Bí mật quân sự: 1 chọi 500 Hồi kết của Đế chế Inca
Đối diện kẻ thù đông hơn 500 lần, một kẻ chinh phạt người Tây Ban Nha cùng nhóm lính đánh thuê nhỏ bé của ông đã liều lĩnh tấn công và chiến thắng.
Nếu không có ưu thế số lượng, nhiều chỉ huy hẳn sẽ rất đắn đo về quyết định tấn công của mình.
Vậy nhưng vào năm 1532, một kẻ chinh phạt (conquistador) người Tây Ban Nha cùng nhóm lính đánh thuê nhỏ bé của ông đã đối mặt quân đội của Đế chế Inca đông hơn gấp 500 lần. Không sợ hãi trước ưu thế khủng khiếp của đối phương, ông ta đã quyết định tấn công.
Francisco Pizarro là một nhà thám hiểm người Tây Ban Nha đến châu Mỹ để tìm vàng. Ông là một cựu binh từng chiến đấu lâu năm ở Ý và được nể phục vì sự dũng cảm trong chiến đấu.
Đầu tiên ông đến vùng đất mà nay là nước Columbia vào năm 1502, mười năm sau khi Christopher Columbus tìm ra châu Mỹ. Trong gần 30 năm sau đó, Pizarro dẫn đầu các đoàn viễn chinh đến nhiều vùng Nam Mỹ để tìm kiếm sự giàu có mà ông ta vẫn chưa giành được.
Francisco Pizarro
Một thời gian sau, ông nghe được tin đồn về những người sống ở vùng núi Andes, nay là Peru, rằng họ có rất nhiều vàng.
Năm 1531, ông được cấp phép khai phá vùng núi Andes nhân danh vua Tây Ban Nha, với điều kiện phải nộp lại một phần năm số kho báu cho nhà vua.
Ông chỉ có đủ tiền thuê một con tàu và một nhóm lính đánh thuê nhỏ. Nhiều người trong số họ cũng giống như Pizarro, là cựu chiến binh của các cuộc xung chiến ở châu Âu và Nam Mỹ.
Pizarro đã 55 tuổi khi ông bắt đầu cuộc viễn chinh, và một số người cho rằng ông đã quá già để có thể chỉ huy hiệu quả. Tuổi thọ trung bình ở châu Âu vào thời điểm đó là dưới 40, và việc một người sống thọ như Pizarro là tương đối hiếm.
Và khi đặt chân lên bờ biển Peru, Pizarro không ngờ rằng mình sắp phải đối mặt với đế chế hùng mạnh nhất Nam Mỹ lúc đó – Đế chế Inca
Di tích Machu Pichu – “Thành phố đã mất” của Đế chế Inca
Đầu những năm 1500, Đế chế Inca trải dài hơn 1.000 dặm từ Bắc vào Nam và có hơn 40 triệu dân.
Quân đội Inca rất lớn – có những thời điểm họ vận động tới 200000 binh lính đặt dưới sự chỉ huy của Sapa Inca – nhà cai trị tối cao.
Tuy nhiên, người Inca gần đây đã tham gia vào cuộc nội chiến dai dẳng và tang tóc khi hai anh em, Huáscar và Atahualpa, chiến đấu để trở thành người cai trị mới của Inca.
Video đang HOT
Đầu năm 1532, Atahualpa cuối cùng đã đánh bại anh trai mình và tuyên bố mình là Sapa Inca mới.
Người Inca đã nghe nói về các nhà thám hiểm Tây Ban Nha với phong tục và trang phục kỳ lạ của họ, và Atahualpa rất tò mò – ông muốn gặp những người kỳ lạ này.
Tranh vẽ Vua Atahualpa, thế kỷ 18.
Khi biết rằng một nhóm nhỏ trong số họ đã đặt chân lên bờ biển Inca, ông đã gửi một sứ giả để hướng dẫn họ đến thành phố Cajamarca ở vùng cao nguyên phía bắc Peru, cao 9.000 feet (2.743 mét) trên mực nước biển.
