Bí mật về đời sống CLB thủy thủ đồng tính ở Mỹ
Những người đàn ông này có điểm chung: họ đều là người đồng tính và yêu thích ngao du trên biển.
CLB thủy thủ đồng tính trên tàu
Trong một cuộc hội họp ngày lễ Tạ ơn, nhóm nam giới khoảng chục người ngồi ngay ngắn trên những chiếc sofa và ghế gập, quanh chiếc bàn đầy ắp đồ ăn. Một người bỗng dưng thở gấp, mặt tái xanh.
Một người khác nói: “Chắc là bị nghẹn rồi”, và tất cả ồ lên “Phải đấy, chắc chắn là bị nghẹn”. Từ trong góc có tiếng hô lên: “Tránh ra nào, tiếp viên hàng không đây, tôi từng cứu nhiều mạng người đấy”. Dứt lời, anh ta tiến tới, vật người khách xuống đất, vỗ mạnh vào cổ làm một mẩu cải bắp nhí rơi xuống sàn.
Đó là hình ảnh một bữa tiệc của thành viên nhóm 150 người Knickerbocker Sailing Association, câu lạc bộ thủy thủ đồng tính ở New York (Mỹ). Các câu lạc bộ này có ở khắp nơi trên thế giới và nhiều nơi khác tại Mỹ như Boston hay Annapolis. Điều khiến Knickerboard khác biệt là họ thoải mái đón chào thành viên mới muốn tham gia, không chỉ mình những người sở hữu tàu. Độ tuổi, bản dạng giới, chủng tộc và kinh tế của họ cũng khá đa dạng.
“Thật thà mà nói đa số thành viên vẫn là nguời da trắng. Chúng tôi đang cố thay đổi điều đó”, Steve Kelley, một hội viên tiết lộ. Anh sống trên tàu cùng Bill Helmers quanh năm.
Cờ bảy màu trên cột buồm
Khác với hình dung của nhiêu người, ngoài tụ họp, họ cũng có nhiều công việc xã hội khác, như tổ chức đua gây quỹ mỗi năm giúp đỡ dạy nghề các trẻ em thiếu may mắn.
Video đang HOT
“Đua thuyền là môn thể thao không mấy phổ biến, vì việc ghi hình đảm bảo thấy rõ sự kịch tính khá phức tạp. Nhưng giờ đã có thiết bị bay điều khiển từ xa và internet nên chắc điều này sẽ thay đổi, James Weichrt, chủ con tàu dài 11 mét giải thích.
Hồi đầu tháng, quỹ Hudson River đã tổ chức America’s Cup, nhưng đó là cuộc thi dành cho tỷ phú. Họ có thể mang tàu đi khắp nơi thi đấu. Còn những câu lạc bộ nhỏ như Knickerboard chỉ có 10 tàu phải mượn tại địa điểm thi đấu..
Các cuộc thi này cũng như việc chu du nhiều nơi giúp họ trở thành thủy thủ lành nghề. Để lái một chiếc tàu cần độ tập trung, phán đoán và đưa ra quyết định chính xác với điều kiện thời tiết luôn thay đổi, cùng hiểu biết về máy móc. Tuy nhiên, có những lúc tai nạn đến bất ngờ. Weichert vẫn nhớ y nguyên đêm nọ, một thành viên vòng ra sau thuyền để “giải quyết nỗi buồn”, thì bị tụt huyết áp và rơi thẳng xuống biển. May mắn anh này đã được vớt lên và sơ cứu.
Các hội viên trên tàu
Người sáng lập CLB, Braden Toan được cha truyền thụ lại mọi kỹ năng trên biển. Toan và những thành viên đều sống lênh đênh cả năm, hoặc ít nhất một vài tháng, giống như một kiểu căn hộ nghỉ dưỡng mùa hè. Vì không phải ai cũng sở hữu tàu nên hệ thống trưởng nhóm và các thuyền viên cũng khá thú vị và đỡ buồn tẻ hơn.
Bill Helmers là người phụ trách quan sát bến đỗ. Một hôm từ phía xa, con tàu lạ bất ngờ xuất hiện, không có ai trên khoang lái và trôi tự do về phía CLB. Toàn bộ hội viên nghe Helmers đánh động đã ra ngoài khoang và hô hoán. 2 người buộc phải trèo sang để can thiệp. Một đôi nam nữ trẻ cuống cuồng chui từ trong ra.
Helmers hét lên can ngăn “Đừng có nổ máy, động cơ sẽ cuốn xích neo vào đấy. Cô cậu không biết nó phiền phức thế nào đâu”.
