Bí mật rùng rợn về 100 đứa trẻ mất tích trước khi Từ Hy Thái Hậu qua đời
Chỉ đến khi lăng mộ Từ Hy bị Tôn Điện Anh đào trộm vào năm 1928, chân tướng về sự biến mất đồng loạt của 100 đứa trẻ mới thực sự được phơi bày.
Khi bắt đầu xây dựng lăng mộ cho mình, Từ Hy đã sai người bắt 100 đứa trẻ trong kinh thành để phục vụ cho một âm mưu mất nhân tính.
Từ Hy Thái hậu (1835 – 1908), là phi tần của hoàng đế Hàm Phong, mẹ ruột vua Đồng Trị và là người phụ nữ từng nắm quyền nhiếp chính của Đại Thanh trong suốt nhiều năm. Sinh thời, bà từng bị nhiều nhà sử học Trung Hoa và hải ngoại miêu tả như một bạo chúa và cũng bị coi là người phải chịu trách nhiệm cho sự sụp đổ của nhà Thanh.
Từ Hy thẳng tay đàn áp dân chúng, quan lại để đảm bảo cho mình vị trí độc tôn, mặc sức hưởng thụ cuộc sống xa hoa có 1-0-2.
Dưới sự trị vì của bà, “Mãn Thanh thập đại khổ hình” (10 phương pháp tra tấn của nhà Thanh – BTV), được áp dụng rộng khắp, gây nên nỗi lo sợ cho dân chúng.
Khi đã bước sang độ tuổi gần đất xa trời, Từ Hy vẫn cho tàn sát không ít đại thần liêm chính trong triều với quan niệm “thà giết nhầm còn hơn bỏ sót”.
Theo hồi ức của những cung nữ từng trốn thoát khỏi Tử Cấm Thành sau khi Thanh triều mạt vận, vị Lão Phật gia này năm xưa từng bắt cung nhân hầu hạ mình phải nằm nghiêng khi ngủ và dùng chăn che nửa mặt để tránh họ “ăn cắp” phúc trạch mà thần linh ban cho chủ nhân hằng đêm.
Bấy giờ, trong nhóm đạo sĩ phục vụ dưới trướng Thái hậu, có kẻ biết tâm sự của bà ta nên đã đưa ra một chủ ý vô cùng tàn ác: Tuẫn táng cùng Thái hậu 100 đứa trẻ khoảng 10 tuổi trong lăng mộ.
Theo lý giải của đạo sĩ bất lương trên, linh hồn con trẻ là những linh hồn thuần khiết tới nỗi không một thế lực ma quỷ nào có thể chống lại. Nếu bắt 100 đứa trẻ chôn cùng thì linh hồn Thái hậu sẽ luôn được chúng bảo vệ.
Sau khi Từ Hy chết, người ta mới phát giác bà ta liên quan tới sự mất tích của 100 đứa trẻ.
Có giai thoại còn truyền lại rằng, vào những ngày ấy, tiếng oán thán, than khóc vang lên khắp đường lớn ngõ nhỏ ở Bắc Kinh.
100 đứa trẻ này sau đó đã bị đưa đến nơi xây lăng mộ, làm những công việc nặng nhọc phụ giúp những người thợ ở đó. Sau cùng, khi mọi việc hoàn thành, chúng lập tức biến mất.
Bí mật này được giữ kín trong suốt nhiều năm bởi dân gian cứ ngỡ những đứa trẻ này được đưa vào cung hầu hạ, trò chuyện với Từ Hy Thái hậu. Chỉ đến năm 1928, khi lũ trộm mộ của Tôn Điện Anh đột nhập nơi an nghỉ của vị Thái hậu cao quý này, bí mật rợn người về sự biến mất của 100 đứa trẻ mới được phơi bày chân tướng.
Ác giả ác báo, Từ Hy Thái hậu bị người cạy mồ, cướp đoạt thứ đồ quý giá chôn cùng.
