“Bí mật” sau bức tranh gia đình hạnh phúc và sự thật hôn nhân: Bất cứ ai làm vợ cũng thấy mình ít nhất 1 lần “đã từng”
Nghịch lý lại nằm ở chỗ, có sự chia sẻ, thổ lộ nhưng một bên thấy bình thường còn 1 bên cảm thấy tổn thương nặng nề.
Sự bất thường trong những tình huống tưởng chừng bình thường
Gần đây tôi đã nghe một câu chuyện rất thú vị: Hai vợ chồng dắt con đi công viên vui chơi. Người chồng đuổi theo con đi khắp nơi hỏi han liên tục: “Con có muốn uống nước không”, “Con có ăn bánh, uống sữa không”, “Bố chơi trò này với con nhé” và người vợ chậm rãi đi theo sau.
Nghe có vẻ như bức tranh này khá hài hòa và tròn trịa. Nhưng đối với người vợ này, không những cô không cảm thấy hạnh phúc mà còn nghĩ mình như người thừa.
Cô ấy chia sẻ: “Tôi tưởng tượng ra ngoài chơi, hai vợ chồng nắm tay nhau, các con vui chơi phía trước. Chúng tôi có thể trò chuyện, trao đổi về công việc. Khi nào con cần, chúng tôi sẽ giúp đỡ hoặc chơi cùng con. Nhưng anh ấy quan tâm đến con 1 cách thái quá, khiến nó mất đi sự độc lập”.
Tranh minh họa
Chắc hẳn sẽ có nhiều người cho rằng cô vợ này quá “lắm chuyện, ích kỉ” nhưng sự thật là vấn đề hôn nhân xuất phát từ những điều tưởng chừng nhỏ bé nhất.
Mỗi ngày khi đi làm về, chồng cô đều hỏi một câu giống nhau: “Con hôm nay thế nào?”, “Mẹ đi đâu rồi, tối nay ăn gì đấy?”. Nhưng anh chưa bao giờ chủ động quan tâm đến vợ, hỏi han xem cô ấy có vui không.
Và điều đặc biệt khi giãi bày cùng chồng, câu trả lời cô nhận được là: “Chúng ta đang yêu nhau sao? Con cái lớn cả, bản thân cũng 40 đến nơi rồi còn đòi hỏi lãng mạn gì nữa”.
Nghịch lý lại nằm ở chỗ, có sự chia sẻ, thổ lộ nhưng một bên thấy bình thường còn 1 bên cảm thấy tổn thương nặng nề.
Bất kể lý do là gì, chúng ta có thể thấy hai tình huống hoàn toàn khác nhau dưới góc nhìn của đàn ông và phụ nữ.
Video đang HOT
Đàn ông có một vấn đề cốt lõi: Họ không thể bộc lộ tâm tư, tình cảm của mình hoặc không biết bộc lộ đúng cách. Có thể bản chất của họ khô khan vậy chứ không hề có sự nghĩ suy sâu xa gì. Hoặc trong trường hợp trước đó 2 vợ chồng đã trải qua những rạn nứt khó hàn gắn. Rất nhiều người đàn ông cố chấp dù nói đã quên, đã bỏ qua nhưng rồi họ thay đổi hẳn thái độ với vợ chỉ vì 1 sai lầm đã được giải quyết dứt điểm.
Từ góc độ của phụ nữ, vấn đề cốt lõi của họ là: Không hiểu bản chất đàn ông và phụ thuộc quá nhiều vào đàn ông.
Không đơn giản để hiểu hết về 1 con người dù đối phương là vợ/ chồng mình. Nhiều khi đàn ông sống trong cảm xúc của chính mình và không thể nhìn thấy nhu cầu của vợ cũng như không hiểu tại sao trong mắt mình nó là màu đen mà vợ cứ hiểu ra màu xám.
Nhiều người trong số những phụ nữ này gần như không có bản ngã. Họ luôn coi mình là dây leo và coi đối phương như thế giới của riêng mình. Kết quả, phụ nữ nghĩ rằng đó là tình yêu dành cho đàn ông nhưng đàn ông cảm thấy đó là áp lực. Nhưng đó là sự kiểm soát.
Làm thế nào để có thể thay đổi trạng thái này?
Đối với phụ nữ:
Bản năng chúng ta luôn tin rằng trong một gia đình, người đàn ông, làm chồng, làm cha thì phải mạnh mẽ, gánh vác nhiều trách nhiệm hơn.
Nhưng nhiều khi bạn sẽ bỏ qua một vấn đề rất quan trọng, trước khi làm chồng, làm cha, anh ấy đã là một người đàn ông bình thường. Anh ấy sẽ có những nhu cầu, cảm xúc, mệt mỏi, tổn thương và áp lực…
Anh ấy không nói ra nhưng không có nghĩa là anh ấy không tự mình cảm nhận được.
Nhưng khi cảm thấy không thể giải tỏa với vợ, anh ta sẽ cố gắng quên đi, chuyển sự chú ý của mình sang người khác, chẳng hạn như con cái, sự nghiệp hoặc bên thứ ba.
Một người phụ nữ không có lòng tự trọng không thể nói về việc yêu người khác, bởi vì thùng chứa cảm xúc bên trong của bạn đã trống rỗng. Và cho dù bạn có cho đi bao nhiêu đi chăng nữa, bạn cũng đang cố đổi lấy tình yêu của người kia.
Tranh minh họa
Yêu một người không phải là làm thay đổi người ấy, mà trước hết phải hiểu người ấy, sau đó linh hoạt bày tỏ nhu cầu của mình. Một mối quan hệ tốt là vợ chồng luôn ủng hộ nhau và hiểu nhau.
