Bí mật điện thoại “nói chuyện với người chết” của Edison
Chế tạo thiết bị có thể liên lạc với người đã khuất là xu hướng phổ biến với các nhà sáng chế trong những năm 1920 và thiên tài Thomas Edison không phải ngoại lệ.
Phác họa hình ảnh nhà sáng chế thiên tài Thomas Edison.
Theo Atlas Obscura, vài năm trước khi qua đời, nhà sáng chế thiên tài Thomas Edison đã đã tập hợp nhóm các nhà khoa học đến phòng thí nghiệm mật để ghi lại giọng nói và sự hiện diện của người đã khuất.
Theo tạp chí Modern Mechanix, ấn bản tháng 10.1933, Edison dùng “loa, máy phát điện và các thiết bị khác” để làm thí nghiệm.
Chiếc máy của Edison cấu tạo gồm “một tia sáng nhỏ như cây bút chì, phát ra từ bóng đèn công suất lớn, xuyên qua bóng tối và rọi thẳng vào bề mặt”. Edison tin rằng cấu tạo này có thể giúp phát hiện ra được những phân tử nhỏ nhất trong không khí.
Những phân tử này có thể là bằng chứng về sự tồn tại của sự sống sau cái chết, “là những vật chất thuộc về con người vẫn còn tồn tại trong không khí”. Đáng tiếc rằng sau nhiều giờ thí nghiệm, Edison không ghi nhận được bất kỳ tượng gì xảy ra.
Đó cũng là lý do ít người biết đến thí nghiệm kỳ lạ này trong quá khứ và cả ngày nay. Nhưng không rõ liệu thí nghiệm có phải là bằng chứng cho thấy nhà sáng chế thiên tài Edison quan tâm đến việc nói chuyện với người chết bằng công nghệ hay không.
Edison trong bức ảnh chụp năm 1904.
Năm 1920, Edison đã khiến công chúng bị sốc khi trả lời trên tạp chí American Magazine: “Tôi đã nghiên cứu một thời gian và đang xây dựng một cỗ máy để xem liệu con người khi chết đi có để lại bất kỳ dạng vật chất nào để giao tiếp với chúng ta hay không”.
Thiên tài Edison vốn được biết đến với hàng nghìn bằng sáng chế, điển hình là bóng đèn điện. Ông khẳng định cỗ máy “nói chuyện với người chết” không hoạt động bằng “yếu tố huyền bí, bí ẩn, siêu nhiên hay kì quặc nào” mà chỉ thông qua phương pháp khoa học.
Ý tưởng của Edison được biết đến như một chiếc “điện thoại gọi hồn” và đã gây ra một cơn bão trên các phương tiện truyền thông. Nhiều nhà sử học tin rằng phát minh này chỉ là một trò đùa hoặc trò lừa bịp, không có bản thiết kế hoặc nguyên mẫu của một chiếc “điện thoại gọi linh hồn” nào được tìm thấy.
Có thể Edison không thực sự liên lạc được với người chết, nhưng có những bằng chứng khẳng định ông đã thử nghiệm ý tưởng này. Năm 2015, nhà báo người Pháp Philippe Baudouin tìm thấy cuốn nhật ký hiếm hoi của Edison trong một cửa hàng bán đồ cũ tại Pháp.
Cuốn nhật ký này bao gồm một chương không xuất hiện trong phiên bản tiếng Anh xuất bản năm 1948 mang tên Diary and Sundry Observations of Thomas Alva Edison (Nhật ký và những điều lặt vặt về Thomas Alva Edison).
Bức ảnh Thomas Edison trên tạp chí Scientific American năm 1920.
Phần bị thiếu này bao gồm toàn bộ nội dung Edison nhắc đến các giả thuyết về thế giới tâm linh và cách thức để có thể liên hệ được với thế giới này.
Video đang HOT
Ở thời điểm cách đây gần một thế kỷ, thế giới có lẽ khó chấp nhận việc nhà phát minh vĩ đại lại nghiên cứu sáng chế một chiếc “điện thoại gọi hồn”. Theo bài viết đăng tải trên American Medicine, “truyền thông đã thất bại trong việc xử lý vấn đề liên quan đến phẩm giá và sự tôn trọng thông báo từ người đàn ông vĩ đại đã sáng chế ra nhiều phép màu hiện đại”.
