Bí mật phía sau đề thi đại học: Đi mua… đề thi
Ngày thi đầu tiên, ĐH Huế bất ngờ triệu tập hai tổ làm đề môn năng khiếu vào ngành kiến trúc. Tổ ra đề bị “nhốt” trong phòng kín. Còn tổ chuẩn bị đề, được giám sát đi “mua đề”.
Đi chợ mua vật dụng làm đề
Sáng 4/7/2013, khi các thí sinh đang thi môn toán thì năm giảng viên đã được ĐH Huế triệu tập bất ngờ đến trụ sở ĐH Huế (3 Lê Lợi) để phục vụ công tác tuyển sinh. Cả năm người lúc ấy được đưa vào một phòng kín, bên ngoài có ba vòng công an canh phòng, tuyệt đối không đem thiết bị gì ngoài quần áo và một số ít vật dụng cá nhân.
Đầu giờ chiều 4/7, năm giảng viên khác cũng được triệu tập đến trụ sở ĐH Huế để thành lập tổ chuẩn bị đề, còn gọi là tổ “mua đề”. Dưới sự giám sát của công an, cả tổ lên xe đi khắp thành phố mua các vật phẩm theo danh mục. Đến 18h, khi đã có mẫu vật thật, tổ ra đề sắp xếp theo đề ra ban đầu, cùng điều chỉnh, soát xét và đi đến thống nhất. Bố cục đề thi gồm: chiếc rế, quả cau, lá trầu, tấm đáy lò đất cùng cây đèn dầu, được sắp lên bàn rồi chụp hình các góc để làm đề thi chính thức.
Trong phòng thi vào ngành kiến trúc, ĐH Khoa học Huế.
Đến 19h30, cả hai tổ ra đề và “mua đề” cùng tập trung lên một chiếc xe. Lúc này, tổ “mua đề” mới biết bên ra đề gồm những ai và ngược lại. Dưới sự giám sát của công an, xe chở đến hội đồng thi ĐH Khoa học Huế. Ở đây mọi người được phân chia làm các việc như: sắp mẫu vật, lau bảng, đóng phông vải, xếp bàn ghế… Điểm thi này lên đến hơn 30 phòng, lại nhiều phần việc, cần sự cẩn thận và chính xác tuyệt đối nên gần 2g sáng hôm sau mới hoàn thành, lúc đó mọi người mới lên xe về nghỉ ngơi tại trụ sở ĐH Huế.
Khoảng 6h sáng, tổ ra đề lại tiếp tục được chở đến điểm thi, xé niêm phong, mở cửa các phòng thi và mời thí sinh vào. Trống hiệu lệnh phát đề, cán bộ phòng thi mở hộp phủ lên đề và thí sinh bắt đầu làm bài. Tổ ra đề có thêm 15 phút nữa để kiểm tra đề thi tại từng phòng… Tất cả các đề đều đảm bảo. Họ tiếp tục lên xe cùng công an về lại trụ sở ĐH Huế, trong sự canh gác cẩn mật của ba vòng công an, để ra tiếp đề vẽ mỹ thuật 2 cho thí sinh thi vào buổi chiều…
Video đang HOT
Đóng vai “cán bộ nông nghiệp”
Với tổ “mua đề” – một công việc “bí mật công khai” cũng có không ít câu chuyện bi hài. Theo lời kể của thầy H. – giảng viên ĐH Nghệ thuật, có lần trong số các vật có cái bình giữ nhiệt của Trung Quốc. Cả tổ quần thảo suốt buổi khắp các chợ và hàng quán trong thành phố mà chỉ gom chưa đến 20 cái. Hỏi ra mới vỡ lẽ: trước đó chừng một tháng báo chí phanh phui gói chất lạ nghi có độc tố nằm dưới bình thủy tinh cách nhiệt, do đó người bán từ chối bán loại bình này. Cả tổ phải tức tốc báo cho hội đồng tuyển sinh đề nghị bổ sung vật dụng khác…
Cũng có năm tổ ra đề yêu cầu mua quả thanh long. Cả tổ rảo khắp chợ Đông Ba chỉ gom được 12 quả cùng kích cỡ dù năm ấy có đến 28 phòng thi. Tìm mãi đến tối tại các chợ nhỏ, kể cả hàng trái cây các bệnh viện mới gom đủ số lượng yêu cầu. Thì ra đang lúc cao điểm Trung Quốc nhập loại trái cây này nên thị trường nội địa trở nên khan hiếm.
Thí sinh dự thi vào ĐH Tôn Đức Thắng đang thi môn vẽ hình hoạ kỳ thi tuyển sinh 2013.
