Bí mật trận hải chiến đầu tiên của Hải quân Việt Nam
Đúng ngày này 50 năm trước, Hải quân Việt Nam đã có trận hải chiến đầu tiên đánh tàu chiến Mỹ khi nó xâm phạm vùng biển vịnh Bắc Bộ.
Năm 1964, những thất bại liên tiếp của quân đội VNCH trên chiến trường miền Nam Việt Nam chứng tỏ chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mỹ đã phá sản. Để cứu nguy cho chính quyền Sài Gòn, quân đội Mỹ âm mưu đưa quân Mỹ vào trực tiếp tham chiến và cho hải quân, không quân đánh phá miền Bắc.
Các tài liệu mới đây giải mật cho thấy Hải quân Mỹ đã cố tình đưa tàu thuyền ra khiêu khích ở vịnh Bắc Bộ để tạo ra một cái cớ cho phép Mỹ tiến hành phá hoại miền Bắc.
Vào đêm 31/7 rạng sáng 1/8, tàu khu trục Maddox của Mỹ thuộc lực lượng xung kích 77 của Hạm đội 7 Mỹ vượt qua vĩ tuyến 17, xâm phạm vùng biển Quảng Bình.
Tàu khu trục Maddox của Hải quân Mỹ.
Nhưng không chỉ có riêng tàu Maddox, lực lượng Mỹ còn có các tàu sân bay và tàu tuần dương khác neo ngoài khơi vịnh Bắc Bộ.
Xét về tương quan lực lượng, chỉ riêng lực lượng xung kích 77 – đơn vị đặc trách đánh phá miền Bắc của Hải quân Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, đã lớn gấp hàng chục lần Hải quân Việt Nam.
Theo số liệu của một chuyên gia Nga, từ năm 1965 đến 1973, lực lượng này thường xuyên có từ 1 đến 5 tàu sân bay, tối đa 5 tàu tuần dương, 15 tàu khu trục và hộ vệ cùng 6 tàu tuần tra.
Theo học thuyết tác chiến của Hải quân Mỹ, một tàu sân bay luôn luôn phải có các tàu tần dương, hộ vệ, khu trục… đi kèm. Mặc dù ở vịnh Bắc Bộ lúc đó, Hải quân Việt Nam ít có khả năng tấn công lớn vào đội hình nhóm tàu sân bay Mỹ nhưng Bộ Tư lệnh Hoa Kỳ vẫn luôn tổ chức đầy đủ lực lượng.
Một tàu của Hải quân Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ.
Video đang HOT
Trong khi đó, cho đến năm 1964, lực lượng Hải quân Việt Nam có 12 tàu tuần tiễu loại 79 tấn, 12 tàu phóng lôi kiểu 123K trọng tải 20 tấn, 4 tàu săn ngầm loại 200 tấn, 2 tàu tuần tiễu loại 90 tấn và 4 tàu đổ bộ cỡ 50 tấn. Số còn lại là các tàu vận tải và tuần tra ven bờ vỏ gỗ.
Như vậy chưa cần nói đến toàn bộ lực lượng 77, chỉ một tàu Maddox đã có trọng tải bằng tất cả tàu chiến của Việt Nam khi đó. Bởi lẽ tàu Maddox dài 114,8m, rộng 12,2m, lượng giãn nước 3300 tấn. Tính tổng trọng tải các tàu của Việt Nam lại cũng chưa bằng Maddox. Do vậy, trận hải chiến đầu tiên của Hải quân Việt Nam đã diễn ra trong tương quan rất chênh lệch.
Trận hải chiến đầu tiên
Lúc 13h10 phút ngày 2/8, tàu Maddox đã vào đến phía đông nam Hòn Nẹ 10 hải lý, xâm phạm vùng biển giữa Hòn Mê, Lạch Trường (Thanh Hoá). Phân đội 3 của đoàn 135 với 3 tàu phóng lôi mang số hiệu: 333, 336, 339 do đồng chí Nguyễn Xuân Bột – Phân đội trưởng kiêm thuyền trưởng tàu 333 chỉ huy được lệnh tiến ra đánh địch.
14h52 phút, tàu 333 phát hiện tàu địch. Tàu địch cũng đã phát hiện thấy tàu của ta nhưng chúng khinh thường nên vẫn giữ nguyên hướng cũ. Pháo 127 mm của địch bắt đầu bắn tạo nên các cột nước trắng xóa phía sau đội hình biên đội rồi bắn chặn đầu phía trước. Vào gần hơn nữa lại thêm cả pháo 76,2mm của địch bắn ra tới tấp.
