Bí mật sau đằng sau việc phải dùng đến 21 chiếc quan để chôn cất di thể Bao Thanh Thiên
Điều kỳ lạ này khiến hậu thế không khỏi hoài nghi, vì cớ gì mà vị quan cả đời trong sạch như Bao Công lại có một nghi lễ chôn cất phô trương, lãng phí như vậy khi qua đời?
Bao Công tên húy là Bao Chửng, còn được người đời ca tụng là “Bao Thanh Thiên”. Ông sinh năm 999, quê gốc ở Lư Châu, Hợp Phì, là nhà chính trị kiệt xuất của Tống triều.
Tên tuổi của Bao Công gắn liền với sự thanh liêm, công chính cùng nhiều giai thoại xử án nghiêm minh, công bằng. Ông được người đời vô cùng yêu quý, được hậu thế đời đời kính trọng nhờ những phẩm chất cao quý cùng tài năng xử án bất phàm.
Năm 1062, Bao Thanh Thiên lâm bạo bệnh và qua đời ở tuổi 64. Vua Tống Nhân Tông vô cùng thương tiếc, đích thân làm chủ lễ truy điệu, ban cho ông thụy hiệu “Hiếu Túc” và đưa linh cữu về quê cũ Lư Châu an táng.
Xung quanh cái chết của Bao Thanh Thiên, hậu thế có lưu truyền nhiều giai thoại. Trong đó, có giai thoại kỳ lạ kể về việc 21 chiếc quan tài cùng lúc được đưa ra 7 cửa thành Lư Châu và an táng tại những vị trí khác nhau.
Phải chăng, phía sau sự kiện chôn 21 quan tài cùng lúc ấy còn có ẩn tình gì khác?
Bao Thanh Thiên trên màn ảnh được xây dựng là mộ vị quan với tài năng “ngày xử án ở dương gian, đêm xử án cõi âm ty”. (Ảnh: Nguồn Internet).
Bí ẩn xoay quanh 21 chiếc quan tài cùng được an táng trong ngày mất của Bao Công
Nhắc đến Khai Phong phủ, hậu thế đều biết tới danh tiếng của vị quan nổi tiếng là Bao Thanh Thiên.
Khi còn làm quan, Bao Công nổi tiếng xử án thiết diện vô tư, không sợ quyền uy, không thiên vị người nhà, chấp pháp nghiêm minh, là một trong những vị quan liêm chính nhất trong lịch sử Trung Quốc và được con dân trăm họ đời đời yêu kính.
Nhớ năm xưa, Bao Chửng từng nhậm chức Tri phủ ở Đoan Châu.
Bấy giờ, nghiên mực Đoan Châu là nổi tiếng nhất. Vậy nhưng suốt quãng thời gian nhậm chức cho tới khi thuyên chuyển công tác, Bao Công thậm chí chưa từng cầm lấy một nghiên mực về nhà.
Cả cuộc đời làm quan của mình, Bao Thanh Thiên đều coi nỗi khổ của muôn dân trăm họ là việc đại sự. Ông dành tất cả sức lực của mình để diệt trừ quan tham, miễn giảm sưu thuế, một lòng vì dân vì nước.
Bất luận làm quan ở đâu, Bao Thanh Thiên đều xử án công bằng, chưa từng sợ đắc tội cường quyền, cũng chẳng thiên vị hoàng thân quốc thích hay quan gia quyền quý, càng không để việc tư xen vào việc công.
Đây cũng là lý do khiến ông từng gây thù chuốc án với không ít kẻ quyền thế.
Tới năm 1062, khi đang giữ chức vụ “Khu mật phó sứ” (tương đương với Tể tướng), Bao Công đột nhiên lâm bạo bệnh và qua đời.
Kể từ khi ông lâm bệnh cho tới lúc qua đời chỉ vẻn vẹn có 13 ngày. Những bất thường xung quanh cái chết này làm dấy lên nhiều nghi ngờ về “căn bệnh” bất ngờ đã lấy mạng Bao Thanh Thiên.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Sau khi Bao Công qua đời, người thân sợ kẻ thù sẽ tìm cách trả thù lên di thể, xương cốt của ông nên đã dùng kế sách nhằm “tung hỏa mù” để đánh lạc hướng.
Đó là sử dụng 21 chiếc quan tài khác nhau, cùng lúc đưa ra khỏi 7 cổng thành và chôn ở những địa điểm khác nhau với hy vọng không kẻ địch nào tìm ra mộ thật của Bao Thanh Thiên.
