỷ USD - được cho là quá sức đối với Nga, Iran - 2 đồng minh chính của chính quyền Assad và khiến các nước phương Tây ngần ngại.
Và đây chính là thời cơ của Bắc Kinh khi các công ty nước này đang bày tỏ mối quan tâm lớn đến các cơ hội đầu tư, kinh doanh ở Syria.
Theo đó, Phó Chủ tịch Liên hợp Trao đổi Trung Quốc - Ả-rập Qin Yong đang chuẩn bị chuyến thăm thứ 4 tới Syria trong năm nay để xúc tiến đầu tư.
"Mỗi ngày chúng tôi nhận được rất nhiều cuộc điện thoại chất vấn (từ các công ty Trung Quốc). Họ thấy được tiềm năng làm ăn rất lớn ở Syria vì toàn bộ đất nước này cần phải được xây dựng lại", ông Qin chia sẻ và nói thêm rằng, phía Syria rất hoan nghênh sự nhiệt tình từ phía Trung Quốc.
Sau 6,5 năm chìm trong nội chiến, Syria hiện vẫn chưa hoàn toàn thoát được bom đạn khói lửa dù đã chuyển sang giai đoạn ngoại giao. Việc tái thiết Syria - theo Liên Hợp Quốc ước tính sẽ có giá là 250 tỷ USD, đang được rục rịch lên kế hoạch.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố chiến thắng trong chiến dịch quân sự kéo dài 2 năm tại Syria đồng thời tuyên bố sẽ rút bớt quân khỏi đất nước Trung Đông.
Trong khi đó, Mỹ và các quốc gia đồng minh ở châu Âu và vùng Vịnh, vốn ủng hộ lực lượng phiến quân Syria được cho là sẽ dùng khoản tiền để tái thiết đất nước mà Syria cần lên bàn đàm phán hòa bình để mặc cả.
Liên minh châu Âu, các quốc gia Ả-rập và Mỹ vốn muốn Tổng thống Syria Assad phải từ chức từng dành 9,7 tỷ USD để viện trợ nhân đạo và tái thiết Syria hồi tháng 4 nhưng 5 tháng sau đó, Ngoại trưởng Anh Boris Johnson cho biết, liên minh sẽ không hỗ trợ Syria tái thiết khi nước này chưa chuyển đổi chính trị.
Về phần mình, không giống như Iraq khai thác được khoảng 2 triệu thùng dầu mỗi ngày, bản thân Syria có rất ít khả năng để tự kiếm được tiền nhằm trang trải cho việc tái thiết đất nước.
Ngoài Trung Quốc, Thổ Nhỹ Kỳ và Ả-rập Saudi cũng tỏ ra "nhòm ngó" cơ hội kiếm lời từ việc tái thiết Syria. Tuy nhiên, cả 2 nước này đề ủng hộ phe đối lập Syria và chính quyền Assad đã tuyên bố rằng, các quốc gia có lập trường như vậy đều sẽ không được đóng vai trò xây dựng lại nước ông ngay cả khi họ mong muốn được làm như vậy.
Theo đó, chính quyền Assad đang tìm kiếm các nhà đầu từ khác như từ nhóm BRICS (Các nền kinh tế mới nổi bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) hoặc các nhà đầu tư đa phương không bị phương Tây kiểm soát.
Một điều đặc biệt là, theo SCMP, Syria đặc biệt phù hợp với chiến lược của Trung Quốc. Nước này là một mắt xích quan trọng trên con đường tơ lụa cổ đại và kế hoạch đầy tham vọng của Chủ tịch Tập Cận Bình để xây dựng một tuyến đường mới - Sáng kiến Vành đai và Con đường.
Bắc Kinh đang tham vọng xây dựng một mạng lưới thương mại và vận tải dọc khắp Á-Âu và châu Phi với Sáng kiến Vành đai và Con đường. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, trong cuộc gặp người đồng cấp Syria Walid Muallem ở New York vào tháng 9 nhấn mạnh rằng, đây sẽ là "một cơ hội quan trọng cho hợp tác song phương trong tương lai".
Tuy nhiên, theo ông Phó Chủ tịch Liên hợp Trao đổi Trung Quốc - Ả-rập Qin Yong, hiện có một trở ngại lớn đối với Trung Quốc trong kế hoạch tái thiết Syria. Đó là các khoản thanh toán bằng USD và Euro vẫn bị cấm vì các biện pháp trừng phạt của Mỹ và EU nhằm loại bỏ chính quyền Assad khỏi nền kinh tế thế giới.
Theo Danviet
Lính Trung Quốc dồn đến biên giới Ấn, Pakistan Căng thẳng Doklam chưa hoàn toàn chấm dứt khi Trung Quốc đột ngột tăng quân và xây thêm vị trí quân sự ở biên giới Ấn Độ. ( Quan hệ quốc tế ) - Trung Quốc đột ngột điều số binh sĩ tương đương một sư đoàn đến gần khu vực Doklam trong khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng có hành động....