Bí mật trong trại hàng vạn con cá sấu của ông trùm tỷ phú miền Tây
Với kinh nghiệm hơn 20 năm trong nghề nuôi cá sấu, ông Trương Thanh Mai (xã Vĩnh Thanh, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu) được xem là người sở hữu trang trại cá sấu lớn nhất miền Tây, với tổng đàn khoảng 40.000 con.
Nổi tiếng khắp nơi với biệt danh “vua cá sấu” miền Tây, ông Mai là một trong những người hiếm hoi trụ vững trong những cơn “bão giá”. Nhờ nhanh nhạy trong sản xuất và kinh doanh, người nông dân này đang sở hữu trang trại cá sấu khiến nhiều người mơ ước.
Trang trại cá sấu “khủng” nhất miền Tây với 40.000 con cá sấu của ông Mai. Ảnh: Chúc Ly.
Ông Mai chia sẻ: “Nhiều năm kiếm sống làm đủ mọi nghề, đến năm 1997, sau những lần được đi tham quan mô hình nuôi cá sấu ở các tỉnh bạn, tôi đã quyết định chuyển sang nghề nuôi cá sấu. Ban đầu, tôi khởi nghiệp bằng việc nuôi 100 con. Lúc này, con giống được mua ở An Giang, giá mỗi con bằng 1 chỉ rưỡi vàng (khoảng 740.000 đồng/con)”.
Ở giai đoạn đầu, ông Mai vừa làm vừa học hỏi, đúc kết kinh nghiệm với những thất bại. Thành công chỉ đến với người không nản chí, ông đã mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô nuôi, từ 400 con đến 1.600 con và hiện tại là 40.000 con cá sấu.
Trang trại của ông Mai hiện có tổng đàn khoảng 40.000 con cá sấu với nhiều kích cỡ. Ảnh: Chúc Ly.
Cũng theo ông Mai, từ năm 2002 đến nay, nghề nuôi cá sấu đã trải qua 3 đợt biến động giá lớn. Đợt biến động lớn nhất phải kể đến những năm 2016-2017. Lúc này giá gần như chạm đáy, người nuôi thua lỗ, rất nhiều người đã phải treo ao, bỏ nghề. Tuy nhiên, một lần nữa nhờ có phương án sản xuất, kinh doanh từ trước, ông Mai đã có bước tiến mới, khi chuyển sang nghề chế biến và xuất khẩu da cá sấu.
“Từ khoảng năm 2013, khi có được chứng nhận Cites (Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã nguy cấp), được phép xuất khẩu động vật quý hiếm trực tiếp qua các nước, cũng là lúc trang trại của tôi tính đến việc xuất khẩu da cá sấu và sản xuất dần từ đó. Cho nên, khi có biến động về giá cũng không làm ảnh hưởng nhiều đến tôi” – ông Mai bộc bạch.
Video đang HOT
Trang trại của ông Mai có khoảng 2.000 con bố mẹ. Trong số cá sấu bố mẹ này thì có khoảng 600 con ở độ tuổi khoảng 20 năm trở lên, có 1.400 con từ 7-8 tuổi. Ảnh: Chúc Ly.
Theo ông Mai, những con cá sấu từ 7-10 tuổi là có khả năng sinh sản tốt nhất. Ảnh: Chúc Ly.
Theo chân ông Mai, chúng tôi thật sự choáng ngợp trước những dãy chuồng nuôi cá sấu kiên cố, được xây tường, đóng cọc bao lưới B40 cao gần 2m. Với thiết kế tính đến yếu tố an toàn nhưng cũng đảm bảo điều kiện sống tốt nhất cho loài cá sấu.
“Cá sấu là loài không chịu được lạnh, việc tạo ao, làm chuồng phải thích nghi từng giai đoạn phát triển và gần với tập tục của cá sấu. Ngoài ra, việc phòng bệnh cho cá sấu cũng phải chú ý, nên thường xuyên sát trùng chuồng trại, nguồn thức ăn phải tươi, mật độ nuôi khoảng 2m2/con sẽ giúp chúng phát triển tốt …” – ông Mai chia sẻ bí quyết.
Mỗi năm trang trại bán khoảng 100.000 con cá sấu giống ra thị trường. Ảnh: Chúc Ly.
Mỗi năm trang trại xuất cá sấu thương phẩm khoảng 30.000 con, thu mua trong dân khoảng 100.000-120.000 con. Ảnh: Chúc Ly.
Trang trại được thiết kế khép kín, với tường cao khoảng 2m, rào lưới an toàn, chắc chắn. Ảnh: Chúc Ly.
Hiện tại, công ty của ông Mai đã sản xuất và xuất khẩu da qua chế biến và các sản phẩm mỹ nghệ từ da cá sấu qua thị trường các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Ý, Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia…Từ đó, tạo việc làm ổn định cho khoảng 150 lao động. Ảnh: Chúc Ly.
Sản phẩm da của ông Mai rất được thị trường các nước ưa chuộng. Ảnh: Chúc Ly.
Một bộ da cá sấu “khủng” trong nhà ông Mai. Ảnh: Chúc Ly.
Ông Mai đang phát triển dòng sản phẩm khô cá sấu, hiện sản phẩm này chủ yếu tiêu thụ ở thị trường Trung Quốc. Ảnh: Chúc Ly.
