Bí mật ông trùm tình báo Biệt động Sài Gòn
Nhơ gương măt lai Tây vưa hao hoa nhưng lại dê gân, Quang Thai đa “đanh bai” Chanh Tin, ưng cư viên sô môt cho vai diên Tư Chung – hiên thân cua trum tinh bao Biêt đông Sai Gon khi đo.
“Tư Chung” và “Ni cô Huyền Trang” trong Biệt động Sài Gòn.
Nhắc đến bộ phim đình đám một thời này không thể không nói đến vai trùm tình báo Tư Chung do diễn viên Quang thái thủ vai. Quang Thái vốn là nghệ sỹ sân khấu kịch nói nổi tiếng ở Hà Nội trong thập niên 1970-1980, rẽ ngang sang đóng phim truyện khi vào vai Tư Chung – trùm tình báo trong Biệt động Sài Gòn.
Ông trùm tình báo Tư Chung trong Biệt động Sài Gòn.
Nhơ gương măt lai Tây vưa hao hoa nhưng lại dê gân, Quang Thai đa “đanh bai” Chanh Tin, ưng cư viên sô môt cho vai diên Tư Chung – hiên thân cua trum tinh bao Biệt động Sài Gòn khi đo.
Năm đó, đạo diễn Long Vân tìm đến nhà anh ở phố Hàng Ngang nói về bộ phim và muốn mời anh tham gia vai chính.
Quang Thái đã rất ngạc nhiên bởi trước đó, vai Tư Chung dự định dành cho nghệ sĩ Chánh Tín.
Nhưng vì Chánh Tín đã quá nổi với Ván bài lật ngửa nên đạo diễn Long Vân muốn tìm một gương mặt mới.
Cơ hội ngàn vàng đến với Quang Thái, khi đó anh đã ở tuổi 45.
Biệt động Sài Gòn tạo được tiếng vang lớn trong lòng công chúng bởi đây là bộ phim đầu tiên và gần như duy nhất làm về “biệt động thành” – một lực lượng đấu tranh rất đặc thù, gần như chỉ có ở đô thị Sài Gòn từ sau những năm 1961 cho đến thời điểm 30/4/1975.
Nhớ lại lúc Tư Chung bế xác của ni cô Huyền Trang trên tay, Quang Thái kể: “Lúc đó tôi như chìm đắm vào nhân vật, tự nhiên nước mắt trào ra, thương vô cùng. Cảnh đó chủ yếu diễn bằng mắt là chính. Đôi mắt không gào khóc được, vừa căm hờn, vừa tiếc thương vừa phải ánh lên sự tin tưởng vào ngày mai chiến thắng để xương máu của những người đồng đội mình không uổng phí”.
“Đóng phim này, tôi bị mang tiếng oan là “có gì” với diễn viên Thanh Loan. Thực ra giữa chúng tôi không hề có chuyện gì cả mặc dù khi ấy tôi đang góa vợ, còn chồng Thanh Loan thì đang đi học ở nước ngoài. Lúc nào tôi cũng chỉ coi cô ấy như một người bạn diễn”, nghệ sỹ già tâm sự.
Là tài tử hào hoa, phong nhã với phong thái điềm tĩnh, Quang Thái hồi đó là “cực phẩm” trong giới nghệ sỹ.
Nhắc đến Quang Thái là nhắc đến những bộ phim đã đi vào dấu ấn của những thế hệ xưa cũ như: Nơi gặp gỡ của tình yêu (đạo diễn Long Vân), Chung một dòng sông (đạo diễn Phạm Kỳ Nam, Hồng Nghi),…
Ấy vậy mà người đàn ông ấy phải ba đời vợ mới yên bến đậu.
Sau đổ vỡ với hai người vợ trước, bên mình nặng gánh 4 đứa con, Quang Thái gặp gỡ cô giáo trẻ Thanh Vang chưa từng lập gia đình.
Bà Thanh Vang nhớ lại: “Tôi quen ông ấy đúng lúc vừa quay phim Biệt động Sài Gòn xong, hồi ấy tôi chưa đầy 30 tuổi, khi đó ông cũng đã 48 tuổi rồi. Phim ra mắt, ông hỏi tôi có biết bộ phim đó không? Tôi làm nghề giáo nên nếu phim chưa công chiếu thì cũng ít để ý lắm. Vậy là ông dẫn đi xem”.
