Bí mật gây sốc về tượng Nữ thần Tự do nổi tiếng nước Mỹ
Tượng Nữ thần Tự do nằm ở cảng New York là một trong những biểu tượng nổi tiếng nước Mỹ. Một nghiên cứu mới đây cho thấy bản vẽ thiết kế của bức tượng được chỉnh sửa vào phút chót để cho cánh tay giương cao ngọn đuốc thon thả hơn.
Nặng 225 tấn, cao tương đương với tòa nhà 22 tầng (tính từ chân tượng đến đỉnh ngọn đuốc), tượng Nữ thần Tự do ở cảng New York trở thành một biểu tượng nổi tiếng nước Mỹ, thu hút rất đông khách du lịch ghé thăm, chiêm ngưỡng mỗi năm.
Bức tượng Nữ thần Tự do là món quà mà nhân dân Pháp tặng cho nước Mỹ. Nó do Frédéric Auguste Bartholdi và Gustave Eiffel thiết kế.
Kỹ sư người Pháp Gustave Eiffel được cả thế giới biết đến là ‘tác giả” của tháp Eiffel ở Paris, Pháp.
Một nghiên cứu mới đây của các chuyên gia chỉ ra, kỹ sư Eiffel chính là người quyết định thiết kế kết cấu bức tượng Nữ thần Tự do sao cho đủ vững chắc để chống chọi được với những cơn gió dữ dội ở cảng New York – nơi dựng bức tượng này.
Các chuyên gia tiến hành phân tích bản vẽ ban đầu cho thấy ông Eiffel thiết kế cánh tay cầm đuốc của Nữ thần Tự do to khỏe hơn và thẳng đứng hơn, nói cách khác là vững chãi hơn so với thực tế bức tượng ngày nay.
Thế nhưng, về sau, nhà điêu khắc bức tượng, ông Frédéric-Auguste Bartholdi, đã có thể dùng mực đỏ chỉnh sửa lại cánh tay cầm đuốc của tượng Nữ thần Tự do.
Sau khi chỉnh sửa, cánh tay cánh tay cầm đuốc của tượng Nữ thần Tự do trở nên thon gọn và giơ chéo.
Theo đó, bức tượng trở nên đẹp mắt và có tính thẩm mỹ hơn. Thế nhưng, điều này cũng khiến bức tượng dễ đổ hơn.
Kể từ khi chính thức khánh thành vào năm 1886, tượng Nữ thần Tự do gặp một số lần gặp vấn đề ở cánh tay. Điển hình là vào năm 1916, một kẻ phá hoại người Đức đã cho nổ tung một kho đạn dược trên hòn đảo gần đó. Vụ nổ khiến bức tượng bị hư hại nghiệm trong. Trong số này có việc khách du lịch không thể leo lên ngọn đuốc tham quan, ngắm cảnh.
Vào những năm 1980, các kỹ sư đề xuất gia cố cánh tay của bức tượng Nữ thần Tự do nhưng các nhà bảo tồn không đồng ý. Lý do được đưa ra là chúng ta không nên có thay đổi gì so với nguyên mẫu.
Mời quý độc giả xem video: Mỹ: tượng Nữ thần Tự do mở cửa trở lại. Nguồn: VTC14.
Tâm Anh
Đẹp độc lạ: Vương miện 6.000 năm tuổi trong một hang động vô danh hé lộ bức màn kho báu bí mật
Chiếc vương miện cổ nhất thế giới là một phần của kho báu Nahal Mishmar có niên đại từ thời kỳ Đồ đồng vào khoảng giữa 4000 - 3500 năm TCN.
Bức màn về một kho báu khổng lồ dường như có thêm tia sáng khi nhiều vật cổ được tìm thấy tại khu vực được cho là "nơi cất giữ bí ẩn" tại Biển Chết.
Trong số đó, chiếc vương miện cổ nhất thế giới được tìm thấy và Viện nghiên cứu Thế giới cổ đại của Đại học New York công bố vào đầu năm 2019.