Sapa Inca không cảm thấy bị đe dọa một chút nào bởi những người nước ngoài này – lực lượng của Pizarro chỉ có 168 người. Họ hoàn toàn bị cô lập, nằm sâu trong lãnh thổ Inca và Atahualpa đã chờ đợi họ cùng với đội quân 80.000 người của ông, gồm những chiến binh kỳ cựu và mới chiến thắng trong cuộc nội chiến.
Pizarro và người của ông đã đến thành phố vào ngày 15 tháng 11 năm 1532. Hầu hết dân số Cajamarca đã rời đi theo lệnh của Atahualpa, và Pizarro nhanh chóng nhận ra rằng tình hình của mình rất bấp bênh. Quân đội Inca đóng trại ở một ngọn đồi phía trên thành phố và rõ ràng quân đội khổng lồ này có số lượng vượt xa quân Tây Ban Nha.
Rút lui không phải là một lựa chọn vì tuyến đường trở lại biển sẽ đưa người Tây Ban Nha đến gần một số tòa thành lớn của Inca. Pizarro giải thích cho người của mình rằng kế hoạch khả thi duy nhất là tiến hành một cuộc tấn công táo bạo vào quân đội Inca.
Atahualpa tiến vào thành phố với khoảng 7.000 lính của mình vào buổi tối. Phần còn lại của quân đội của ông chờ đợi trên cánh đồng cỏ ngay bên ngoài các bức tường của thành phố. Pizarro và Sapa Inca có một cuộc họp, tuy nhiên cuộc họp rơi vào bế tắc do khâu phiên dịch không tốt. Hai bên đồng ý rằng người Inca sẽ trở lại vào ngày hôm sau.
Để chuẩn bị, những người lính Pizarro đã ẩn mình trong các tòa nhà xung quanh quảng trường chính. Lính đánh thuê Tây Ban Nha được trang bị với công nghệ vũ trang mới nhất và tốt nhất của châu Âu: giáo và kiếm được chế tạo ở những lò rèn tốt nhất Tây Ban Nha tại Toledo, cùng với đó là nỏ, một số lượng nhỏ súng hỏa mai và vài khẩu pháo.
Hầu hết những người lính Tây Ban Nha cũng mặc áo giáp được sản xuất tại Toledo, bao gồm áo giáp, và các miếng giáp bảo vệ tay, chân và cổ, cùng giáp kim loại bảo vệ hạ bộ và mũ giáp.
Lính Tây Ban Nha tấn công đội quân của Atahualpa
Các chiến binh Inca đối mặt với họ không có giáp trụ và hầu hết chỉ mang theo chùy hoặc rìu. Chúng rất hữu ích trong chiến đấu với các bộ lạc Nam Mỹ khác, nhưng chúng gần như vô hiệu trong chiến đấu với những kẻ chinh phạt mặc giáp thép.
Vũ khí Inca có thể gây thương tích với những người lính Tây Ban Nha, nhưng họ không thể hoặc giết hoặc vô hiệu hóa đối phương.
Khi Atahualpa trở lại thành phố với khoảng 7.000 người vào sáng hôm sau, Pizarro đã ra lệnh cho đội quân của mình tấn công. Những gì diễn ra sau đó không hẳn là một trận đánh, thậm chí là vẫn còn khó mà coi đấy là một cuộc rượt đuổi. Đơn giản vì đó là một cuộc thảm sát.
Không ai biết chính xác có bao nhiêu người Inca đã chết vào ngày hôm đó, nhưng chắc chắn con số lên tới hàng nghìn người. Quân Tây Ban Nha chỉ có một người bị thương.