Sự ra đi của Bao Công cũng khiến dân chúng đau buồn không nguôi. Tại vị trí của những ngôi mộ này đều có người dân thường xuyên cúng bái, thay phiên trông coi.
Vậy nhưng khi quân Kim tràn vào, Hợp Phì bị xâm chiếm, những ngôi mộ giả của Bao Chửng đều ít nhiều bị hư hại, vật tùy táng cũng bị lấy đi.
Phải đợi đến mãi sau này, khi hòa bình lặp lại, hậu duệ của nhà họ Bao mới bí mật chuyển quan tài của Bao Công tới an táng gần ngôi mộ của phu nhân Đổng thị.
Sự thật về mộ Bao Thanh Thiên: Mộ táng một nơi, người chôn một nẻo?
Trước kia, hầu hết mọi người đều tin rằng mộ thật của Bao Công nằm tại Tống Lăng (huyện Củng, tỉnh Hà Nam). Nơi đây cũng thường xuyên được nhân dân cúng bái, tu sửa qua các triều đại.
Không ai ngờ rằng ngôi mộ nghi ngút khói hương qua hàng thế kỷ ấy thực chất lại chỉ là một ngôi mộ giả để đánh lạc hướng người đời.
Mộ của Bao Công ngày nay nằm tại nghĩa trang Đại Hưng Tập, thuộc ngoại ô thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy. Từ năm 1956, phần mộ của vị quan thanh liêm này đã được liệt vào danh sách văn vật trọng điểm được bảo vệ cấp tỉnh.
Trước đó, để tìm được vị trí chính xác ngôi mộ thật của vị quan thanh liêm nổi tiếng ấy trong quần thể mộ của nhà họ Bao, giới khảo cổ Trung Quốc đã tốn không ít công sức.
Chỉ đến khi chính quyền địa phương có chỉ thị di dời mộ thật của Bao Công để phục vụ cho quá trình quy hoạch, hậu thế mới biết được vị trí an táng chính xác của Bao Thanh Thiên.
Từ lâu, dân chúng trong vùng đều tin rằng mộ của Bao Công nằm ở vị trí nổi bật nhất trong quần thể các ngôi mộ gia tộc họ Bao.
Đến khi khai quật quần thể mộ này, các nhà khảo cổ không bắt đầu từ ngôi mộ lớn nhất mà tiến hành từ ngôi mộ nhỏ nằm lẻ phía ngoài cùng.
Ngôi mộ ngoài rìa được cất táng hết sức thô sơ, còn nhiều dấu vết lộ ra sự vội vàng trong quá trình chôn cất. Không ngờ rằng tại đây, đội khảo cổ đã phát hiện 1 quan tài làm bằng gỗ mộc tơ vàng vô cùng quý giá.
Chất liệu quan tài phần nào nói lên vị thế không tầm thường của chủ nhân ngôi mộ. Nhưng di cốt phía bên trong chỉ có một bộ xương không đầy đủ, cũng không có kèm theo vật tùy táng nào để xác nhận thân phận.
Không ngờ rằng, lớp đất phía đầu trên quan tài lại phát hiện 2 tấm bia đá khắc kín hai mặt nhưng có một số chỗ bị thiếu do vỡ.
Thông qua việc xác minh bằng văn tự khắc trên bia đá, các chuyên gia khẳng định một tấm là của Bao Công, một là của Đổng thị – vị phu nhân thứ hai của ông.
Tấm mộ chí của Bao Công đã bị đập vỡ 5 miếng, nhưng khi ghép lại vẫn tương đối hoàn chỉnh. Trên đó có khắc đến gần 3000 chữ về cuộc đời Bao Chửng, hơn nhiều so với những tư liệu lưu lại trong chính sử.
Để tránh nạn binh lửa và đánh lạc hướng những kẻ trộm mộ, di cốt của Bao Thanh Thiên đã được con cháu trong gia tộc họ Bao di chuyển tới chôn cất ở một nơi bí mật.
Dù phát hiện có hai tấm bia, nhưng nơi đây lại chỉ có một bộ di cốt. Khi cả giới khảo cổ đang hoang mang trước sự việc này, thì sự chỉ điểm của một người xuất thân từ gia đình có nhiều đời trông coi nghĩa trang đã giúp họ tìm được hướng khai quật tiếp đó.
Công tác khai quật được tiến hành tại ngôi mộ lớn nhất. Đây mới chính xác là nơi hợp táng Bao Công và phu nhân Đổng thị với phần địa cung, hầm mộ được xây dựng bề thế.
