Bí mật khiến sao ‘Hồng lâu mộng’ đi tu
Mãi đến nay, người ta vẫn chưa hiểu tại sao Trần Hiểu Húc lại quyết định xuống tóc nương nhờ cửa Phật khi đang là một nữ doanh nhân giàu có.
Năm 1983, 18 tuổi, được sự động viên của bạn trai Tất Ngạn Quân (sau này là người chồng đầu tiên), Trần Hiểu Húc gửi một lá thư tự giới thiệu mình với đạo diễn Vương Phù Lâm, ứng cử vào vai Lâm Đại Ngọc trong bộ phim truyền hình Hồng lâu mộng đang casting diễn viên. Cô không quên kèm theo bài thơ Tôi là một nhánh liễu sáng tác năm 14 tuổi. Sau khi gặp mặt, đạo diễn Vương Phù Lâm quyết định mời Trần Hiểu Húc thể hiện nhân vật nữ chính được Giả Bảo Ngọc khen đẹp “nghiêng nước nghiêng thành”.
Trần Hiểu Húc thời thiếu nữ.
Tháng 4/1984, Trần Hiểu Húc bắt đầu cuộc hành trình sống với hình ảnh nàng Lâm Đại Ngọc. Sau 3 năm thực hiện, bộ phim Hồng lâu mộng lên sóng Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc vào ngày 2/5/1987, ngay lập tức tạo nên cơn sốt, gần như trở thành tiêu điểm cho các trang báo thời ấy. Từ một diễn viên vô danh của một đoàn kịch địa phương, tên tuổi Trần Hiểu Húc nổi như cồn dù hình tượng nhân vật Lâm Đại Ngọc do cô đảm nhận gây tranh cãi trái chiều.
Vai Lâm Đại Ngọc do Trần Hiểu Húc thể hiện đã trở thành kinh điển.
Thành công của Hồng lâu mộng đã mở ra một cánh cửa cho Trần Hiểu Húc, đồng thời cũng đóng lại một cánh cửa khác nên vai diễn sau đó trong phim Gia xuân thu không thể thoát khỏi hình ảnh Lâm Đại Ngọc. Chính vì thế, tuy mới ngoài 20 nhưng cô quyết định chia tay màn ảnh, tự thành lập công ty quảng cáo, trở thành nữ doanh nhân thành đạt với doanh thu hằng năm lên tới 200 triệu nhân dân tệ. Trần Hiểu Húc có tên trong danh sách sách các triệu phú trẻ của Trung Quốc năm 1999, từng được bình chọn là một trong 30 nữ doanh nhân xuất sắc nhất trong làng quảng cáo Đại lục năm 2004.
Trần Hiểu Húc trước khi xuống tóc quy y cửa Phật.
Năm 2007, 42 tuổi, cuộc đời của nàng Lâm Đại Ngọc bất ngờ rẽ sang một hướng mới khi quyết định xuống tóc quy y với pháp danh Diệu Chân vào ngày 23/2. Và chưa đầy 3 tháng sau, ngày 13/5 cô qua đời vì ung thư vú.
Vì sao Trần Hiểu Húc đi tu? Phải chăng cuộc hôn nhân với người chồng sau – nhà sản xuất Hác Đồng gặp vấn đề gì? Hay căn bệnh ung thư đã khiến cô mất niềm tin vào cuộc sống?… Mãi đến nay, vẫn chưa ai có thể tìm thấy câu trả lời chính xác nhất.
Trần Hiểu Húc – Diệu Chân pháp sư khi còn sống.
Sinh thời, khi giải đáp về nguyên nhân của việc xuất gia, Trần Hiểu Húc từng tâm sự: “ Quy y không phải trốn tránh cuộc sống, mà là sự lựa chọn khác cho mình. Sau 10 năm theo Phật, tôi tìm thấy chỗ nương tựa cho tâm hồn thanh thản“.
