Bí mật kinh hoàng phía dưới sàn gạch Tử Cấm Thành bị rạn nứt
Là một công trình lịch sử quan trọng, ngay cả lớp gạch lát sàn của Tử Cấm Thành cũng ẩn chứa những bí mật khiến người đời phải kinh ngạc.
Tử Cấm Thành là nơi sinh sống của rất nhiều đời vua chúa trong lịch sử Trung Quốc, hiện nay là một trong những di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh nổi tiếng, biểu tượng của Trung Quốc. Những người từng đặt chân đến Tử Cấm Thành đều phải ngạc nhiên trước sự uy nghiêm, hoành tráng của nó. Trải qua hàng nghìn năm, các nhà khảo cổ học, sử học và kiến trúc sư vẫn chưa bao giờ bị thôi cuốn hút bởi công trình kỳ vĩ ẩn chứa nhiều bí mật này.
Sự hào nhoáng của Tử Cấm Thành đến từ từng cành cây, ngọn cỏ, ngay cả gạch lát sàn cũng ẩn chứa những câu chuyện riêng của nó.
Theo trang Sohu, trong một lần khi đang kiểm tra Tử Cấm Thành, các chuyên gia đã phát hiện ra dấu hiệu hư hỏng của một vài viên gạch lát sàn trước cửa điện Thái Hòa. Điều này đương nhiên cần phải được sửa chữa và bảo trì, vì vậy các chuyên gia bắt đầu cạy mở những tấm gạch lát sàn này. Nhờ đó, một bí mật bị chôn vùi suốt thời gian dài đã được hé lộ.
Sau khi lật lớp gạch bên trên lên, các chuyên gia phát hiện bên dưới có một lớp gạch khác y hệt, cứ đào một lớp lên thì bên dưới lại có lớp khác giống hệt. Tổng cộng, có 15 lớp gạch lát nền được chồng lên nhau đều tăm tắp trong Tử Cấm Thành. Tuy nhiên bên dưới, không hề có cơ quan mật hay dòng nước nào. Khi đó, các chuyên gia đã vô cùng kinh ngạc, muốn biết bí mật đằng sau những tầng gạch này là gì? Rốt cuộc tại sao phải lát tới 15 tầng gạch chồng lên nhau?
Qua quá trình nghiên cứu và thảo luận, các chuyên gia mới phát hiện mục đích của 15 tầng gạch này hóa ra là nhằm đảm bảo sự an toàn cho hoàng thất, mà đặc biệt là cho bậc Đế vương.
Điện Thái Hòa vốn là nơi diễn ra nhiều nghi lễ khác nhau như lễ đăng cơ, đại hôn, ban thưởng, yến tiệc… Những nghi lễ này đều hết sức quan trọng, có thể coi là nghi lễ hàng đầu và cao quý nhất thời bấy giờ. Người xưa cực kỳ coi trọng những việc này, đặc biệt là ở những nơi như hoàng cung, vì vậy không được để xảy ra bất cứ sai sót nào.
Video đang HOT
Cung điện là nơi canh phòng cẩn mật, trong ngoài đều có 3 lớp canh phòng. Ngoài ra, bức tường cao ngất bao bọc xung quanh cung điện cũng khó lòng leo lên được. Nhưng ngay cả như vậy, hoàng đế cũng không yên tâm, luôn lo sợ có thể sẽ có kẻ xấu đào lòng đất để đột nhập vào bên trong.
Chính vì thế, khi xây dựng Tử Cấm Thành, Hoàng đế Chu Đệ của nhà Minh mới yêu cầu những người thợ thủ công lát tầng tầng lớp lớp gạch bên dưới nền cung điện, để không kẻ nào có ý định xâm phạm được. Những viên gạch lát này cũng được thiết kế hết sức tinh xảo. Mỗi viên gạch mất tới 720 ngày với nhiều công đoạn khác nhau mới cho ra thành phẩm ưng ý nhất. Những viên gạch lát nền này không chỉ đẹp và tinh xảo mà còn có tác dụng điều hòa nhiệt độ, đông ấm hạ mát, giúp những người sống trong cung luôn cảm thấy thoải mái, dễ chịu nhất.
Ngoài ra, nhằm giữ bí mật này chôn vùi mãi mãi, không người nào khác biết được, ngay sau khi Tử Cấm Thành xây dựng xong, những người thợ thủ công này đều bị thủ tiêu hết. Sự lạnh lùng, tàn nhẫn của bậc quân vương thời xưa thể hiện rõ trên từng viên gạch trong cung điện.
