Bị mèo cắn, thiếu nữ 16 tuổi ở Buôn Ma Thuột qua đời
Sự việc khiến CDC Đắk Lắk kiến nghị địa phương tiêm phòng cho đàn chó, mèo tại khu vực.
Theo thông tin trên báo Thanh niên, Người lao động, sự việc xảy ra tại buôn Cư Mblim, xã Ea Kao, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh cho biết vào ngày 25/5, em H.N.H. (16 tuổi, người buôn Cư Mblim) bị mèo cắt và xuất hiện trước triệu chứng sốt, mệt mỏi, ăn uống kém, sợ nước, sợ gió. Đến ngày 27/5, em được đưa tới Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên để điều trị và được chẩn đoán bị bệnh dại lên cơn.
Sau đó, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM để điều trị nhưng tình trạng không cải thiện. Khi người nhà xin cho H.N.H về, em đã không qua khỏi và tử vong.
Được biết, ngày 9/5 bệnh nhân bị mèo cắt ở tay nhưng không đi tiêm phòng dại. Sau khi sự việc xảy ra, CDC Đắk Lắk đã kiến nghị Chi cục Chăn nuôi thú y tỉnh phối hợp điều tra, xứ lý và tiêm vaccine phòng bệnh dại cho chó, mèo tại địa bàn buôn Cư Mblim. Trung tâm Y tế TP Buôn Ma Thuột vẫn đang tiếp tục giám sát bệnh dại tại khu vực bệnh nhân H.N.H sinh sống.
Ảnh minh họa: Internet
Video đang HOT
Làm gì khi bị chó, mèo cắn
Để ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh dại, sau khi bị chó, mèo cắn cần làm sạch vết thương và thực hiện tiêm phòng ngay lập tức. Các bước cụ thể như sau:
- Rửa sạch vết thương với xà phòng và nước chảy liên tục từ 10-15 phút.
- Rửa vết thương với cồn 70% hoặc cồn betadin.
- Đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế ngay lập tức để thăm khám, điều trị càng sớm càng tốt.
- Tuyệt đối không chữa bằng các phương pháp như rắc ớt bột, nước ép, bôi nhựa cây, axit hoặc kiềm lên vết chó, mèo cắn.
- Tránh băng bó, đắp thuốc lên vết thương, tránh khâu vết thương đề phòng virus dại xâm nhập.
Bé gái 9 tuổi nhiễm vi khuẩn 'ăn thịt người' Whitmore
Bệnh nhân nhi, 9 tuổi, nhiễm vi khuẩn "ăn thịt người" Whitmore, căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Ngày 8/6, theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đắk Lắk, tỉnh ghi nhận 1 trường hợp nhiễm vi khuẩn "ăn thịt người" Whitmore. Bệnh nhân là N.T.V (nữ, 9 tuổi, trú tại thôn Chiềng, xã Ia Lốp, huyện Ea Súp).
Theo người nhà bệnh nhân, V khởi phát bệnh cách ngày nhập viện khoảng 10 ngày với triệu chứng sốt cao, kèm sưng, đau vùng mang tai 2 bên.
Người nhà đã đưa bệnh nhân đi khám tại phòng khám tư nhân, uống thuốc 3 ngày (không rõ loại) song không giảm.
Ngày 4/6, bệnh nhân được người nhà đưa vào khám tại Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên, nhập viện tại khoa Nhi tổng hợp trong tình trạng tỉnh táo, sốt 39 độ, tuyến mang tai 2 bên sưng to, cứng chắc không di động...
Đến 7/6, bệnh nhân sốt cao liên tục, nhiệt độ 41 độ C, áp xe tuyến mang tai 2 bên đã rạch, rỉ mủ máu, cầu lỏng 5 lần/ngày.
Kết quả xét nghiệm bệnh nhân dương tính với vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei với chẩn đoán hậu phẫu áp xe tuyến mang tai 2 bên/ Nhiễm trùng huyết do vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei/ TD Viêm màng não.
Bệnh vi khuẩn "ăn thịt người" (tên khoa học Whitmore) là căn bệnh truyền nhiễm rất khó phát hiện và điều trị kịp thời do dễ nhầm lẫn với các bệnh khác.
Bệnh Whitmore (hay còn gọi là melioidosis) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cấp tính do vi khuẩn gram âm có tên Burkholderia pseudomallei gây nên. Bệnh do bác sĩ Afred Whitmore mô tả năm 1912 tại Miến Điện, từ đó lấy tên Whitmore. Vi khuẩn này sống trên bề mặt nước và trong đất đặc biệt là bùn đất, lây sang người qua vết trầy xước trên da hoặc qua đường hô hấp khi hít phải các hạt bụi đất hoặc giọt nước li ti trong không khí có chứa vi khuẩn, nhất là vào mùa mưa.
Đồng Nai: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng đột biến Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai cho biết, trong tuần (từ ngày 21-27/5), toàn tỉnh ghi nhận hơn 340 ca bệnh sốt xuất huyết phải nhập viện điều trị, tăng đột biến so với những tuần trước đó (tăng 60% so với tuần trước đó và tăng 252% so với cùng kỳ năm ngoái). Theo thống kê của Trung tâm...