Tuy nhiên, theo một người bạn thân của Trần Hiểu Húc, ngoài việc tin Phật, chính nhân vật Lâm Đại Ngọc đã ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ của cô. Bi kịch của Lâm Đại Ngọc đã vận vào cuộc đời cô. Từ sau khi đóng vai diễn này, Trần Hiểu Húc trở thành một con người khác, tuy rất giỏi trong việc kinh doanh nhưng ở cuộc sống thường nhật, cô hoàn toàn là một Trần Hiểu Húc mong manh, dễ xúc động. Trước khi phát hiện bệnh ung thư vú, cô luôn tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh. Do vậy, sự xuất hiện của căn bệnh quái ác khiến Trần Hiểu Húc cảm nhận sâu sắc hơn sự vô thường của cuộc sống.Không chỉ bản thân Trần Hiểu Húc, mà ông xã cô cũng bị ảnh hưởng nên nhà sản xuất Hác Đồng đã xuất gia sau đó vài ngày. Chia sẻ với giới truyền thông về quyết định này, Hác Đồng thừa nhận quan hệ giữa anh và Trần Hiểu Húc đã vượt qua khỏi ranh giới vợ chồng, đã trở thành đồng môn và ông gọi vợ là Diệu Chân pháp sư đầy trân trọng.Sau khi Trần Hiểu Húc qua đời, theo ý nguyện của cô, gia đình đã thành lập quỹ từ thiện mang tên Trần Hiểu Húc chuyên giúp đỡ cho các hoạt động giáo dục và y tế.
Theo Zing
12 phiên bản Lâm Đại Ngọc ấn tượng trên màn ảnh
Nhân vật Lâm Đại Ngọc trong tác phẩm Hồng Lâu Mộng đã được các nhà làm phim Trung Quốc khai thác vô số lần với sự thể hiện của nhiều nữ diễn viên tên tuổi.
Một trong "Tứ đại danh tác" của Trung Quốc là Hồng Lâu Mộng đã nhiều lần được chuyển thể và đưa lên màn ảnh. Tuy vậy, khâu tuyển chọn diễn viên mới thực sự là vấn đề nan giải, đặc biệt là việc chọn diễn viên nào thực sự phù hợp với nhân vật Lâm Đại Ngọc.
Cặp đôi Lâm Đại Ngọc và Giả Bảo Ngọc trong Hồng Lâu Mộng 87.
Đã có rất nhiều nữ diễn viên vượt được qua thử thách trên để vào vai "em Lâm" và để lại ít nhiều ấn tượng trong lòng người hâm mộ. Dưới đây là tạo hình 12 phiên bản diễn viên thể hiện nhân vật Lâm Đại Ngọc thành công nhất trên màn ảnh Hoa ngữ.
Video đang HOT
Tưởng Mộng Tiệp
Phiên bản truyền hình bộ phim Tân Hồng Lâu Mộng sản xuất năm 2009 được coi là một bộ phim tốn kém và dày công nhất. Vai diễn Lâm Đại Ngọc "vạn người mê" được giao cho nữ diễn viên trẻ Tưởng Mộng Tiệp khiến nhiều người bất ngờ.
Nét thuần khiến của Tưởng Mộng Tiệp.
Nữ diễn viên 9X sở hữu ánh mắt trong veo đã thuyết phục được đạo diễn Lý Thiếu Hồng. Nhân vật Lâm Đại Ngọc của Tưởng Mộng Tiệp để lại ấn tượng cho người xem là một cô gái quá giản đơn, quá nhạy cảm và cũng quá thoát tục.
Trương Ngọc Yến
Năm 1990, Đài Loan dàn dựng bộ phim truyền hình 73 tập Hồng Lâu Mộng, vai Lâm Đại Ngọc do nữ diễn viên gạo cội Trương Ngọc Yến thủ vai.
Lâm Đại Ngọc của Trương Ngọc Yến.
Trương Ngọc Yến đóng cảnh Lâm Đại Ngọc khóc rất đẹp, toát lên vẻ đa sầu đa cảm nhưng thiếu sự đa tình đa tài.
Đào Tuệ Mẫn
Năm 1979, đài CCTV sản xuất phim truyền hình Hồng Lâu Mộng, vai diễn Lâm Đại Ngọc do nữ diễn viên đại lục Đào Tuệ Mẫn 20 tuổi đóng. Vai diễn đã đưa tên tuổi một nữ diễn viên trẻ trở thành một ngôi sao truyền hình nổi tiếng.
Đại Ngọc của Đào Tuệ Mẫn.
Tạo hình Lâm Đại Ngọc kiêu ngạo nhưng không mất đi vẻ hồn nhiên thuần khiết của Tuệ Mẫn được nhiều nhà Hồng học trong giới nghệ thuật đánh giá cao.
Đào Tuệ Mẫn sở hữu ngoại hình với thần thái cổ điển, sâu sắc pha nét u sầu và sự uyển chuyển, làm sống dậy một Lâm Đại Ngọc đa sầu đa cảm từ trong nguyên tác bước ra.
