Bí mật về mật gấu
Mật động vật đơn giản chỉ là chất thải, chứa nhiều mầm bệnh. Mật gấu không phải là thuốc bổ hay thuốc tăng cường sức khỏe như lâu nay nhiều người vẫn nhầm tưởng.
Đó là thông tin được đưa ra tại Hội thảo về “Thiết kế lý thuyết về sự thay đổi trong nỗ lực giảm nhu cầu về mật gấu ở Việt Nam”. Hội thảo do Liên minh động vật hoang dã sở thú San Diego và Viện công nghệ Hóa sinh và Môi trường – Trường Đại học Vinh tổ chức. Đây là một trong những hoạt động nằm trong chiến lược bảo toàn loài gấu ngựa tại Việt Nam.
Hội thảo về “Thiết kế lý thuyết về sự thay đổi trong nỗ lực giảm nhu cầu về mật gấu ở Việt Nam” diễn ra tại Nghệ An từ ngày 2-4/3.
Hiện nay nhiều loại gấu đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng vì bị mất sinh cảnh sống, bị săn bắn thường xuyên… để phục vụ nhu cầu về thực phẩm, nguyên liệu, dược liệu. Vào thời kỳ cao điểm, có tới 4.500 con gấu được nuôi nhốt lấy mật tại các trang trại trên khắp Việt Nam.
Năm 2006, Chính phủ Việt Nam đã cấm khai thác gấu ngoài tự nhiên và nuôi nhốt gấu để lấy mật. Tuy nhiên các hoạt động nuôi nhốt vẫn tiếp tục diễn ra trên khắp Việt Nam, trong đó Nghệ An là một khu vực nóng về nuôi nhốt và tiêu thụ mật gấu.
Theo ông Lê Đại Thắng – Chi cục Kiểm lâm Nghệ An, trên địa bàn tỉnh hiện có 51 cá thể gấu nuôi, trong đó có 50 cá thể gấu ngựa và một cá thể gấu chó. Số gấu này được nuôi nhốt tại 8 cơ sở (6 hộ gia đình, một khu sinh thái và một trung tâm cứu hộ).
Lực lượng chức năng tỉnh Nghệ An giải cứu một cá thể gấu được nuôi nhốt trái phép tại nhà vào năm 2020.
“Việc nuôi nhốt gấu tại các hộ gia đình là lịch sử để lại, thực hiện trước khi pháp luật cấm. Chúng tôi biết cuộc sống của những cá thể gấu nuôi tại các hộ gia đình rất phản cảm với các điều kiện nuôi nhốt, ăn uống kém. Đặc biệt, những năm gần đây không còn nhiều người dân sử dụng mật gấu nên người nuôi gấu không chăm sóc, nuôi dưỡng tốt. Nhưng khi được vận động, tuyên truyền đưa các cá thể gấu này vào trung tâm cứu hộ thì người dân từ chối hoặc yêu cầu đền bù, hỗ trợ”, ông Thắng cho hay.
Theo quan niệm của nhiều người dân, mật gấu được sử dụng như một loại thuốc trong điều trị chấn thương thông qua liệu pháp xoa bóp, điều trị một số căn bệnh, hay bồi bổ sức khỏe, tăng sức đề kháng qua đường uống. Đáng chú ý là mật gấu được tiêu thụ thường xuyên qua các cuộc nhậu bằng cách pha vào rượu.
Theo PGS Nguyễn Ngọc Hợi, mật gấu thực chất là chất thải, không có nhiều công dụng về chữa bệnh, tăng cường sức khỏe như đồn thổi.
Video đang HOT
Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hợi, các nghiên cứu khoa học đã chỉ rõ, mật động vật thực chất là chất thải, không phải là thuốc. Mật chỉ là một dịch thải qua đường tiêu hóa và có thể chứa các mầm bệnh vi trùng, siêu vi, kí sinh gây bệnh. Các chuyên gia đông y cho rằng mật gấu xưa nay được dùng chữa chấn thương, trật đả, xung huyết…, ít được dùng để uống. Mật gấu không phải là thuốc bổ, tăng cường sức khỏe, sức đề kháng như lâu nay nhiều người vẫn nhầm tưởng và “rêu rao” về công dụng của nó.
Thực tế tại Việt Nam đã có một số trường hợp tử vong do uống mật gấu quá liều. Mật gấu cũng có thể gây tổn thương gan, thận.
Hội thảo kỳ vọng sẽ thay đổi, chấm dứt việc sử dụng mật gấu và đề ra các giải pháp định hướng có tính khả thi phù hợp với điều kiện bảo tồn loài gấu ở Việt Nam.