Chúng đều bị chôn sống trong lăng mộ, bị dán rất nhiều bùa yểm để linh hồn không thể rời khỏi nơi đó để đi đầu thai, đời đời kiếp kiếp bảo vệ bà Thái hậu tàn ác.
Tuy nhiên, nhân quả ác báo, lưới trời tuy thưa nhưng khó lọt, mọi toan tính phi đạo đức của Từ Hy đều tan thành mây khói sau khi bà qua đời.
Phát minh rùng rợn đoạt mạng nhiều người, kể cả Hoàng đế Napoleon
Nhà hóa học Carl Wilhelm Scheele nổi tiếng thế kỷ 18 là người có nhiều phát hiện, sáng chế đáng chú ý. Trong số này có việc ông tạo ra màu xanh 'chết chóc' đoạt mạng nhiều người, bao gồm cả hoàng đế Napoleon.
Hoàng đế Napoleon nổi tiếng của Pháp qua đời năm 1821. Kết quả phân tích mẫu tóc của ông cho thấy có lượng lớn arsen. Ông hoàng lừng lẫy một thời này nhiễm độc arsen và tử vong được cho là do phát minh rùng rợn của Carl Wilhelm Scheele.
Cụ thể, nhà hóa học Carl Wilhelm Scheele sống vào thế kỷ 18 có nhiều phát hiện và sáng chế quan trọng. Trong số này, đáng chú ý là việc ông tạo ra màu xanh tuyệt đẹp nhưng "chết chóc". Người ta gọi nó là màu xanh Scheele.
Scheele phát minh ra màu xanh này sau nhiều thí nghiệm với arsen oxide (As2O3), Na2CO3 và dung dịch đồng sulfate (CuSO4).
Màu xanh mà Scheele tạo ra nổi trội hơn so với tất cả màu xanh được sản xuất từ đồng carbonate (CuCO3).
Thêm nữa, màu xanh của Scheele gây ấn tượng với khả năng lưu màu rất lâu và dễ dàng chế tạo với nguyên liệu sẵn có.
Chính vì vậy, màu xanh do Scheele nghiên cứu tạo ra được ứng trọng trong sản xuất nến, nhuộm vải, giấy dán tường, đồ gia dụng và đồ chơi trẻ em.
Các sản phẩm sử dụng màu xanh Scheele được sử dụng rộng rãi trong đời sống của người dân ở nhiều nước châu Âu khi ấy.
Tuy nhiên, mọi người không hề biết rằng màu xanh Scheele vô cùng độc hại, nguy hiểm tính mạng. Điều này xuất phát từ việc các sản phẩm chứa màu xanh này sau một thời gian bị ẩm sẽ tạo ra phản ứng hóa học giải phóng arsen bay hơi vào không khí.
Khi ấy, những người tiếp xúc với màu xanh Scheele sẽ nhiễm độc arsen mà không hay biết. Sau một thời gian dài, người tiếp xúc sẽ mắc bệnh về hô hấp, ung thư, thậm chí là tử vong.
Căn phòng nơi hoàng đế Napoleon ở những năm tháng cuối đời được sơn màu xanh Scheele và dùng giấy dán tường loại này. Chính điều này khiến Napoleon "hấp thụ" lượng lớn arsen dẫn đến mắc nhiều bệnh tật và qua đời.
Mời độc giả xem video: Tái hiện trận chiến lịch sử của hoàng đế Napoleon. Nguồn: VTC14.
'Rùng mình' những cái chết liên quan đến hòn đảo mang lời nguyền chết chóc Những chủ nhân của biệt thự trên đảo Gaiola đều qua đời bí ẩn, dẫn đến lan truyền tin đồn về một lời nguyền chết chóc. Isola della Gaiola (thường được gọi là Gaiola) là hòn đảo nhỏ nằm ngay ngoài vịnh Naples, Ý, có tổng diện tích khoảng 42 hecta. Gaiola bao gồm 2 đảo nhỏ, được kết nối bởi một cây...