Atahualpa bị bắt làm tù binh và khi 70.000 binh sĩ còn lại của quân đội của ông ở bên ngoài bức tường nghe tin nhà vua bị bắt cùng vụ thảm sát, họ đã bỏ chạy. Trong lịch sử chiến tranh, hiếm khi có một lực lượng nhỏ bé hơn hẳn lại đạt được một chiến thắng toàn diện trước một kẻ thù có số lượng vượt trội.
Tranh vẽ cảnh vua Atahualpa bị bắt
Tuy nhiên, lý do cho chiến thắng của quân Tây Ban Nha rất rõ ràng. Lực lượng Tây Ban Nha bao gồm một vài kỵ binh, mà người Inca chưa từng thấy trong chiến tranh trước đó, và một cuộc xung phong của kỵ binh hoàn đánh sụp tinh thần của họ. Hỏa khí cũng là một yếu tố quan trọng – người Inca chưa bao giờ phải đối mặt với súng đạn trước đây.
Tuy nhiên, yếu tố chính có vẻ đến từ chính phía người Inca khi họ nhận ra rằng trong lúc đánh tay đôi, vũ khí của họ không thể tiêu diệt những người lính Tây Ban Nha mặc giáp kín kẽ. Chiến thuật cũng là một vấn đề. Người Inca đã quen tin tưởng vào thần thánh để đánh nhau “đàng hoàng” ở chiến trường mở. Do vậy, họ rất bất ngờ khi bị người Tây Ban Nha mai phục đánh lén.
Lính Inca cũng phụ thuộc rất nhiều vào sự chỉ đạo của các sĩ quan và quý tộc, và khi rất nhiều trong số này bị giết ngay khi quân Tây Ban Nha mở màn tấn công, phần còn lại của quân đội nhanh chóng tan rã.
Pizarro giữ Atahualpa làm con tin và yêu cầu người Inca lấp đầy một căn phòng lớn với vàng để làm tiền chuộc. Phải mất tám tháng, nhưng người Inca cuối cùng đã hoàn tất yêu cầu, với những hàng người trải dài khắp đế chế để đem vàng về cho người Tây Ban Nha.
Khi căn phòng được lấp đầy để thỏa mãn Pizarro, ông ta đã xử tử Atahualpa và dùng tiền chuộc để tài trợ cho một đội quân lính đánh thuê lớn hơn. Một năm sau, đội quân của Pizarro đã chiếm được thủ đô của Đế chế Inca – Cuzco, chấm dứt sự tồn tại của Đế chế Inca.
Pizarro bị ám sát năm 1541 sau một cuộc tranh chấp về việc phân chia chiến lợi phẩm của chiến thắng. Thế lực tàn dư của Inca nổi lên, nhưng vị vua cuối cùng của họ sau đó cũng bị giết năm 1571.
Lãnh thổ của Đế chế Tây Ban Nha cuối thế kỷ 16 (Phần màu đỏ)
Sau trận Cajamarca, sẽ còn nhiều trận chiến khác giữa những kẻ chinh phục người Tây Ban Nha và người dân bản địa Nam Mỹ, nhưng không có trận chiến nào diễn ra một chiều và mang tính quyết định như trận Cajamarca.
Theo danviet/Huy Đức (Theo War History Online)
Tìm hiểu kế hoạch hiện đại hóa 16 năm để kiềm tỏa các cường quốc vũ khí của Quân đội Mỹ
Quân đội Mỹ có kế hoạch 4 giai đoạn đầy tham vọng để hiện đại hóa hoàn toàn bằng công nghệ mới, đơn vị chiến đấu mới và con người, trước năm 2035.
Xe chiến đấu Lynz của liên doanh Raytheon-Rheinmetall - ứng viên thay thế M2 Bradley.
Hiện tại, 118 chương trình của Quân đội Mỹ đang bị trì hoãn trong khi Quốc hội chưa thể thông qua các dự luật ủy quyền và Năm tài chính 2020 đã bắt đầu từ ngày 1/10/2019. Lầu Năm Góc hiện đang hoạt động theo "Giải pháp liên tục", tức là giải pháp cho phép các đầu mối tiếp tục chi tiêu ở mức như năm ngoái, nhưng không triển khai bất kỳ chương trình mới nào cũng như phát triển các chương trình hiện có.