Các thuyền trưởng của ta bình tĩnh chỉ huy tàu vận động theo hình chữ chi để tránh đạn và tiếp tục tiến lên tiếp cận địch. Tàu 333 vượt lên chặn đầu để hai tàu còn lại chiếm góc mạn có lợi công kích bằng ngư lôi. Khoảng cách càng gần hơn, tàu địch dùng đến các loại pháo nhỏ 20mm và 40mm kết hợp với pháo lớn bắn dữ dội.
Một tàu phóng lôi của Hải quân Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ.
Không sợ hỏa lực mạnh của địch, tàu 339 vượt lên trước bắn đạn 14,5mm vào tàu địch. Nhưng địch cũng bắn trả dữ dội. Pháo thủ trúng đạn hy sinh. Quyết tâm tâm trả thù cho đồng đội, thuyền trưởng tiếp tục cho tàu truy kích địch. Khi tiếp cận được góc mạn 110 độ ở khoảng cách 7 đến 8 liên, tàu 339 phóng ngư lôi nhưng không trúng mục tiêu.
Khoảng 1 phút sau, tàu 336 cũng chiếm được góc mạn có lợi ở cự ly 6 đến 7 liên và phóng ngư lôi nhưng cũng vẫn chưa trúng.
Giữa lúc đó, 4 chiếc máy bay địch đến oanh tạc đội hình tàu ta để cứu nguy cho tàu Maddox. Rocket của máy bay bắn trúng đài chỉ huy tàu 336 khiến thuyền trưởng Nguyễn Văn Tự hy sinh.
Tàu 333 thấy 2 loạt ngư lôi của các tàu bạn vẫn chưa trúng bèn lệnh cho tàu hướng thẳng mạn trái tàu địch với góc 90 độ. Khi chỉ còn cách 5 liên đồng chí cho phóng ngư lôi nhưng vẫn không trúng. Cùng lúc, các chiến sĩ tàu 333 cũng dùng súng bắn thẳng lên mặt boong tàu Maddox khiến binh lính Mỹ hoảng hốt rút xuống hết khoang tàu.
Cuộc chiến không cân sức giữa các tàu phóng lôi nhỏ bé của ta với tàu khu trục của địch hiện đại lại có máy bay hỗ trợ đã diễn ra rất ác liệt. Lịch sử Hải quân nhân dân Việt Nam mô tả: “Trận đánh không cân sức giữa các tàu của ta với máy bay địch diễn ra rất quyết liệt. Lợi dụng hỏa lực phòng không của hải quân ta yếu và phân tán, địch dùng máy bay đánh tập trung vào từng tàu. Sau khi phóng ngư lôi,tàu 339 lập tức chuyển sang đánh máy bay. Qua mấy đợt địch bổ nhào bắn rốc-két và ném bom, tàu đều lái tránh được Nhưng đến đợt địch tập trung công kích từ hai phía thì tàu bị một quả đạn rốc-két bắn trúng khoang máy, làm tàu không thể cơ động được”.
Tình huống tương tự cũng xảy ra với tàu 336 và 333. Riêng tàu 336 bị địch bắn hỏng khẩu 14,5mm. Vũ khí chính để chống máy bay không còn nhưng chiến sĩ ta kiên cường dùng trung liên kiên cường chống trả.
Sự kiên cường của chiến sỹ ta đã bắt một máy bay địch phải đền tội. Tàu 333 bắn cháy một chiếc khiến nó lao xuống biển ngay gần khu vực diễn ra trận đánh. Một chiếc khác cũng bị trúng đạn sau đó khi xà xuống tấn công tàu ta.
Thấy đồng bọn bị trúng đạn, các máy bay Mỹ không dám lao xuống thấp nữa. Lúc đó, tàu Maddox đã rút ra ngoài khơi, nhiệm vụ yểm trợ của các phi công Mỹ đã hoàn thành nên chúng vứt nốt bom xuống biển rồi cũng rút theo tàu Maddox.
Các tàu của ta cũng trở về Lạch Trường kết thúc trận hải chiến đầu tiên. Theo Lịch sử Hải quân nhân dân Việt Nam, quân ta hy sinh 4 người, bị thương 6 người. Hai tàu 336 và 339 bị hỏng một số thiết bị trên boong và trong khoang. Phía Mỹ công bố tàu Maddox chỉ bị một vết xước do đạn 14,5mm gây ra và không có thiệt hại nào về người. Trong khi đó theo tư liệu của ta thì một máy bay Mỹ bị rơi và một máy bay khác bị thương.
Xét về thương vong, Hải quân Việt Nam phải chịu tổn thất lớn nhưng đặt trong tương quan lực lượng quá chênh lệch như vậy mà đã kiên cường đuổi được tàu Maddox ra khỏi vùng lãnh hải của ta thì đó là một chiến thắng. Mặc dù 50 năm đã qua, trận đánh 2/8/1964 vẫn còn nóng hổi tính thời sự. Trong đó đặc biệt quan trọng là không phải cứ tàu to súng lớn là đã giành được thắng lợi trong hải chiến.
