Bí mật về cái chết bi kịch của con gái vua Tần Thủy Hoàng, câu chuyện rùng mình khiến ai cũng xót xa
Cái chết của con gái cưng hoàng đế Tần Thủy Hoàng đã được giới khoa học tiết lộ, câu chuyện đầy xót xa đằng sau khiến nhiều người khóc nấc.
Hoàng đế đầu tiên của đất nước Trung Quốc thống nhất chính là Tần Thủy Hoàng, bên cạnh những bí ẩn về vị cựu hoàng đế thì người ta cũng tò mò số phận những người con của ông. Mặc dù là một trong số ít vị vua không lập ai làm hoàng hậu nhưng Tần Thủy Hoàng lại có rất nhiều phi tần, tổng số người con của ông là 33 người gồm 20 hoàng tử và 13 công chúa. Trong số các hoàng tử, nổi bật là thái tử Phù Tô và hoàng tử Hồ Hợi, còn về phía các con gái có công chúa Doanh Âm Man được cha yêu chiều nhất.
Tuy nhiên, số phận của Doanh Âm Man và các anh chị em của mình có kết cục bi thảm sau khi vua Tần Thủy Hoàng băng hà năm 210 trước Công nguyên, nguyên nhân là do Hồ Hợi kế thừa ngai vàng trở thành tân vương nước Tần đã có những hành động tàn ác với người thân trong gia đình.
Ảnh minh họa.
Các chuyên gia đã lý giải được cái chết đầy đau đớn của công chúa Doanh Âm Man khi họ tìm thấy quần thể mộ cổ tại phía đông dãy núi Tần Lĩnh, Thiểm Tây, Trung Quốc, cuộc khai quật 8 ngôi mộ diễn ra vào tháng 10 năm 1976.
Video đang HOT
Đáng chú ý các hài cốt được tìm thấy đều không nguyên vẹn như tứ chi bị tách rời, phần đầu bị chặt, mũi tên xuyên qua ngực, tất cả những điều này minh chứng cho việc họ đã bị giết hại một cách tàn khốc trong quá khứ. Bên cạnh đó, các nhà khảo cổ học còn tìm thấy con dấu khắc hai chữ “Dương Tư” cho thấy một trong những người được chôn cất trong khu mộ này là công chúa Doanh Âm Man.
Bí mật khủng khiếp nhất đã được hé lộ rằng sau khi vua Tần Thủy Hoàng băng hà, hoàng tử Hồ Hợi đã cấu kết với thái giám Triệu Cao để làm giả thánh chỉ, ép Thái tử Phù Tô phải tự sát, do đó Hồ Hợi đăng cơ lên ngôi hoàng đế và được gọi là Tần Nhị Thế.
Sau khi lên ngôi hoàng đế, các anh chị em của Tần Nhị Thế đã bị xử tử, 12 hoàng tử bị chém ở chợ Hàm Dương và 10 công chúa bị phanh thây. Mặc dù vậy, Tần Nhị Thế chỉ tại vị được 3 năm rồi bị Triệu Cao bức ép phải thoái vị.
Những cái chết bí ẩn của các vị hoàng đế Trung Quốc xưa
Nguyên nhân dẫn tới cái chết của những vị vua này cho tới nay vẫn là một câu hỏi lớn hậu thế.
1. Tần Thủy Hoàng chết do nắng nóng
Tần Thủy Hoàng, người đã gắn liền tên tuổi với Vạn Lý Trường Thành và việc thống nhất Trung Quốc. Nhưng đằng sau thành công rực rỡ ấy là một cuộc hành trình tìm kiếm bất tử, ám ảnh và đầy bí ẩn. Ngay từ thời nhỏ, vua này đã chịu cảnh bệnh tật, thể trạng mong manh.
Không ít nguồn sử liệu đã ghi chép về ngoại hình kỳ quái của ông: "Tần Vương mũi gẫy, mắt dài, lưng chim ó, tiếng như sói". Có lẽ, những khó khăn trong sức khỏe đã thúc đẩy ông ám ảnh với thuốc trường sinh. Ông sai người ra khắp bốn phương để tìm ra chìa khóa bất tử. Thậm chí, Tần Thủy Hoàng còn tự mình tham gia cuộc hành trình tìm kiếm quyết liệt này.