34 chương trình, 16 năm, 4 giai đoạn
Theo báo cáo, Chiến lược hiện đại hóa quân đội mới của Mỹ tập hợp rất nhiều ý tưởng, chương trình như 6 ưu tiên lớn, trọng tâm về phát triển vũ khí và đề ra lộ trình cụ thể. Mặc dù kéo dài 16 năm, kế hoạch này sẽ có những sản phẩm có thể được bàn giao trong 3 năm tới. Trên thực tế, về mặt kỹ thuật, việc đếm ngược đến năm 2035 đã bắt đầu, bởi vì Năm tài chính 2020 - năm đầu tiên của Giai đoạn I - đã bắt đầu vào ngày 01/10/2019.
Giai đoạn I (2020-2022): Trọng tâm vũ khí siêu âm, năng lượng định hướng và không gian.
Quân đội sẽ bắt đầu triển khai 34 chương trình ưu tiên hàng đầu. Người ta liệt kê 31 đề mục trong ngân sách 2020, từ tên lửa tầm xa đến mạng không dây, kính nhắm mục tiêu chuyên dụng..., nhưng với việc tạo ra một Văn phòng điều hành các chương trình ưu tiên, có 3 mảng được đặc biệt chú ý, đó là vũ khí siêu âm, năng lượng định hướng và các chương trình không gian.
Lính Mỹ sẽ được trang bị ống nhòm-kính nhìn đêm đời mới (ENVG-B). (Nguồn: ASC Army Mil)
Bên cạnh thiết bị và vũ khí, Quân đội Mỹ sẽ tiếp tục thử nghiệm khái niệm xung đột trong tương lai của mình - Chiến dịch Đa miền (Multi-Domain Operations). Trọng tâm của nỗ lực này là các cuộc diễn tập thực binh của các đơn vị mới gọi là Lực lượng Đặc nhiệm Đa miền (Multi-Domain Task Forces), một trong số đó đã hoạt động ở Thái Bình Dương và lực lượng thứ hai vừa được thành lập ở châu Âu.
Quân đội cũng sẽ bắt đầu tái bố trí toàn cầu, không chỉ thành lập các đơn vị mới như các Lực lượng Đặc nhiệm Đa miền mà còn có khả năng thay đổi địa điểm chúng được triển khai để ngăn chặn sự xâm lược của các cường quốc vũ khí khác.
Giai đoạn II (2023-2025): Tái trang bị và Tái tổ chức
Quân đội bắt đầu tổ chức lại các đơn vị trong toàn lực lượng để thực hiện chiến thuật Đa miền mới và phù hợp các thiết bị mới sẽ bắt đầu đi vào sản xuất. Đây là khoảng thời gian mà Quân đội muốn bắt đầu sử dụng quy mô lớn các mô phỏng thực tế ảo (VR) và các công cụ thực tế tăng cường được phát triển bởi Môi trường Huấn luyện Tổng hợp, mà Quốc hội muốn cắt giảm trong năm 2020. Đây cũng là thời kỳ mà vũ khí ưu tiên cao nhất của Quân đội - vũ khí siêu thanh tầm xa bố trí trên mặt đất được đưa vào sử dụng.
Quân đội đã trao hai hợp đồng vũ khí siêu thanh quan trọng vào cuối năm 2019 để tránh bị mắc kẹt trong năm tài chính 2020. Trung tướng Neil Thurgood, chuyên gia điều hành chương trình, cho biết, nếu "Giải pháp liên tục" kéo dài qua ngày 1/1/2020, ông sẽ phải bắt đầu trì hoãn các phần của chương trình để bảo tồn các dự án cốt lõi của nó.