Theo ông Mai, người nông dân cần sản xuất có tư duy, chủ động được đầu ra mới ra then chốt của thành công. Ảnh: Chúc Ly.
Theo Danviet
Nghệ An: Người đàn ông "dở hơi" hiến đất trị giá 400 triệu đồng
Đó là ông Nguyễn Xuân Tám, sinh năm 1950, trú ở xóm Văn Điển, xã Vĩnh Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) đã tự nguyện hiến đất làm đường, góp phần làm đẹp bộ mặt xã nhà, giúp xã về đích nông thôn mới (NTM)
Ông Tám cùng con đường rộng rãi sau khi hiến đất
Những ngày này ai có dịp đi qua con đường làng xóm Văn Điển, xã Vĩnh Thành, đều phấn khởi vui mừng, bởi thay cho con đường đất đá đi lại khó khăn mấy năm trước, giờ đây đường được mở rộng, trải bê tông phẳng lì, rộng rãi, đẹp mắt...
Và để có được con đường mới, đã có nhiều hộ gia đình tự nguyện hiến đất để đường được mở rộng, trong đó có ông Nguyễn Xuân Tám. Tiếp xúc với chúng tôi, ông cười hiền nói: "Đó là việc hết sức bình thường mà, đã là việc chung thì mỗi cá nhân nên bớt chút lợi ích đóng góp cho tập thể".
Năm 2018 xã Vĩnh Thành về đích NTM, nhiều con đường vì thế cũng được đầu tư xây dựng, các tiêu chí khác trong bộ 19 tiêu chí quốc gia dần được hoàn thành. Các trục đường chính, lớn cơ bản đã xong, nhưng đường thôn xóm thì vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn.
Dù thời điểm ấy giá đất cao, người dân một phần cũng tiếc của, tiếc cây trồng lâu năm, nên còn đắn đo, do dự. Đúng lúc đó ông Tám đã đứng lên, xin là người đầu tiên hiến đất. Nhờ ông Tám ở đầu đường "mở đường" đi trước, các hộ phía sau thấy vậy dần xuôi theo.
Ông Tám bùi ngùi nói: "Khi tôi đứng dậy xin được hiến đất, nhiều người nhìn tôi bằng ánh mắt ngạc nhiên. Mặc dù họ chẳng nói ra, nhưng tôi hiểu mọi người đang có ý nói tôi dở hơi. Thậm chí một số người còn xì xào bảo tôi muốn ra oai, chơi trội, vứt tiền qua cửa sổ".
Nói là làm, sau khi trở về ông thuê thợ chặt cây, phá dỡ các công trình trên đất gồm nhà kho, một phần bếp, khu vực vệ sinh, cổng ngõ, tường bao và hệ thống chuồng trại chăn nuôi mới xây. Toàn bộ đất ông Tám hiến là 50m2, với tổng giá trị hơn 400 triệu đồng.
Hành động của ông Tám đã khiến cho người dân cảm kích. Bỏ qua những suy nghĩ thiệt hơn, các gia đình chung tay hiến đất để xây dựng con đường mới rộng 3m, dài từ đầu xóm đến cuối xóm, thay thế cho con đường cũ lầy lội.
Vợ chồng ông Tám nói chuyện về việc hiến đất làm đường
Không chỉ hiến đất, ông Tám cùng gia đình còn tham gia nhiều ngày công lao động làm đường. Nói về việc này, ông Tám vô cùng biết ơn người vợ hiền Phan Thị Dân (SN 1956) đã đồng lòng chung sức, ủng hộ quyết định "dở hơi" của ông.
Bà Dân nói: "Thực ra, hiến mất 400 triệu tiền đất, ai mà không xót của. Vì đó là tài sản lớn đối với vợ chồng tôi, nhất là khi đã về già, con cái ra riêng rồi. Thế nhưng thấy ông ấy quyết tâm lắm, dần tôi cũng xuôi lòng. Bây giờ nhìn ra thấy con đường thẳng tắp, rộng rãi thấy quyết định của hai vợ chồng không sai chút nào cả".
Trong quá trình xây dựng con đường, chính bà Dần còn ủng hộ thêm 22 triệu đồng để xóm có thêm kinh phí. Thấy công nhân làm đường vất vả nên ngày ngày bà tất tả chạy đi mua nước mát, hoa quả cho mọi người ăn lấy sức.
Ông Thái Huy Hoàng, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thành cho biết, để có con đường đẹp như hiện nay, hàng chục hộ dân của xóm Văn Điển đã tự nguyện hiến 1.763m2 đất. Với hành động đẹp đó, ông Nguyễn Xuân Tám vinh dự là 1 trong 4 cá nhân được Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Xuân Đường tặng bằng khen.
Theo Đức Chung (Nông nghiêp Viêt Nam)
Lạ đời: Chủ vườn sầu riêng "hành tỏi" thương lái, vẫn thu 5 tỷ/vụ Ông Trần Văn Đương, ấp Bàu Nghé, xã Phước Tín, huyện Phước Long (Bình Phước) trồng 8ha sầu riêng thì hiện có 2ha đang cho thu hoạch trái. "Giá sầu riêng liên tục ở mức cao từ năm ngoái tới giờ nên bán sầu riêng quá là mê. Với 2ha sầu riêng đang cho trái nhà tôi thu 3 tỷ đồng mỗi vụ...",...