Cuối cùng vì thương hoàn cảnh của nam diễn viên Quang Thái và yêu cái sự chân thành, giản dị của ông mà bà đồng ý về chung một nhà. Ấy vậy mà nên duyên chồng vợ.
Đã gần 30 năm chung sống, bà giáo già vẫn cứ như vậy chăm sóc cho ông mà không con cái gì nữa.
Nghệ sỹ Quang Thái và vợ – bà Thanh Vang ở tuổi xế chiều.
Ở tuổi 78, diễn viên Quang Thái đã không còn khỏe sau vài lần bị tai biến dẫn đến mất trí nhớ, đi lại khó khăn. Thế nhưng bà Thanh Vang quyết chăm ông chứ không thuê người giúp việc vì nghĩ chả ai bằng mình.
Hàng ngày cứ vào buổi chiều, bà lại dìu ông đi dạo gần nhà, vì một chân của ông gần như không còn vận động được nữa, luyện nói cùng ông như một đứa trẻ, chăm sóc cho ông từng li từng chút.
Vậy nên, dù bệnh tật, nhưng làn da của nghệ sỹ Quang Thái vẫn hồng hào, bóng khỏe nhất là giọng nói vẫn sang sảng vang vọng đúng chất của một diễn viên kịch nói ngày nào.
“Riêng cái này thì phải người nhà mới làm được, đó là lý do mà tôi không muốn thuê người giúp việc”, bà Thanh Vang nói.
Bà bảo: “Phải biết việc biết tính mới làm được. Ông ấy sống đơn giản nhưng rất trọng lễ nghĩa. Giờ mất trí nhớ nhưng các con đi đâu về quên chưa chào là ông ấy nhắc. Ăn cơm không mời là giận lắm. Riêng chuyện đi vệ sinh, ông ấy sử dụng tiếng Pháp để “nói giảm nói tránh”, cứ dùng như bình thường là ông ấy bảo “em nói bậy bạ gì thế”. Ngày nào cũng phải dùng thuốc để duy trì nhưng nói đến bệnh tật là lại khó”.
Lạ lùng thay, dù mất trí nhớ đến mức quên cả tên mình là Quang Thái, lắm lúc ông còn hỏi vợ: “Em đi tìm bà xã về cho anh đi” nhưng người nghệ sĩ 78 tuổi vẫn nhớ nguyên vẹn cái tên Biệt động Sài Gòn, nhớ “Ni cô Huyền Trang”, nhớ từng chi tiết kỷ niệm trong từng phân cảnh năm xưa ấy.
Trong căn nhà nhỏ, gió đổ chiều cuối thu, hình ảnh người vợ già mái tóc đậm sương ngồi kề bên ông chồng mất trí nhớ, chăm sóc cho những đau yếu bệnh tật bằng tình thương và sự chân thành, ta mới thấm thía hai chữ phu thê vẹn tình trọn nghĩa.
Minh Anh
Tổng hợp
Theo Người đưa tin
Cuộc sống hiện tại của diễn viên Quang Thái - trùm tình báo Tư Chung trong 'Biệt động Sài Gòn'
'Nghệ sĩ Quang Thái yếu đi nhiều. Tình cảnh rất thương' - NSND Anh Tú, Quyền Giám đốc nhà hát Kịch Việt Nam cho biết.
"Biệt động Sài Gòn" là phim đầu tiên và gần như duy nhất làm về "biệt động thành" - một lực lượng đấu tranh rất đặc thù, gần như chỉ có ở đô thị Sài Gòn từ sau những năm 1961 cho đến thời điểm 30/4/1975.
Nhắc đến bộ phim đình đám một thời này không thể không nói đến vai trùm tình báo Tư Chung do diễn viên Quang Thái thủ vai. Quang Thái vốn là nghệ sĩ sân khấu kịch nói nổi tiếng ở Hà Nội trong thập niên 1970-1980, rẽ ngang sang đóng phim truyện. Khi vào vai Tư Chung - trùm tình báo trong "Biệt động Sài Gòn" ông đã 45 tuổi.