Giai đoạn III (2026-2028): Kìm tỏa đối thủ cạnh tranh ở châu Âu
Đây là giai đoạn tiến hành sản xuất hàng loạt một số vũ khí đắt nhất, bao gồm xe chiến đấu có người lái tùy chọn mới (OMFV) thay thế xe M2 Bradley; máy bay trinh sát tấn công tương lai (FARA) thay thế cho OH-58 Kiowa.
Những vũ khí mới này sẽ được trang bị cho các đơn vị mới và được biên chế lại ở mọi cấp, từ các lữ đoàn chiến đấu - đơn vị chiến đấu trong chiến tranh ở Afghanistan và Iraq - cho đến các Quân đoàn Dã chiến (Field Army) sẽ được thành lập mới tại các địa bàn trọng yếu. Đến năm 2028, Quân đội sẽ thành lập Lực lượng Chiến dịch Đa miền đầu tiên và bắt đầu xây dựng lực lượng tiếp theo.
Điều đó có nghĩa là Quân đội Mỹ sẽ có đủ lực lượng hiện đại để tiến hành các chiến dịch đa miền quy mô lớn nhằm chống lại một số kẻ thù rất mạnh. Mặc dù chiến lược này không chỉ rõ chiến trường nào, nhưng có thể dự đoán rằng, Quân đoàn Dã chiến đầu tiên sẽ được thành lập để tham gia cuộc chiến trên bộ ở châu Âu nhằm bảo vệ các đồng minh dễ bị tổn thương như các nước vùng Baltic.
Giai đoạn IV (2029-2035): Sẵn sàng "tất tay" với đối thủ ở Thái Bình Dương
Trong giai đoạn này, theo chiến lược trên, Quân đội sẽ hoàn thành việc thành lập lực lượng tiếp theo được tối ưu hóa cho một cuộc chiến hải quân ở Tây Thái Bình Dương. Mặc dù đều được trang bị nhiều công nghệ quan trọng giống nhau, chẳng hạn như mạng chỉ huy và kiểm soát có khả năng chống tin tặc và gây nhiễu, thành phần của các lực lượng chắc chắn sẽ khác nhau - ví dụ như ít xe tăng hơn và nhiều tên lửa tầm xa hơn.
Với vai trò hỗ trợ cho Hải quân và Không quân, bằng hỏa lực bố trí trên các hòn đảo ở Thái Bình Dương, lực lượng này có nhiệm vụ "khóa" các tàu chiến và máy bay của đối thủ cạnh tranh, gây thương vong và hạn chế sự điều chuyển để các lực lượng khác có thể tiêu diệt chúng.
Quân đội Mỹ sẽ sở hữu vũ khí siêu thanh.
Và theo kế hoạch quy mô và tham vọng này, công cuộc hiện đại hóa chưa kết thúc vào năm 2035, mà sẽ vẫn tiếp diễn, vì còn phải tiếp tục thử nghiệm và hoàn thiện các khái niệm vận hành, dựa trên các công nghệ mới và những thay đổi của môi trường tác chiến.
Theo người đứng đầu Bộ Tư lệnh Quân đội Tương lai - Tướng John Murray, từ thời Tổng thống Reagan, Quân đội Mỹ chưa được phát động đợt hiện đại hóa nào. Quân đội, theo ông, phải trở thành một tổ chức được hiện đại hóa liên tục và bền bỉ.
Theo baoquocte/Breaking Defense
Dù rất hiện đại, tiêm kích Su-30MKI còn có thể được nâng cấp mức độ cao Su-30MKI được coi là tiêm kích mạnh nhất ở khu vực Nam Á và là máy bay duy nhất của Ấn Độ có thể đối chọi với các máy bay hiện đại của Không quân Trung Quốc như J-11B và J-16, nó còn có thể được nâng cấp đáng kể bằng việc tích hợp nhiều loại vũ khí và công nghệ mới. Su-30MKI...