Đối với đàn ông:
Hãy cố gắng làm tròn vai của 1 người chồng, chọn lọc những điều tốt đẹp để tạo lập thói quen tích cực.
Hôn nhân không phải gông cùm, nó giống 1 ngôi nhà nhỏ nhưng bộ mặt ta sao, to bé thế nào lại là sự quyết định của mỗi người vợ, người chồng.
Sau khi bước vào hôn nhân, cuộc sống của bạn sẽ thay đổi từ 1 cá thể thành một gia đình. Trong gia đình này, bạn có thể chọn là chính mình, giữ khuôn mẫu ban đầu và duy trì cái tôi của mình.
Vì vậy đừng bắt chồng phải theo ý mình. Nếu bản chất anh ta khô khan, có thể bồi đắp cảm xúc dần. Quan trọng phải để cho anh ấy thấy sự cao thương, bao dung của bạn, anh ấy sẽ tự giác thay đổi. Bạn càng để ý tiểu tiết, hoạnh họe, dằn dỗi càng đẩy người đàn ông của bạn ra xa hơn.
Trong một mối quan hệ, khi hai người nghĩ về những gì họ có thể làm cho nhau, hỗ trợ và an ủi nhau kịp thời, mọi thứ sẽ tự nhiên tốt đẹp.
Chưa trả lời được 4 câu hỏi này đàn ông nên cân nhắc việc kết hôn
Kết hôn không chỉ đơn giản là hai người sẽ sống chung với nhau mà còn có rất nhiều vấn đề liên quan khác. Vì thế trước khi quyết định tiến tới hôn nhân, đàn ông cần chắc chắn mình đã sẵn sàng.
Bạn có định dành cả đời cho người này không?
Hôn nhân là sự kiện trọng đại của đời người. Ngày nay, nhiều người trẻ tuổi bồng bột trong tình yêu, kết hôn và ly hôn. Hôn nhân không phải cuộc chơi của trẻ con, một khi đã kết hôn thì phải có tinh thần trách nhiệm. Hãy kết hôn vì bạn muốn ở bên người này mãi mãi, không phải là sự bốc đồng nhất thời. Chỉ khi xác nhận được điều này, hôn nhân mới có ý nghĩa.
Ảnh minh họa: Internet
Bạn có khả năng hỗ trợ tài chính gia đình chưa?
Liệu bạn đã có khả năng nuôi một gia đình khi tiến tới hôn nhân chưa? Phụ nữ trong nhà kiếm tiền đến đâu thì trách nhiệm với gia đình cuối cùng vẫn là trách nhiệm của người đàn ông. Bạn không quan tâm vợ tương lai của bạn có bao nhiêu tiền, nó không liên quan gì đến bạn. Điều bạn muốn suy nghĩ là sau khi kết hôn, khả năng tài chính của bạn có đủ nuôi sống gia đình hay không.
Dù bạn không có khả năng mua xe hoặc mua nhà, nhưng số tiền mà bạn kiếm được đủ để đáp ứng nhu cầu cuộc sống, và có được một khoản tiền tiết kiệm khả quan. Khoản tiền này không nhất thiết là phải là những con số rất lớn, chỉ cần có thể mang lại cho mình chút dư giả về tiền bạc để xoay sở hoặc trong những lúc cấp bách là được.
Bạn đã sẵn sàng gánh vác trách nhiệm gia đình chưa?
Đàn ông sau khi kết hôn không được tự do, không gò bó như trước khi kết hôn. Chúng ta không nên bị đẩy lùi và chán nản với hôn nhân chỉ vì chúng ta bị hạn chế trong hôn nhân. Nếu không nghĩ đến điều này thì sau khi kết hôn sẽ gặp rất nhiều rắc rối, cãi vã.
Ảnh minh họa: Internet
Là đàn ông, ở giai đoạn nào của cuộc đời cũng phải sống có trách nhiệm. Hôn nhân không đơn giản như một gia đình có hai người, nếu không muốn gánh thêm trách nhiệm này thì tốt nhất đừng kết hôn.
Bạn đã sẵn sàng làm cha chưa?
Khi bạn đã kết hôn, cuộc sống sẽ không còn đơn giản như trước. Bạn sẽ phải đảm đương thêm nhiều công việc và trách nhiệm để thực hiện vai trò của một người chồng. Một gia đình cần người trụ cột về tài chính và tinh thần, cần người xử lý những việc trọng đại cũng như chăm lo, vun vén để xây dựng tổ ấm hạnh phúc.
Khi có con cái, bạn sẽ làm cha, phải chịu trách nhiệm về cuộc sống của những đứa trẻ từ khi còn trong bụng mẹ, đến khi sinh ra, nuôi dưỡng và giáo dục. Vì thế bạn phải chắc chắn mình đã sẵn sàng cho mọi thứ trước khi quyết định tiến tới hôn nhân.
Yêu nhau 7 năm nhưng cưới về chồng chưa chịu sinh con khi vợ đã 29 tuổi, nguyên nhân khiến cô vừa sốc vừa uất ức Để lại cho chồng những lời ấy, Nhung dọn đồ về nhà mẹ đẻ. Biện pháp cứng rắn của cô đòi hỏi Thành phải suy ngẫm lại mọi chuyện, nhìn nhận cái sai của bản thân. Sau khi kết hôn, người đàn ông sẽ có thêm một vai trò, vị trí mới, đó là làm chồng và làm cha. Đàn ông khôn ngoan...