Bên trong địa cung chỉ còn lưu lại một quan tài với hài cốt đã mục hoàn toàn. Bên trên có tìm thấy một góc bia đá vừa khớp với miếng còn thiếu trên bia đá của Đổng thị.
Kết quả giám định sau đó cũng đã cho thấy, di cốt lưu lại ở trong quan tài gỗ quý thuộc về ngôi mộ phía ngoài rìa chính xác là của Bao Thanh Thiên.
Thì ra, trước những cuộc binh biến liên miên không dứt, người trong gia tộc họ Bao đã bí mật chuyển quan tài an táng Bao Công rời khỏi địa cung nguyên táng để chôn tại vị trí bí mật hơn, cũng chính là ngôi mộ nằm lẻ loi phía ngoài rìa nghĩa trang gia tộc.
Có thể thấy, tất cả những việc làm có phần phức tạp, liên quan đến công tác an táng di thể Bao Công đều nhằm hướng tới một mục đích duy nhất, đó là giúp vị quan họ Bao được yên giấc ngàn thu sau khi đã dành cả cuộc đời để bảo vệ lẽ phải.
Theo Tri Thức Trẻ
Bí ẩn: Người phụ nữ sinh con trong quan tài sau khi đã chết
Các ca sinh đùn sau khi chết là rất hiếm, nhưng không phải không có ngay cả ở hiện tại.
Năm 2010, trong khi khai quật một ngôi mộ có niên đại từ thời Trung Cổ ở Italia, các nhà khoa học phát hiện ra hài cốt của một người phụ nữ trẻ. Cô gái được xác định chỉ từ 25-35 tuổi và có một lỗ hổng trên đỉnh hộp sọ.
Đáng chú ý hơn, giữa hai xương đùi của hài cốt người phụ nữ là những mảnh xương nhỏ - được xác định chính là bộ xương của đứa con trong bụng cô ấy. Người phụ nữ đã chết khi đang mang thai.
Hài cốt của đứa bé nằm ở lưng chừng, với phần chân vẫn còn trong khoang xương chậu của người mẹ. Không còn nghi ngờ gì nữa, các nhà khoa học kết luận cô ấy đã sinh con trong quan tài, sau khi đã chết và được chôn cất.
Bí ẩn: Người phụ nữ sinh con trong quan tài sau khi đã chết
Nghiên cứu về trường hợp này được thực hiện bởi các nhà khoa học đến từ Đại học Ferrara và Đại học Bologna. Kết quả được đăng trên tạp chí World Neurosurgery. Trong đó, họ báo cáo hài cốt được phát hiện ở tư thế úp mặt, bên trong một quan tài bằng gạch.
Phân tích cho thấy niên đại của ngôi mộ từ khoảng thế kỷ thứ 7 và thứ 8 sau Công Nguyên. Người phụ nữ này còn khá trẻ, chỉ mới 25 đến 35 tuổi. Dựa trên chiều dài xương đùi của thai nhi, các nhà khoa học cho biết cô ấy đã mang thai đứa con đến tuần thứ 38.
Mang thai đủ tháng là khoảng 40 tuần, vì vậy người mẹ này đã sống được rất gần ngày hạ sinh. Không may, cô ấy đã chết với một lỗ hổng trên đỉnh hộp sọ.
Mặc dù vậy, lỗ hổng này không gây phải là một tai nạn. Các nhà khoa học cho biết thời Trung Cổ, các y sĩ Châu Âu thường thực hiện một thủ thuật gọi là trepanation. Trong đó, họ sẽ khoan một lỗ tròn ở trung tâm hộp sọ người bệnh với hi vọng chữa trị cho họ.
Sản phụ này chắc chắn cũng đã trải qua thủ thuật trepanation, khi các nhà khoa học tìm thấy 3 rãnh nhỏ khác xung quanh lỗ hổng trên hộp sọ, trùng khớp với chiếc khoan thường được dùng để thực hiện thủ thuật này.
Phần xương xung quanh lỗ hổng có dấu hiệu đang lành lại, cho thấy người phụ nữ trẻ đã sống được ít nhất vài tuần sau trepanation.
Lỗ hổng trên hộp sọ và các rãnh nhỏ gây ra bởi thủ thuật trepanation
Nhưng tại sao các y sĩ lại muốn khoang một lỗ hổng trên hộp sọ của một người phụ nữ mang thai? Các nhà khoa học đoán đó là cách họ đối phó với bệnh sản giật.