“Hai đứa đó chắc đang vui vẻ rồi. Bao cao su là vấn đề lớn ở khu này. Nó mắc và quấn vào máy bơm như cơm bữa”, Kelley ngán ngẩm.
Đối với Toan, việc lái tàu không chỉ là một môn thể thao. Khi đã tham gia cộng đồng, những người tưởng chừng xa lạ bất ngờ trò chuyện nhiều hơn và chia sẻ vô cùng nhiều quan điểm về cuộc sống, chân lý, ước mơ và những điều họ nuối tiếc về cuộc sống. “Đó là một phép màu hết sức thú vị”, anh nói.
Theo Danviet
Tết Đoan Ngọ tại Trung Quốc
Đeo túi thơm tránh tà, đua thuyền hay rước rồng là các hoạt động đón tết Đoan Ngọ của nhiều địa phương Trung Quốc.
Hàng loạt bến tàu, xe ở Trung Quốc chật kín người về quê hoặc đi du lịch. Trong ảnh là ga tàu cao tốc miền Đông ở Hàng Châu, thành phố du lịch nổi tiếng của Trung Quốc. Ảnh: China News
Năm nay, kỳ nghỉ tết Đoan Ngọ của người dân Trung Quốc kéo dài 4 ngày, từ mùng 9 đến 12/6 dương lịch. Đoan Ngọ là một trong 4 ngày lễ lớn ở Trung Quốc, cùng với Trung Thu, Thanh Minh và Nguyên Đán.
Tại huyện Thi Bỉnh, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc diễn ra lễ hội rước rồng đón tết Đoan Ngọ của dân tộc Mèo. Con rồng được làm từ gỗ sam, dài 76 mét, do 1.056 thanh niên trai tráng rước. Ảnh: Sina
Theo Bách khoa toàn thư Trung Quốc, tết Đoan Ngọ xuất phát từ tập tục thờ thủy thần người dân sinh sống tại hạ lưu sông Trường Giang thuở xưa. Trong dịp tết này, hoạt động chính của người dân là tiêu độc do cái nóng tạo ra và đua thuyền rồng trên sông để tế bái thủy thần, tiễn ôn thần.
Tới thời Chiến Quốc (475-221 TCN), nhà thơ Khuất Nguyên của nước Sở ôm đá nhảy xuống sông Mịch La tự vẫn. Vua nước Sở đã chọn Đoan Ngọ là ngày tưởng nhớ vị trung thần này.
Hai thanh niên lực lưỡng vẽ hình rồng dẫn đầu đoàn rước. Ảnh: Sina
Ảnh chụp một bé gái tại huyện Nghi Nguyên, tỉnh Sơn Đông đang ngắm các túi thơm tại trường mẫu giáo. Theo tập tục của người Trung Quốc, đeo túi thơm vào tết Đoan Ngọ có thể chống bệnh tật và xua đuổi tà ma. Ảnh: Xinhua
Ngày 15/5 âm lịch hàng năm, người dân tộc Mèo tại huyện tự trị Ma Dương, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc thường tổ chức lễ hội thuyền rồng Bàn Hồ. Bàn Hồ là tên vật thờ của dân tộc Mèo, Dao và Xa ở Trung Quốc. Trong lễ hội này, người ta thường tổ chức đua thuyền rồng và tế Bàn Hồ. Ảnh: Sina
Nhiều du khách tới thành phố Dương Xuân, tỉnh Quảng Đông tham gia chợ phiên "Cao Lưu Hà Khư". Tại đây, họ mua sọt và mẹt đan bằng tre nứa, ngâm chúng xuống nước để cầu may. Phiên chợ này có từ thời Minh và được mở vào trước tết Đoan Ngọ hàng năm.
Hoạt động bắt vịt diễn ra tại lễ hội bơi thuyền rồng ở huyện Tân Tân, tỉnh Tứ Xuyên. Ảnh: Sina
Hải Yến
Theo VNE
VĐV đua thuyền có vé Olympic và ký ức 'chết hụt' vì không biết bơi Phạm Thị Thảo chỉ còn cách ôm chặt lấy thuyền và kêu cứu trong sự hoảng loạn trên mặt Hồ Tây, Hà Nội. Olympic 2016 sẽ là lần thứ hai liên tiếp tuyển thủ rowing Phạm Thị Thảo giành quyền tham dự đấu trường quốc tế đỉnh cao, cùng ở nội dung thuyền đôi hạng nhẹ, với hai người đồng đội khác nhau....