Để giữ bí mật tuyệt đối công việc của mình, tổ “mua đề” luôn bàn bạc và nghĩ ra một cái cớ để đối phó trước rất nhiều thắc mắc của tiểu thương. Chọn hơn 30 trái cam cùng kích cỡ, không tì vết thì giới thiệu là đoàn cán bộ nông nghiệp mua về nghiên cứu giống. Mua 30 ấm nhôm với lý do “đi cứu trợ đồng bào vùng núi”. Hay mua 30 lò đất và 30 vỉ thép thì nói chuẩn bị mở nhà hàng đồ nướng. “Nhân tiện lúc nào khai trương sẽ báo trước, mời các chị tiểu thương đưa gia đình đến dự cho vui…”
Đề thi bị chuột ăn
Có lần, khi tháo niêm phong và mở khóa một phòng thi năng khiếu môn kiến trúc tại điểm thi ĐH Sư phạm Huế, tổ ra đề phát hoảng bởi những mẫu vật vừa đặt tối qua đã bị chuột phá tan hoang. Dù khi ra đề ai cũng bằng lòng với nửa quả dưa hấu đỏ nổi lên những hạt đen nhánh bên trong và quả táo hồng rất bắt mắt. Thế nhưng trước mặt mọi người, nửa quả dưa hấu bị gặm lỗ chỗ, còn quả táo hồng bị cắn nát phân nửa. Ba đồ vật nằm trong bố cục đề cũng vạ lây, nằm tứ tung.
Rất may lúc ấy có hiện vật dự phòng, và cả tổ tức tốc xếp lại đề đúng theo yêu cầu. Nhờ vậy giờ làm bài của thí sinh không bị ảnh hưởng. Đến năm sau cũng tại rất nhiều phòng của điểm thi này, chiếc nón là mẫu vật lớn nhất của đề thi cũng bị chuyển dịch rất nhiều so với yêu cầu đề. Cũng may, khi thí sinh đang chuẩn bị làm bài thì tổ ra đề phát hiện và điều chỉnh. Sự cố được xác định không khí tác động do việc mở cửa phòng đột ngột. Từ những sự cố này trở về sau, việc ra đề gần như tuyệt đối tránh những vật thu hút chuột và những vật dễ bị héo úa, thay đổi trạng thái sắc màu. Tất cả mẫu vật cũng được cố định trên bàn bởi keo dán, sau đó một hộp giấy úp lên toàn bộ đề…
Thay vì đến trường, “ma men” lại dẫn đề thi qua cây cầu tre vắt ngang hồ sang đảo Bồng Lai. Sau đó, “đề thi” tìm một bóng râm cổ thụ rồi… ngủ thẳng cẳng. Đến giờ tiếp tục làm bài, “đề thi” chẳng thấy tăm hơi… Cả hội đồng thi nháo nhác đi tìm vẫn không thấy, buộc phải dùng “đề” dự phòng.
Tất cả đều… lạnh lùng Những người ra đề năng khiếu kiến trúc ở Huế hằng năm bị “nhốt” rất kỹ trong phòng kín ở trụ sở ĐH Huế. Kín đến nỗi căn phòng kiến trúc Pháp tường dày gần nửa mét với hai lớp cửa (lá sách bên ngoài và cửa gương bên trong) đóng chặt, đã vậy phía trong cửa gương còn được dán lớp giấy dày đè lên. “Tất cả mọi người đều lạnh lùng, cả người ra đề, người canh giữ lẫn người phục vụ. Tôi nhớ lúc ấy một chị bê cơm vào, tôi cảm ơn một tiếng nhưng chị này cũng im lặng, khuôn mặt lạnh tanh, không biểu lộ cảm xúc gì” – họa sĩ Đ., giảng viên ĐH Nghệ thuật, sau khi tham gia ra đề chia sẻ.
Theo Tuổi trẻ
Băn khoăn trước giải pháp an toàn
Thí sinh dự thi lớp 10 THPT năm nay sẽ có 2 ngày 27, 28-5 để thay đổi nguyện vọng đăng ký dựa trên số liệu vừa được Sở GD-ĐT Hà Nội công bố. Kỳ tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm nay xuất hiện tình trạng tăng vọt lượng nguyện vọng 2 vào những trường điểm đầu vào năm ngoái không cao vì đây được coi là giải pháp an toàn.
