Bí mật về chóp inox đánh dấu điểm cực Đông trên đất liền Việt Nam
Sau 5 năm, chiếc chóp inox đánh dấu cực Đông trên đất liền, là Khánh Hòa, đã được thay thế bằng chóp đá hoa cương to lớn hơn.
Cực Đông trên đất liền nằm ở bán đảo hòn Gốm thuộc xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Tại đây, các bạn trẻ của Hội leo núi khắp ba miền đã đặt một chiếc chóp inox để đánh dấu tọa độ cực Đông trên đất liền. Thử thách cuối cùng của hành trình chinh phục điểm này là leo lên tảng đá cao, nơi đặt chóp mà nhiều người khao khát được chạm tay vào nó.
Chóp được thực hiện bí mật vào ngày 4.8.2012, gắn trên một tảng đá cao với các bu-lông khoan chặt vào nền đá. Mọi người cùng nhau chuyển cát, đá, xi măng, dụng cụ… rồi gom những giọt nước ngọt cuối cùng trong hành trang của mình cho việc đổ bê tông gắn chóp.
Các kỹ sư cơ khí của nhóm đã nghiên cứu và tính toán rất kỹ về việc đặt chóp để nó chịu được thời tiết khắc nghiệt của Vạn Thạnh. Chóp gắn phải chịu được các cơn gió bão mạnh, bề mặt chóp phải chịu được hơi nước mang vị muối của biển. Khối chóp inox có đáy là hình vuông, bốn mặt bên hình tam giác đều, tượng trưng cho bốn yếu tố cấu thành vũ trụ: Hỏa, Thủy, Phong, Thổ. Kích thước của chóp với tỷ lệ 1:500 so với Đại kim tự tháp Giza là một trong những cái lớn nhất ở Ai Cập.
Những ngày đầu đường đi còn hoang vu, vắng vẻ, ít người biết được vị trí này, người ta bắt đầu trekking đường nhựa vào rồi phải tự tìm đường để đi. Vừa đi vừa mò đường hoặc đi theo chỉ dẫn của thiết bị GPS để đến được vị trí nhìn thấy Hòn Đôi (Hòn Đầu) cách đất liền một đoạn. Sau đó mới bắt đầu dò tới tọa độ cực Đông trên đất liền. Bây giờ điểm cực đã phổ biến. Đường đi giờ đã thành lối mòn nên người ta có thể tự đi được.
Video đang HOT
Chiếc chóp inox cũ của Hội leo núi làm từ những ngày còn hoang sơ đã được tháo ra. Thay vào đó là chiếc chóp đá hoa cương cũng có dạng hình khối, có ba mặt cũng là tam giác nhưng kích thước lớn hơn, do UBND tỉnh Khánh Hòa làm. Dòng chữ màu vàng “Mũi Đôi – Hòn Đôi (Hòn Đầu), Điểm Cực Đông trên đất liền” và tọa độ được khắc lên thân chóp rất nổi bật. Ở phía trước không xa, cách khối đá có gắn chóp được xây dựng tấm bảng bằng đá có nội dung chỉ dẫn danh lam thắng cảnh Mũi Đôi.
Trải qua hơn 5 năm, chóp đánh dấu điểm cực Đông trên đất liền này đã gắn bó với biết bao người không quản ngại khó khăn để ra đây chinh phục. Chiếc chóp như chất xúc tác làm lan tỏa cảm xúc tuyệt vời cuối cung đường.
Trao đổi với người viết, anh Lê Hồng Minh, người lên ý tưởng thực hiện gắn chóp Mũi Đôi, cho biết anh và thành viên trong nhóm rất sẵn lòng tặng lại chiếc chóp cũ cho tỉnh Khánh Hòa để làm kỹ niệm, nhằm quảng bá cho thu hút khách du lịch đến thăm cực Đông trên đất liền và chiêm ngưỡng cảnh cảnh đẹp nơi đây.
Theo Nguyễn Sỹ Đức (VnExpress)
Làm giàu ở nông thôn: Trồng đinh lăng, mới bán lá, thân có 150 triệu
Ngày ông Cao Như Hoàng mang 10.000 cây đinh lăng về trồng giữa vùng cát nắng xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa), nhiều người kêu ông "khùng". Nhưng chỉ 2 năm sau, ông Cao Như Hoàng hết tiếng "khùng" khi mới chỉ bán lá đinh lăng, cành đinh lăng thôi đã có 150 triệu đồng/năm.