Trần Hiểu Húc
Phiên bản truyền hình Hồng Lâu Mộng 1987 của đạo diễn Vương Phù Lâm do Trần Hiểu Húc thủ vai Lâm Đại Ngọc đã trở thành một tác phầm lớn của điện ảnh Trung Quốc, có sức ảnh hưởng sâu rộng và được coi là phiên bản Hồng Lâu Mộng kinh điển nhất từ trước đến nay.
Phiên bản em Lâm kinh điển của Trần Hiểu Húc.
Khi nhận vai Lâm Đại Ngọc, diễn viên trẻ Trần Hiểu Húc được tập luyện cầm kỳ thi họa, khắc họa nên nhân vật "em Lâm" kinh điển và khiến người hâm mộ nhớ mãi khôn nguôi.
Từ ngoại hình đến thần thái của Hiểu Húc đều phù hợp và gần gũi với em Lâm trong nguyên tác. Nhiều người từng phản đối các nhà làm phim sau này làm lại Hồng Lâu Mộng bởi phiên bản của cô đã quá thành công.
Bản thân nữ diễn viên bạc mệnh từng chia sẻ: "Tôi chính là Lâm Đại Ngọc. Nếu tôi có đóng vai diễn khác thì khán giả sẽ cảm thấy Lâm Đại Ngọc đang đóng vai một cô gái khác mà thôi".
Hà Trại Phi
Nữ diễn viên đại lục Hà Trại Phi thủ vai Lâm Đại Ngọc trong vở Việt kịch Đại Quan Viên và vai Sa Ngọc phim điện ảnh Hồng Lâu Mộng. Cả hai vai diễn đều thể hiện diễn xuất đầy màu sắc và tài tình của Hà Trại Phi.
Hà Trại Phi đã tạo nên một nàng Lâm Đại Ngọc khó diễn viên nào có thể vượt qua. Đặc biệt giọng nói uyển chuyển, trong trẻo của Hà Trại Phi càng làm toát ra những tâm sự sâu kín của nhân vật "em Lâm".
Mao Thuấn Quân
Hãng phim Gia Thị của Hồng Kông cho ra mắt phiên bản truyền hình Hồng Lâu Mộng năm 1977, vai diễn Lâm Đại Ngọc do ngôi sao điện ảnh Mao Thuấn Quân thủ diễn,
Lâm Đại Ngọc của Mao Thuấn Quân.
Khi đóng vai "em Lâm", Mao Thuấn Quân mới vừa tròn 19 tuổi, tướng mạo và thần thái kiều diễm, thướt tha và đượm vẻ u sầu, bạc nhược nhưng khi lên hình vẫn chưa đủ làm toát lên khí chất của nhân vật, hơn nữa ngoại hình chưa đủ xinh đẹp.
Huỳnh Hạnh Tú
Huỳnh Hạnh Tú trong vai em Lâm.
Năm 1978, điện ảnh Hồng Kông cho ra mắt bộ phim điện ảnh Hồng Lâu xuân thượng xuân/The Dream of the Red Chamber do đạo diễn Kim Hâm dàn dựng. Nhân vật Lâm Đại Ngọc do nữ diễn viên lừng danh Huỳnh Hạnh Tú thủ vai, trong khi Giả Bảo Ngọc do nam tài tử kiêm divo Trương Quốc Vinh đóng. Phim được biên kịch phỏng tác và xây dựng theo thể loại phim tình cảm hài khá độc đáo.
Trương Ngải Gia
Năm 1977, đạo diễn lừng danh Lý Hàn Tường dàn dựng bộ phim điện ảnh Bảo Ngọc nương duyênHồng Lâu Mộng, để lại ấn tượng sâu sắc cho khán giả về vai diễn Bảo Ngọc của ngọc nữ Lâm Thanh Hà.
Trương Ngải Gia.
Vai diễn Lâm Đại Ngọc do nữ diễn viên nổi tiếng Trương Ngải Gia cũng yểu điệu thướt tha làm mê đắm lòng người. Sau này Ngải Gia tiết lộ, cô đã không dám xem bộ phim trong một thời gian dài. Phải đến gần đây cô mới dám mở đĩa ra xem và cảm thấy "khá buồn cười".
Tính cách Trương Ngải Gia có khí khái của đàn ông, cô từng được nhắm cho vai nhân vật Giả Bảo Ngọc, vai Đại Ngọc được giao cho Lâm Thanh Hà. Tuy nhiên đạo diễn đã đổi lại vai diễn cho hai người.