Hội thảo về “Thiết kế lý thuyết về sự thay đổi trong nỗ lực giảm nhu cầu về mật gấu ở Việt Nam” là bước quan trọng đầu tiên trong việc xây dựng chiến lược giảm nhu cầu về mật gấu ở miền Trung Việt Nam. Hội thảo sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về nghiên cứu do Liên minh động vật hoang dã sở thú San Diego và Viện công nghệ Hóa sinh và Môi trường thực hiện về việc tiêu thụ mật gấu ở Việt Nam.
Cuộc hội thảo diễn ra trong 3 ngày, từ 2-4/3. Các đại biểu sẽ có tham luận chia sẻ chuyên môn và kinh nghiệm trong các nỗ lực giảm nhu cầu về mật gấu cũng như bảo tồn gấu ở Việt Nam, chỉ rõ nguyên nhân, từ đó có các giải pháp định hướng phù hợp với điều kiện bảo tồn loài động vật này.
Sai lầm phổ biến của F0 khi tự điều trị tại nhà
Dù mang lại lợi ích và hiệu quả điều trị tốt, việc đánh gió, xông hơi hay sử dụng vitamin, thuốc bổ quá nhiều lại gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người mắc Covid-19.
Sau khi Việt Nam chủ trương thích ứng linh hoạt, an toàn với SARS-CoV-2, đến nay, hàng trăm nghìn người ở các tỉnh, thành phố trên cả nước đã dần quen với việc tự theo dõi và điều trị tại nhà dưới sự quản lý, hướng dẫn của đội ngũ y tế địa phương cũng như lực lượng tình nguyện.
Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, quá trình điều trị tại nhà vẫn xảy ra những sai lầm khó tránh khỏi. Là người trực tiếp tham gia tư vấn từ xa cho nhiều trường hợp nhiễm nCoV đang điều trị tại nhà thời gian qua, bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Oxy Cao áp Việt - Nga, Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga, Bộ Quốc phòng, đã chỉ ra 5 sai lầm phổ biến nhất của người dân trong quá trình này.
Xông hơi, đánh gió quá nhiều lần trong ngày
Bác sĩ Hoàng khẳng định việc xông hơi, đánh gió không có tác dụng tiêu diệt virus. Hành động này chỉ giúp người bệnh có cảm giác dễ chịu hơn trước những cơn sốt, đau họng hay nghẹt mũi.
"Tuy nhiên, nếu xông hơi, đánh gió quá nhiều lần trong ngày, cơ thể sẽ dễ bị mất nước, thiếu điện giải và thậm chí gây tổn thương niêm mạc đường hô hấp", vị chuyên gia khuyến cáo.
Do đó, bác sĩ Hoàng gợi ý các F0 khi điều trị tại nhà chỉ nên xông hơi khi tình trạng sốt không quá cao. Khi xông hơi, bệnh nhân cũng cần thực hiện ở nơi kín gió và không nên làm nhiều hơn một lần mỗi ngày.
Trong trường hợp ngạt mũi nhiều, người bệnh có thể nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý hoặc sử dụng một số loại thuốc co mạch tại chỗ như Otrivin hay Coldi-B.
Dùng thuốc kháng viêm chứa corticoid ngay những ngày đầu của diễn biến bệnh
Việc sử dụng thuốc kháng viêm chứa corticoid quá sớm là sai lầm nghiêm trọng đã được cảnh báo rất nhiều trong thời gian qua. Tuy nhiên, qua quan sát, bác sĩ Hoàng nhận định tình trạng này vẫn còn tồn tại.
"Rất nhiều người mắc Covid-19 điều trị tại nhà vẫn sử dụng các loại thuốc kháng viêm như methylprednisolon (4 hoặc 16 mg), dexamethasone hoặc prednisolon không đúng cách", bác sĩ Hoàng cho hay.
Thuốc kháng viêm Dexamethasone. Ảnh: Gazetasi.
Theo vị chuyên gia này, bản chất của kháng viêm chứa corticoid là thuốc ức chế miễn dịch. Do đó, khi cơ thể đang sốt cao, việc phải chiến đấu quyết liệt với SARS-CoV-2, việc đưa corticoid vào và gây ức chế hệ miễn dịch cũng giống như chúng ta "tiếp tay" cho virus tấn công.
Bác sĩ Hoàng nhấn mạnh: "Khi chỉ số SpO2 (nồng độ oxy trong máu) còn trên 95% và bệnh nhân chưa phải thở oxy, tất cả nghiên cứu đến nay đều khuyến cáo chống chỉ định dùng corticoid".
Dùng quá nhiều thuốc để "phòng lây nhiễm"
Trước tình hình dịch căng thẳng tại một số địa phương, nhiều người có tâm lý lo lắng và đã tìm mua các loại thuốc được cho là phòng, chống lây nhiễm tốt.