Cái đất chó ăn đá, gà ăn sỏi ở vùng cát nắng Vạn Ninh này nếu không có ý tưởng nuôi, trồng mới thì không thể thoát cảnh nghèo- đó chính là lời bộc bạch của ông Cao Như Hoàng với chúng tôi.
Vườn ươm giống đinh lăng của ông Cao Như Hoàng.
Ông Cao Như Hoàng cho biết: "Ai cũng ku tôi "khùng", nhưng trước khi làm, tôi tính toán rất kỹ càng, từ nghiên cứu đặc tính sinh trưởng, điều kiện đất đai, kỹ thuật trồng đến khâu thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ cây đinh lăng. Những vấn đề trên đã được cân đo, đong đếm bài bản chứ đâu phải khi không tôi mang cả ngàn cây đinh lăng về trồng đâu". Ông Hoàng kể, trước đó, ông được 1 người mách nước về chuyện trồng cây đinh lăng làm giàu. Không ngần ngại ông nghiên cứu và tìm hiểu và đầu năm 2014 ông cải tạo 8.000m2 đất và xuống 10.000 gốc đinh lăng giống. Thấy ông trồng đinh lăng, nhiều người nghi ngờ chả biết cây có sống nổi với cái nắng, cái gió và đất nghèo kiệt ở đây không!
Ông Cao Như Hoàng bên vườn đinh lăng 2 năm tuổi của mình.
Hơn 2 năm chăm sóc, cây đinh lăng trong vườn nhà ông Hoàng phát triển xanh tốt. Tiếng lành đồn xa, nhiều người ở các nơi đã tìm đến vườn nhà ông Hoàng hỏi mua liên tục. Họ thu mua lá, thân đinh lăng. Nhận thấy đinh lăng không đủ cung cấp cho thị trường, nên ông Hoàng tiếp tục nhân rộng thêm 2.000m2. Đến nay, ông đã thu hoạch được vài tạ lá khô, bán với giá bán 50.000 đồng/kg và 1 tấn cành bán với giá 45.000 đồng/kg. Ngoài ra, ông Hoàng còn cung cấp 20.000 gốc cây đinh lăng giống, giá bán bình quân 5.000 đồng/cây. Từ ngày bán được lá, thân đinh lăng, ông Hoàng nhẩm tính hòm được tầm 150 triệu đồng.
Ý tưởng trồng đinh lăng của ông Cao Như Hoàng đã mang về cả trăm triệu đồng.
Theo ông Hoàng, đinh lăng rất dễ trồng, chịu hạn rất tốt, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nên trồng ít tốn chi phí như các loại cây trồng khác. Thân, lá, củ đinh lăng hiện nay chưa đủ đáp ứng cho nhu cầu của thị trường nguyên liệu chế biến thuốc và dược liệu. Ông Hoàng nói, củ đinh lăng khoảng 3 năm nữa sẽ cho thu hoạch, nhẩm tính với diện tích đinh lăng đang trồng sẽ cho thu nhập tiền tỷ, bình quân lợi nhuận khoảng 200 triệu đồng/năm. Thấy ông Hoàng làm ăn có hiệu quả, mọi người xung quanh đã nhìn ông với một ánh mắt khác.
Ông Trần Ngọc Phú - Chủ tịch Hội Nông dân xã Vạn Hưng cho hay, ông Hoàng là nông dân duy nhất ở địa phương trồng đinh lăng với diện tích lớn. Đinh lăng là cây dược liệu quý có thể tận dụng được cả lá, rễ, cành và củ. Vì vậy, việc nhân rộng mô hình trồng đinh lăng ở xã Vạn Hưng là khả thi...
Theo Danviet
Rùa nặng gần 100 kg dạt vào bờ biển Khánh Hòa Phát hiện rùa yếu ớt dạt vào bờ, người dân huyện Vạn Ninh tìm cách đưa ra biển nhưng bất thành. Rùa biển dạt vào bờ Khánh Hòa. Ảnh: Quốc Hiếu. Người dân thấy rùa biển dài hơn một mét, nặng khoảng 100 kg dạt vào bãi biển Vạn Giã, huyện Vạn Ninh, ngày 24/7. Nhiều người tìm cách dẫn rùa trở lại...