Theo Người Đưa Tin
Người VN-Philippines cùng xuống đường phản đối Trung Quốc ở Manila
Hàng trăm người Philippines và người Việt Nam hôm nay đã cùng xuống đường trong một cuộc tuần hành ở thủ đô Manila của Philippines, nhằm yêu cầu Trung Quốc ngừng khoan dầu ở vùng biển thuộc thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Người Việt Nam và Philippines phản đối giàn khoan Trung Quốc trước lãnh sự quán Trung Quốc ở thủ đô Manila.
Theo tin Pháp AFP, cảnh sát chống bạo động Philippines đã phong tỏa lối vào một tòa nhà có lãnh sự quán Trung Quốc ở quận tài chính của Manila, trong khi khoảng 200 người tuần hành tới đây.
Hãng tin Pháp cũng cho biết cuộc tuần hành diễn ra trong hòa bình.
Cuộc tuần hành diễn ra sau một loạt các cuộc tuần hành ở cả trong và ngoài nước Việt Nam nhằm phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan nước sâu trị giá 1 tỷ USD Hải Dương-981 vào vùng biển của Việt Nam hồi đầu tháng này.
Tại cuộc tuần hành hôm nay ở Manila, một số người "mặc" vỏ rùa cắt từ bìa các-tông màu xanh, mang tranh cổ động với dòng chũ "Việt Nam-Philipines chung tay xua đuổi Trung Quốc", "Trung Quốc ngừng bắt nạt Việt Nam và Philippines" hay "Chúng tôi ủng hộ Việt Nam".
Những người biểu tình cũng hô vang khẩu hiệu "Hoàng Sa Việt Nam", nơi Trung Quốc đã đặt giàn khoan trái phép.
Chính trị gia Philipines cũng xuống đường cùng người Việt
Hãng tin AFP cho hay, giới chính trị gia Philipines cũng tham gia vào cuộc tuần hành cùng cộng đồng người Việt Nam ở Manila.
"Chúng tôi ở đây là để phản đối những gì Trung Quốc đang làm đối với Việt Nam. Chúng tôi cần kêu gọi sự ủng hộ của những người bạn địa phương và quốc tế", Arya Nguyen, một trong khoảng 60 người Việt ở Philipines tham gia cuộc tuần hành cho biết với hãng thông tấn AFP.
"Nếu họ (chính phủ Trung Quốc) có thể làm điều đó với Việt Nam, họ có thể làm điều đó với tất cả mọi người", Janicee Buco, một đại diện phía Philippines của một tổ chức cộng đồng có tên Hiệp hội Việt-Philippines cho hay.
Vào tuần này Philippines đã ra cáo buộc hình sự đối với 9 thành viên thủy thủ Trung Quốctrên một tàu cá mà cảnh sát Philippines bắt giữ ở vùng biển tranh chấp trên Biển Đông vì đã đánh bắt hàng trăm con rùa biển lớn nằm trong danh sách các loài được bảo vệ.
Manila cũng cáo buộc Bắc Kinh đang có những hoạt động cải tạo đất nền trái phép ở bãi đá Gạc Ma trên Trường Sa, Biển Đông. Trung Quốc đã chiếm bãi đá Gạc Ma của Việt Nam trong trận Hải chiến Trường Sa năm 1988.
Theo giới chức Philippines, hoạt động của Trung Quốc có thể là nhằm chuẩn bị xây một đường băng hoặc một căn cứ quân sự. Bộ Ngoại giao Philippines cáo buộc Trung Quốc đã vi phạm Tuyên bố về ứng xử trên Biển Đông (DOC) đã được ký giữa ASEAN và Trung Quốc.
Trong khi đó, tại cuộc họp báo thường kỳ vào ngày hôm qua 15/5 ở Hà Nội, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình khi được hỏi về hoạt động của Trung Quốc trên bãi Gạc Ma đã khẳng định, "mọi hành vi làm thay đổi hiện trạng tại vùng biển Trường Sa, Hoàng Sa là vi phạm tuyên bố về ứng xử của các bên về Biển Đông.
Trung Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
Trào nước mắt nhớ về trận chiến Gạc Ma năm xưa Chiều 13/3, tại Đà Nẵng, cuộc giao lưu xúc động mang tên "Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa" được tổ chức với rất nhiều nước mắt của các chiến sĩ và thân nhân các liệt sĩ đã chiến đấu trong trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma 26 năm trước... Buổi giao lưu cũng là lễ phát động chương trình "Nghĩa tình Hoàng...