Bộ phim đã thành công đến mức được bình chọn là Một trong 10 tác phẩm điện ảnh Hoa ngữ xuất sắc của năm.
Uông Minh Thuyên
Nữ diễn viên Uông Minh Thuyên với vai diễn Lâm Đại Ngọc trong phiên bản truyền hình Hồng Lâu Mộng của đàiTVB Hồng Kông sản xuất năm 1975.
Tạo hình em Lâm của Uông Minh Thuyên.
Tuy nhiên, vai diễn này của cô không được đánh giá cao, khi đó Uông Minh Thuyên đã bước vào tuổi 28, lớn hơn số tuổi thật của nhân vật Lâm Đại Ngọc trong nguyên tác. Dù được hóa trang nhưng phần nào làm mất đi cảm giác về một ngọc nữ tinh khôi, trong trắng của "em Lâm".
Gương mặt của Minh Thuyên khá cứng và không phù hợp với nhân vật Lâm Đại Ngọc, nhưng nhờ tên tuổi hàng sao của Vương Minh Thuyên, phim vẫn gây tiếng vang trong công chúng, được khán giả đánh giá khá tích cực.
Vương Văn Quyên
Vở Việt kịch Hồng Lâu Mộng (1962) của đạo diễn Sầm Phạm đã vinh danh nữ diễn viên Vương Văn Quyên. Khi vào vai Lâm Đại Ngọc, Vương Văn Quyên đã bước vào tuổi 30 nhưng nhờ sắc vóc đẹp, gương mặt thanh tú, điệu bộ cử chỉ thanh nhã, đoan trang hoàn toàn phù hợp với vai diễn Lâm Đại Ngọc đa sầu đa cảm, liễu yếu đào tơ.
Lâm Đại Ngọc của Vương Văn Quyên.
Khi casting, đạo diễn cho rằng Vương Văn Quyên hơi mập, vì vậy để tạo hình ảnh Lâm Đại Ngọc chân thực hơn, nữ diễn viên đã ăn kiêng trong hơn một tháng. Vương Văn Quyên đã làm toát lên được thần thái của nhân vật Lâm Đại Ngọc, thể hiện cảm xúc nội tâm tài tình, khoáng đạt khiến đi sâu vào lòng người.
Vương Văn Quyên nhờ thần thái thuần khiết, diễn xuất tinh tế và với sáng tạo tuyệt vời khiến khán giả nhớ mãi khôn nguôi về Lâm Đại Ngọc trên sân khấu kịch, trở thành "em Lâm" được yêu mến nhất những năm 60.
Lạc Đế
Năm 1962 hãng Thiệu Thị sản xuất phiên bản điện ảnh Hồng Lâu Mộng của đạo diễn Viên Thu Phong. Vai Lâm Đại Ngọc được giao cho mỹ nhân nức tiếng xứ cảng thơm và là ngọc nữ hãng Thiệu Thị là nữ diễn viên Lạc Đế. Với vai "em Lâm", Lạc Đế đã mang đến cho người xem hình ảnh một giai nhân lộng lẫy, mẫu hình mỹ nhân cổ trang kinh điển.
Tạo hình em Lâm của Lạc Đế.
Tiếc là hồng nhan bạc mệnh, Lạc Đế qua đời ở tuổi 31 vì tự tử, làng điện ảnh xứ cảng thơm mất đi một ngôi sao nữ tài danh xinh đẹp.
Chu Tuyền
"Em Lâm" của Chu Tuyền.
Nữ diễn viên Chu Tuyền để lại ấn tượng về một Lâm Đại Ngọc xuất thế và phiêu linh, được coi là "Đệ nhị Lâm Đại Ngọc" sau thành công bộ phim Hồng Lâu Mộng sản xuất năm 1944.
Theo Khampha.vn
5 mỹ nhân cổ trang khó thay thế trên màn ảnh nhỏ Tiểu Yến Tử của Triệu Vy, Tiểu Long Nữ của Lý Nhược Đồng, Võ Tắc Thiên của Lưu Hiểu Khánh... khiến hậu bối vất vả khi phải thể hiện vai diễn lừng danh một thời. Võ Tắc Thiên - Lưu Hiểu Khánh Những hình ảnh Võ Tắc Thiên do Lưu Hiểu Khánh đảm nhận. Thể hiện vai Võ Tắc Thiên từ năm 16...