Sự thật rùng mình trong 3 'cấm địa' bí ẩn nhất Tử Cấm Thành
Bên trong Tử Cấm Thành ở Trung Quốc có 3 nơi được xem là 'cấm địa' đối với du khách. Những nơi này từng xảy ra nhiều chuyện rùng rợn, bí ẩn.
Tử Cấm Thành là nơi ở của 24 hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh dưới thời phong kiến. Đây là một trong những cung điện hoàng gia được bảo tồn nguyên vẹn nhất thế giới.
Bên trong Tử Cấm Thành lưu giữ nhiều bí mật thu hút sự quan tâm của công chúng. Trong số này, khi tìm hiểu về cung điện tráng lệ, xa hoa nổi tiếng của Trung Quốc này, nhiều người tò mò về 3 nơi được xem là "cấm địa".
Địa điểm đầu tiên là Diên Hi cung. Được xây dựng vào năm 1420, nơi này ban đầu được gọi là cung Trường Thọ. Tên Diên Hi cung được đổi vào năm 1535.
Trải qua nhiều triều đại của các bậc đế vương, Diên Hi cung là nơi sinh sống của không ít phi tần bị thất sủng. Thậm chí, nơi đây còn là lãnh cung - nơi các phi tần phạm tội bị nhốt vào để sám hối, ăn năn suốt phần đời còn lại.
Thêm nữa, Diên Hi cung là nơi xảy ra vài trận hỏa hoạn lớn nhỏ. Theo đó, cung này bị hư hại và xuống cấp theo thời gian. Xuất phát từ những điều này, không có phi tần nào muốn vào ở Diên Hi cung.
Một "cấm địa" rùng rợn khác ở trong Tử Cấm Thành là Khôn Ninh Cung. Đây là nơi ở của các hoàng hậu thời nhà Minh. Thế nhưng, phần lớn các hoàng hậu sống ở cung điện này đều không có kết thúc tốt đẹp.
Hầu hết các hoàng hậu có kết cục bi kịch như bị bệnh tật dẫn đến chết trẻ, bị nhà vua phế bỏ, thậm chí có bà hoàng tự sát tại đây.
Lâu ngày, Khôn Ninh Cung bị đồn là nơi có âm khí nặng và là nơi xảy ra nhiều chuyện ma quái khó giải. Vì vậy, đến thời nhà Thanh, cung điện này không còn là nơi ở của hoàng hậu. Thay vào đó, Khôn Ninh Cung trở thành nơi chuyên thực hiện các lễ cúng tế quan trọng.
"Cấm địa" thứ ba trong Tử Cấm Thành là giếng Trân Phi. Giếng nước này là nơi sủng phi của vua Quang Tự chết thảm. Theo các ghi chép, trong số các phi tần, Trân Phi được hoàng đế Quang Tự vô cùng yêu thương, chiều chuộng.
Trân Phi không chỉ thông minh, xinh đẹp mà còn thẳng thắn, bộc trực. Thậm chí, sủng phi của vua Quang Tự nhiều lần đối đầu với Từ Hy Thái hậu. Do được nhà vua che chở nên Từ Hy Thái hậu không thể trừng trị Trân Phi.
Thế nhưng, vào năm 1900, liên quân 8 nước đánh vào Bắc Kinh nên vua Quang Tự cùng Từ Hy Thái hậu nhanh chóng rời hoàng cung. Trong tình thế hỗn loạn, nhà vua không kịp đưa Trân Phi theo cùng.
Nhân cơ hội đó, Từ Hy Thái hậu sai người đẩy Trân Phi xuống giếng khiến mỹ nhân này chết đuối. Một năm sau, thi hài Trân Phi mới được đưa lên mai táng. Từ đó, giếng nước này được đặt tên là giếng Trân Phi. Dân gian lưu truyền những câu chuyện rùng rợn về việc nghe thấy tiếng phụ nữ khóc khi đi qua giếng này vào ban đêm.
Bảy thành phố đặc biệt- Nơi phụ nữ đã thay đổi thế giới Mặc dù ở nhiều nơi, những đóng góp của phụ nữ vẫn chưa được chú ý. Nhưng ở một số nơi khác, những người phụ nữ nổi tiếng đã để lại những dấu ấn không thể xóa nhòa trên các thành phố riêng của họ và trên thế giới. Đền tưởng niệm Hatshepsut ở Luxor. Hatshepsut ở Luxor, Ai Cập Nhiều thế kỷ...