Theo bác sĩ Hoàng, việc tăng cường hệ miễn dịch có thể giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của virus. Tuy nhiên, đây là quá trình lâu dài và cần kết hợp nhiều yếu tố như ăn, uống đủ dinh dưỡng, tập luyện thể dục, thể thao đều đặn hay ngủ, nghỉ ngơi hợp lý.
"Không có loại thần dược nào giúp chúng ta tăng được sức đề kháng chỉ trong vài ngày cả", vị chuyên gia khẳng định.
Do đó, thay vì mua và sử dụng các loại thuốc này cùng nguy cơ "tiền mất tật mang", bác sĩ Hoàng cho rằng người dân chỉ cần thực hiện tốt hướng dẫn về bảo hộ, súc họng với dung dịch chứa povidone iodin 1% hoặc chlorhexidin gluconat 0,12-0,2%.
Trước và sau khi dùng các dung dịch trên, người dân có thể súc họng thêm với nước muối sinh lý, mỗi ngày 3-4 lần.
Uống quá nhiều thuốc bổ, vitamin
Hiện nay, một số nghiên cứu cho thấy việc sử dụng kẽm, vitamin C, D liều cao có thể giúp người bệnh Covid-19 nhanh chóng bình phục hơn. Tuy nhiên, những bằng chứng khoa học cho những nghiên cứu này vẫn chưa thực sự rõ ràng cũng như tính thuyết phục không cao.
Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng gọi điện tư vấn cho các F0 điều trị từ xa. Ảnh: NVCC.
"Nếu chỉ cần cung cấp nhiều kẽm, vỉtamin C, D và các F0 có thể khỏi bệnh nhanh, chúng ta đã không phải tốn nhiều công sức nghiên cứu và tìm ra những loại thuốc điều trị trong thời gian qua", bác sĩ Hoàng nói.
Vị chuyên gia cho biết vừa qua, khá nhiều bà mẹ đã gửi hình ảnh các loại thuốc đang dùng cho con để nhờ bác sĩ tư vấn. Trong đó, 3-4 loại thuốc đều chứa vitamin C hoặc cùng có kẽm được sử dụng đồng thời.
Bác sĩ này khuyến cáo: "Mỗi ngày, chúng ta chỉ cần một viên vitamin tổng hợp là đủ. Điều quan trọng nhất vẫn là chế độ ăn, uống đủ chất, tránh tình trạng mất nước, thiếu điện giải và chú ý tạo giấc ngủ tốt".
Sử dụng 2 loại kháng sinh để dự phòng nhiễm khuẩn
Bác sĩ Hoàng khẳng định kháng sinh không có bất cứ tác dụng nào với virus. Trên thực tế, một số người cần sử dụng kháng sinh để dự phòng nhiễm khuẩn. Nguyên nhân là khi cơ thể nhiễm virus, sức đề kháng giảm, nguy cơ nhiễm khuẩn, nấm sẽ cao hơn.
"Với các bệnh nhân có nhiều bệnh nền, sức đề kháng kém, nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn là có. Một số trường hợp vốn hay viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, viêm xoang,... cũng nên cân nhắc sử dụng kháng sinh sớm để dự phòng. Tuy nhiên, chúng ta không nên sử dụng tới 2 loại kháng sinh để dự phòng. Một loại là đủ", vị chuyên gia nói.
Qua tư vấn thực tế, bác sĩ này cho biết một số người thậm chí không có những nguy cơ kể trên vẫn uống cùng lúc 2 loại kháng sinh mạnh dựa trên những đơn thuốc truyền miệng.
Theo bác sĩ Hoàng, việc lạm dụng kháng sinh, về cơ bản, không gây chết người như kháng viêm chứa corticoid. Tuy nhiên, các loại thuốc này sẽ khiến gan, thận bị quá tải. Trong khi đó, với người nhiễm SARS-CoV-2, cơ thể còn đang kiệt quệ do bị virus tấn công.
Ngoài ra, nếu dùng thuốc không đúng cách, vi khuẩn sẽ bị nhờn thuốc. Từ đây, ở lần tới không may nhiễm khuẩn, các loại kháng sinh đó sẽ mất tác dụng.
Bác sĩ Hoàng khuyến cáo: "Người dân buộc phải có sự tư vấn của bác sĩ và tuyệt đối không tự ý sử dụng kháng sinh".
Nửa đêm bắt gặp chị dâu ngồi bệt dưới sàn, nhìn chiếc bút đỏ chị cầm trên tay mà tôi choáng váng Sau khi biết nguyên nhân hiếm muộn xuất phát từ phía con dâu, mẹ tôi luôn gây khó dễ với chị. Sau khi kết hôn, vợ chồng anh trai tôi vẫn sống cùng bố mẹ. Ngoài mặt thì mọi người vẫn vui vẻ nhưng sâu bên trong, mẹ tôi lại không ưa gì chị dâu. Cưới nhau 4 năm rồi nhưng chị ấy...