Gần đây, chiếc vương miện được trường ĐH New York (Mỹ) lựa chọn để nghiên cứu về thế giới cổ đại. Nó vốn được trưng bày ở Israel như hiện vật về đúc đồng thời kỳ Đồ đồng.
Chiếc vương miện từ thời Đồ đồng, có niên đại từ năm 4000 - 3500 TCN chỉ là 1 trong số hơn 400 hiện vật đã được tìm thấy trong hang động trên sa mạc Judean gần Biển Chết cách đây hơn nửa thế kỷ.
Vương miện có hình dạng giống một chiếc nhẫn dày, nổi bật những hình chim kền kền và ô cửa sổ nhô lên từ phía trên đỉnh.
Chiếc vương miện được cho là có liên quan đến nghi thức mai táng cổ đại.
Đại học New York cho biết: "Là một hiện vật biểu thị cho quyền lực và uy thế to lớn, chiếc vương miện gồ ghề, tạc từ đồng đen thô trong kho báu Nahal Mishmar. Những chỗ nhô lên bí ẩn dọc theo vành vương miệng hình chim và lỗ hổng hinh vuông, cùng với hình dáng tổng thể hình trụ, gợi tưởng đến các nghi thức an táng vào thời đó".
Kho báu Nahal Mishmar được nhà khảo cổ học Pessah Bar-Adon phát hiện ẩn giấu trong một khe nứt tự nhiên và được bao phủ trong một tấm chiếu bằng rơm tại một hang động ở phía bắc Nahal Mishmar.
Kho báu gồm 442 hiện vật có giá trị làm từ đồng, đồng thiếc, ngà và đá, bao gồm 249 vương trượng trượng, 100 quyền trượng, 5 vương miện, sừng đựng thuốc súng, công cụ và vũ khí.
Sử dụng phương pháp định tuổi bằng đồng vị phóng xạ carbon-14 đối với tấm sậy bao bọc các hiện vật cho thấy niên đại lên đến ít nhất 3.500 năm TCN.
Các hiện vật trong kho báu Nahal Mishmar dường như được thu thập vội vàng nên bị lầm tưởng là hiện vật thuộc kho báu linh thiêng trong đền thờ Chalcolithic Ein Gedi.
Daniel Master, giáo sư khảo cổ học tại Đại học Wheaton và là một thành viên của nhóm tổ chức triển lãm, cho biết: "Điểm thú vị về giai đoạn lịch sử này đó chính là các công nghệ của thế giới cổ đại trong hàng nghìn năm".
Mục đích và nguồn gốc của kho báu này hiện vẫn là một bí ẩn.
Nhiều nghi vấn được đặt ra nhất là khi bản đồ kho báu trở thành tâm điểm của truyền thông.
Người ta cho rằng bức thư cổ đại bên trong hang động từ Biển Chết sẽ dẫn đến kho báu của người Do Thái cổ đại. Một số chuyên gia chắc chắn rằng, nó dẫn đến kho báu Đền thờ thứ hai của người Do Thái.
Hình minh họa
Người ta có thể giải mã được nhiều phần của tấm bản đồ và nó mô tả rất chính xác trong các chỉ dẫn ví dụ như rẽ trái ở đài phun nước,..
Tuy nhiên, những chi tiết trong chỉ dẫn đã biến mất hoặc bị đất cát che phủ nên không thể tìm thấy kho báu.
Minh Anh
Bí mật kho báu của Nhật ở Philippines Nhiều năm liên tục tồn tại những lời đồn dai dẳng cùng những cuộc săn tìm kho báu được xem là trị giá 8 tỉ USD do quân chiếm đóng Nhật Bản cất giấu ở Philippines trong Thế chiến Hai. Người được giao thực hiện nhiệm vụ này là tướng Tomoyuka Yamashita - lãnh chúa vùng Singapore, nhân vật chủ chốt trong các...