Tuyển sinh lớp 10 THPT có tính cạnh tranh cao
Hồ sơ cao gấp 7 lần chỉ tiêu
Đây là trường hợp của trường THPT Trần Hưng Đạo-Thanh Xuân theo số liệu mới được Sở GD-ĐT Hà Nội công bố. Số hồ sơ tập trung vào trường này lên tới 3.483 hồ sơ, trong đó nguyện vọng 1 là 716, còn lại có tới 2.767 hồ sơ đăng ký nguyện vọng 2 trên tổng chỉ tiêu 480 học sinh. Cũng với trên 3.000 hồ sơ, trường THPT Đoàn Kết (quận Hai Bà Trưng) nhận được tổng số 3.287 hồ sơ, trong đó có 2.679 hồ sơ nguyện vọng 2 với chỉ tiêu 560 học sinh. Hai trường THPT Nguyễn Trãi- Ba Đình và Tây Hồ đều có hơn 2.400 hồ sơ, trong khi chỉ tiêu đầu vào 2 trường này cũng chỉ là 440 và 480 học sinh. Đây được coi là biện pháp an toàn khi thí sinh trượt nguyện vọng 1 thì đăng ký nguyện vọng 2 vào những trường có điểm đầu vào năm trước thấp. Tuy nhiên, với lượng hồ sơ cao như trên phương án này cũng chưa hẳn đã là giải pháp đúng, chính vì vậy, Sở GD-ĐT cho phép các thí sinh được thay đổi nguyện vọng đăng ký của mình nhưng chỉ trong 2 ngày 27, 28-5. Thêm một điểm đáng lưu ý với thí sinh là năm nay Sở GD-ĐT có chủ trương hạn chế tuyển nguyện vọng 3 so với mọi năm.
Một điều dễ nhận thấy là các thí sinh cân nhắc rất kỹ với nguyện vọng 1. Dẫn đầu về số lượng học sinh đăng ký ở nguyện vọng 1 là THPT Kim Liên với 1.328 hồ sơ/600 chỉ tiêu. Trường THPT Yên Hòa đứng thứ 2 với 1.290 hồ sơ/480 chỉ tiêu. THPT Lê Quý Đôn, Hà Đông xếp thứ 3 với 1.267 hồ sơ/520 chỉ tiêu. Các trường nội thành khác như Trần Phú, Việt Đức, số hồ sơ đăng ký nguyện vọng 1 cũng không vượt nhiều so với chỉ tiêu với tỷ lệ chọn khoảng 1,5.
Từng bước đổi mới đề thi
Trao đổi về việc ra đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT, ông Lê Ngọc Quang, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, về cơ bản nội dung đề thi dựa theo yêu cầu chuẩn kiến thức của chương trình THCS hiện hành, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 9. Tuy nhiên, theo xu hướng chung của ngành giáo dục, trước yêu cầu đổi mới tập trung vào khâu đánh giá, kiểm tra, Hà Nội cũng sẽ dần đưa những yêu cầu mới vào đề thi. "Đổi mới cách ra đề nhằm giúp học sinh rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế thay vì học tủ, học vẹt, nhưng cũng không gây sốc cho học sinh" - ông Lê Ngọc Quang cho biết.
Việc ra đề thi mở cũng vẫn được Hà Nội duy trì để tránh việc đề thi chỉ tập trung vào một số tác phẩm cố định, dẫn tới dư luận luôn nghi ngờ lộ đề do đoán được sẽ như các năm trước. Các chuyên gia tuyển sinh của Sở GD-ĐT Hà Nội cũng nhấn mạnh, học sinh không cần thiết phải ôn tập tại các trung tâm luyện thi, vì đề thi vào lớp 10 được Sở GD-ĐT xây dựng và áp dụng cho mọi đối tượng học sinh trên địa bàn thành phố.
Như vậy so với các năm trước, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2014 - 2015 tại Hà Nội có một số thay đổi. Trong đó, thay đổi quan trọng nhất là quy định giảm chỉ tiêu tuyển sinh, giảm sĩ số học sinh/lớp. Theo đó, các trường THPT công lập giới hạn chỉ tiêu tuyển sinh, các trường THPT ngoài công lập bị siết chặt chỉ tiêu tuyển sinh, nhiều trường chỉ được phép tuyển 40 học sinh. Để nâng cao chất lượng dạy và học, Sở GD-ĐT Hà Nội quyết định giảm sĩ số trong một lớp xuống còn 40 em/lớp. Với trên 75.000 học sinh tốt nghiệp THCS tham dự tuyển sinh vào lớp 10 năm nay, mà các trường công lập chỉ tuyển khoảng 65% thí sinh dự thi. Như vậy, số còn lại sẽ phải học các trường ngoài công lập, trung tâm GDTX, TCCN hoặc trường nghề.
Theo ANTD
Đề xuất mỗi năm tổ chức 2 đợt thi tốt nghiệp gửi Phó Thủ tướng Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập vừa có Bản đề xuất Phương án cải tiến thi tốt nghiệp THPT gửi Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam. Lãnh đạo Hiệp hội cho biết, bản Đề xuất này trình bày về những thay đổi trong kỳ thi tốt nghiệp bậc phổ thông mà Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ ngoài...