Diễn viên Quang Thái - người vào vai Tư Chung trong phim "Biệt động Sài Gòn" nay đã ngoài 80 tuổi, không còn minh mẫn
Theo một bài báo cách đây 4 năm, diễn viên Quang Thái ở tuổi 78 đã không còn khỏe sau vài lần bị tai biến dẫn đến mất trí nhớ, đi lại khó khăn. Trong bài báo đó, chi tiết khá xúc động được nhắc đến là người nghệ sĩ 78 tuổi vẫn nhớ nguyên vẹn cái tên "Biệt động Sài Gòn", nhớ "Ni cô Huyền Trang" nhưng lại không nhớ người có tên Quang Thái. Lắm khi ông còn hỏi vợ: "Em đi tìm bà xã về cho anh đi".
Được biết, thời điểm ấy, nghệ sĩ Quang Thái sống với người vợ thứ 3. Họ bén duyên nhau cũng từ sau phim "Biệt động Sài Gòn". Lúc ấy, vợ ông - bà Nguyễn Thị Thanh Vang là giáo viên, 30 tuổi, chưa từng lập gia đình. Còn diễn viên Quang Thái đã 48 tuổi, 2 đời vợ và 4 người con.
Cuối cùng vì thương hoàn cảnh của nam diễn viên Quang Thái và yêu cái sự chân thành, giản dị của ông mà bà đồng ý về chung một nhà. Sống với nhau đã 30 năm, hai người không có con chung và những năm gần đây, diễn viên Quang Thái bị tai biến, mất trí nhớ và di chuyển khó khăn. Tuy nhiên, bà Thanh Vang nhất định không thuê giúp việc vì nghĩ "chả ai bằng mình".
Một số hình ảnh về diễn viên Quang Thái thời điểm năm 2014 và vợ ông - bà Thanh Vang
Bà từng chia sẻ: "Phải biết việc biết tính mới làm được. Ông ấy sống đơn giản nhưng rất trọng lễ nghĩa. Thế nên con cái của hai bà vợ trước không có chuyện "ông nọ bà kia", đều tự lập và ngoan ngoãn. Giờ mất trí nhớ nhưng đi về quên chưa chào là ông ấy nhắc. Ăn cơm không mời là giận lắm. Riêng chuyện đi vệ sinh, ông ấy sử dụng tiếng Pháp để "nói giảm nói tránh", cứ dùng như bình thường là ông ấy bảo "em nói bậy bạ gì thế". Ngày nào cũng phải dùng thuốc để duy trì nhưng nói đến bệnh tật là lại khóc".
Đó là những câu chuyện, chia sẻ cách đây đã 4 năm. Hiện tại, nghệ sĩ Quang Thái đã ngoài 80 tuổi, vẫn đau ốm liên miên và không thể đi lại được. Theo NSND Anh Tú - Quyền Giám đốc nhà hát Kịch Việt Nam, nghệ sĩ Quang Thái ốm nặng nhiều năm nay. Hàng năm, đại diện nhà hát tới thăm hỏi vào tháng 9.
"Nghệ sĩ Quang Thái yếu đi nhiều. Tình cảnh rất thương. Hàng năm, chúng tôi tới thăm hỏi, động viên các nghệ sĩ, diễn viên, công nhân viên của nhà hát về hưu, tuổi cao sức yếu trong đó có nghệ sĩ Quang Thái" - NSND Anh Tú cho hay.
Diễn viên Quang Thái vào vai trùm tình báo Tư Chung trong phim "Biệt động Sài Gòn" năm ông 45 tuổi
Trả lại tên cho em - Biệt động Sài Gòn
Mr Ngao
Theo nld.com.vn
Ngắm nhan sắc mỹ miều của người đẹp màn ảnh một thời: Ni cô Huyền Trang Vai diễn ni cô Huyền Trang trong "Biệt động Sài Gòn" của NSƯT Thanh Loan đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả bởi nhan sắc diễm lệ cùng lối diễn chân phương. Năm 1986, một cơn sốt điện ảnh chưa từng có đổ bộ các rạp khi 4 tập phim 'Biệt động Sài Gòn' được công chiếu. Tác phẩm...