Năm 209 TCN, Tần Thủy Hoàng đi tuần du về phía đông; tháp tùng gồm có con trai và một số vị cận thần. Trên đường quay về, đoàn vi hành có đi qua một sa mạc. Người ta suy đoán rằng, do khí hậu ở đây quá khắc nghiệt, thời tiết nắng nóng liên tục và nhiệt độ cao nên đã khiến cho Tần Thủy Hoàng - người luôn có sức khỏe yếu ớt không thể chịu nổi. Chứng viêm màng não và động kinh phát tác khiến ông suy kiệt rồi nhanh chóng ra đi.
Sinh thời Tần Thùy Hoàng có sức khỏe khá yếu.
2. Gia Khánh chết vì bị sét đánh
Vua Gia Khánh, con trai thứ 15 của vua Càn Long, được biết đến với phẩm hạnh cao quý và công lao trong việc kiểm soát tội phạm. Tuy nhiên, cuộc đời ông không tránh khỏi những rủi ro bí ẩn. Ông từng bị thích khách tấn công vì thích khách quá, và cung điện của ông cũng bị quân đội nổi dậy tấn công,đe dọa hậu cung và khống chế hoàng đế.
Sử sách viết rằng năm 60 tuổi, vua Gia Khánh qua đời một cách đầy bất ngờ. hưng người dân lại lưu truyền nhau một nguyên nhân khác: ông bị sét đánh. Tại sao một vị vua hiền lành lại gặp phải một cái chết đầy kỳ lạ như vậy?
Một số người kể rằng, trong khi đi săn bắn, Gia Khánh đế bị ốm nặng đến mức phải nằm trên giường để điều trị trong lúc vẫn xử lý công việc triều chính.
Một ngày nọ, bầu trời phía trên hành cung nơi ông đang tĩnh dưỡng đột nhiên tối sầm, mây đen mịt mù, sấm chớp đùng đùng, báo hiệu một cơn giông tố chuẩn bị ập đến. Thế rồi, trong lúc mưa to gió lớn xuất hiện sét, và rủi thay một tia sét đã đánh trúng cung điện nơi nhà vua đang nằm; hoàng đế cũng vì bị sét đánh mà đã nhanh chóng băng hà.
Các đời vua nhà Thanh chết vì khói bụi
Kinh đô của đế vương với mùa đông khắc nghiệt và không khí ô nhiễm đã khiến nhiều vị hoàng đế của nhà Thanh chết trong những thời điểm cuối đông - đầu xuân.
Triều đại nhà Thanh đã thay đổi lịch sử Trung Quốc bằng những vị vua kiệt xuất. Tuy nhiên, số phận của những người này cũng gắn liền với những bí ẩn không thể giải thích bằng lý thuyết thông thường.
Bắc Kinh, kinh đô của đế vương với mùa đông khắc nghiệt và không khí ô nhiễm đã khiến nhiều vị hoàng đế của nhà Thanh chết trong những thời điểm cuối đông - đầu xuân. Mưa bão, khói bụi và không khí ô nhiễm khiến cho sức khỏe của họ suy yếu và đưa họ vào ngõ cụt của số phận.
Trong cuốn "Thông tin lạ chưa một giờ học lịch sử nào từng nhắc đến: Những thông tin y học nằm ngoài sử sách", bác sĩ Đàm Kiện Thiêu đã tiết lộ rằng nhiều vị vua nhà Thanh đã chết vì ô nhiễm không khí trong đó có Khang Hy và Càn Long. Thông tin này không chỉ thay đổi cách chúng ta nhìn nhận lịch sử, mà còn đặt ra câu hỏi về những yếu tố bí ẩn và không thể kiểm soát trong cuộc sống của họ.
Tại sao Tần Thủy Hoàng lại kiên trì uống thủy ngân mỗi ngày cho đến chết? Nhờ phát hiện và khai quật lăng mộ Tần Thủy Hoàng, nguyên nhân cái chết bất ngờ của vị vua nổi tiếng tàn bạo cũng dần được hé mở. Các nhà khoa học tin rằng một trong những nguyên nhân dẫn đến cái chết của Tần vương là do vị vua này đã uống thủy ngân mỗi ngày. Tần Thủy Hoàng không chỉ...