"Trepanation thường được sử dụng để điều trị tăng huyết áp, vì nó làm giảm áp lực bên trong hộp sọ. Chúng tôi đã đưa ra giả thuyết rằng tổn thương này có thể liên quan đến việc điều trị một chứng rối loạn thai kỳ tăng huyết áp như tiền sản giật", các nhà nghiên cứu viết.
"Sản giật là kết quả của cơn động kinh tiền sản giật, có thể ảnh hưởng đến phụ nữ sau tuần thứ 20 của thai kỳ, và các bệnh tăng huyết áp vốn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho các bà mẹ.
"Một số triệu chứng phổ biến nhất của bệnh này là sốt cao, co giật, đau vùng chẩm trước và vùng chẩm, áp lực nội sọ tăng cao, xuất huyết não. Tất cả các triệu chứng này, từ thời tiền sử cho đến thế kỷ 20, đều có thể được điều trị bằng trepanation".
Mặc dù vậy, có thể phương pháp điều trị xâm lấn này đã không cứu được người phụ nữ trong ngôi mộ. Hoặc là cô ấy cũng có thể chết từ chính biến chứng của thủ thuật, kéo theo cái chết của đứa bé trong bụng.
Viết trong nghiên cứu với tấm ảnh được chụp lại ở thời điểm khai quật ngôi mộ, các nhà khoa học lưu ý bộ xương thai nhi nằm ở một vị trí rất bất thường. Đầu và thân mình của đứa bé nằm giữa hai xương đùi người mẹ, trong khi đó, xương chân vẫn nằm trong khoang chậu.
Đầu và thân mình của đứa bé nằm giữa hai xương đùi người mẹ, trong khi đó, xương chân vẫn nằm trong khoang chậu.
Điều này đưa các nhà nghiên cứu tới một kết luận, đó là người phụ nữ đã sinh con trong quan tài. Hiện tượng hiếm gặp này còn được gọi là "sinh đùn thai nhi sau khi chết". Nó xảy ra một cách tự nhiên trong quá trình phân hủy thi thể của thai phụ.
Mặc dù chưa từng được chứng kiến tận mắt, các nhà khoa học đoán rằng khi thi thể của một người phụ nữ mang thai phân hủy, nó sẽ tạo ra khí tích tụ bên trong khoang bụng. Chính lượng không khí này đã tạo áp lực đẩy thai nhi ra ngoài.
Nhưng con đường đi ra của đứa trẻ vẫn là một câu hỏi. Thông thường, một người mẹ sẽ đẻ con qua ống âm đạo. "Nhưng cổ tử cung không thể giãn ra khi xác chết đã cứng lại", Jen Gunter, một bác sĩ phụ khoa cho biết.
"Tôi nghi ngờ những gì thực sự đã xảy ra, đó là áp lực từ khí tích tụ đã đẩy thai nhi qua một khe vỡ trên tử cung vào âm đạo, vì âm đạo mỏng hơn nhiều so với cổ tử cung".
Bất chấp mọi chuyện đã xảy ra như thế nào, đứa trẻ chắc chắn cũng đã chết trước khi nó được sinh ra trong quan tài.
Các ca sinh đùn sau khi chết là rất hiếm, nhưng không phải không có ngay cả ở hiện tại. Vừa năm ngoái, một người phụ nữ 33 tuổi ở Nam Phi cũng đã chết trong khi đang mang thai. Khoảng 10 ngày sau khi cô ấy qua đời, nhân viên nhà tang lễ phát hiện người phụ nữ đã hạ sinh một thai nhi trong quan tài.
Fundile Makalana, giám đốc của nhà tang lễ ở Nam Phi cho biết: "Khi nhân viên của chúng tôi đưa thi thể từ khay xác vào quan tài để chuẩn bị mai táng, chúng tôi phát hiện ra một em bé mới sinh nằm giữa hai chân của người mẹ".
"Em bé đã chết. Chúng tôi vô cùng sốc và hoảng sợ trước sự việc này, đến nỗi không kịp nhìn xem giới tính của em bé là gì. Tôi đã làm công việc này 20 năm nhưng chưa từng thấy chuyện này xảy ra".
Theo Tri Thức Trẻ
Bố mẹ kinh hãi khi phát hiện bọ rệp cắm sâu nửa thân vào da đầu con trai mình Dịp Tết Đoan Ngọ vừa qua, một bé trai 6 tuổi ở Thường Xuân, Trung Quốc không ngừng kêu đau đầu. Khi bố mẹ bé kiểm tra thì phát hiện một con bọ rệp (thuộc loài bọ chó) đang cắm sâu nửa thân vào da đầu của cậu bé. Bố mẹ bé đã làm mọi cách đều không thể lấy con bọ ra...