Năm 1877, công chúng đã từng kinh ngạc trước chiếc máy quay đĩa của Edison. Phát minh khiến nhiều người nghĩ rằng “có thể biến giấc mơ được bất tử xa xưa thành sự thật, trong nỗ lực đánh lừa thần chết”, Baudouin ghi lại trong cuốn Thomas Edison & the Realms Beyond.
Trong suốt cuộc đời của Edison, khoa học và công nghệ đã tiến bộ một cách nhanh chóng, đem lại cho con người thời đó những chiếc xe chạy bằng khí đốt và cả thuyết tương đối. Những tiến bộ bất ngờ này dường như là vô tận và những hy vọng về sự tồn tại của các linh hồn có lẽ cũng chính đáng.
Trò chuyện với những người thân yêu ở thế giới bên kia có thể là điều hấp dẫn với công chúng, nhưng đối với Edison thì đây hoàn toàn là khoa học. Edison tin rằng sự sống không thể bị phá hủy và “số lượng không tăng lên hay giảm đi”.
Ông đặt ra giả thuyết rằng, cũng như cơ thể của chúng ta, tính cách và nhân cách con người cũng tồn tại dưới dạng vật lý, được hình thành từ các “thực thể” tí hon, như quan điểm hiện đại về nguyên tử.
Edison nghĩ rằng những “thực thể” này có thể vẫn tồn tại sau khi con người qua đời, một phần tính cách vẫn còn tồn tại dựa vào những suy nghĩ và ký ức rời rạc của người đó khi còn sống. Edison lý luận nếu các hạt phân tử này tồn tại, chúng có thể tự tập hợp với nhau và được khuếch đại, ghi lại bởi máy quay đĩa.
Edison và phát minh bí mật đăng tải trên tạp chí Modern Mechanix.
Theo nhà báo Baudouin, Thomas Edison đã lên các kế hoạch và các giả thuyết cho các thiết bị này, mặc dù chỉ có một thí nghiệm duy nhất được ghi nhận. Nghiên cứu của ông đến mức độ nào thì đến nay vẫn là điều bí ẩn. Ông chưa từng đặt tên cho chiếc máy này mà chỉ gọi nó là “van”, vốn nhạy cảm với các rung động.
Trả lời phỏng vấn trên tờ American Magazine, Edison chỉ trích các yếu tố phi khoa học liên quan đến linh hồn mà ông gọi là thô thiển và nhố nhăng. “Một vài người tự cho phép họ, theo một mặt nào đó, tự thôi miên bản thân và cho rằng những suy nghĩ ảo tưởng của họ là thực tế”.
Kể từ sau cái chết của Edison năm 1931, những nhà ngoại cảm hy vọng sẽ tìm được bản thiết kế để dựng lại và thử nghiệm điện thoại gọi hồn hoặc ít nhất là gần giống như vậy.
Ngày nay, nhiều người đã cố gắng chế tạo chiếc “điện thoại gọi hồn” dựa trên cảm hứng của Edison, nhưng đều không thu lại được bất cứ âm thanh nào từ người đã khuất.
Mặc dù chiếc “điện thoại gọi hồn” hoàn chỉnh chưa từng xuất hiện nhưng Edison được cho là đã đạt được một nửa thành công. Theo như ông viết trong nhật ký là “cung cấp cho các nhà khoa học một hướng đi giống như la bàn để tiếp tục khám phá dựa trên cơ sở khoa học”.
Trong khi nhân loại ngày nay không biết rõ liệu giả thuyết của Edison có đúng hay không hoặc nhà sáng chế thiên tài có thực sự nghe được hồn ma hay không thì ít nhất, ý tưởng sử dụng công nghệ để trò chuyện với người đã khuất sẽ vẫn trường tồn với thời gian.
Theo Danviet
Thói quen lập dị của các thiên tài thế giới
Ngoài sự thông minh xuất chúng, tạo ra nhiều phát minh vĩ đại, các thiên tài nổi tiếng thường có tính cách, thói quen rất quái gở, khó hiểu.
Cụ thể, Thomas Edison, nhà toán học Pythagoras, nhà bác học thiên tài Albert Einstein, nhà văn Honore de Balzac... có những thói quen khác người.
Thomas Edison lựa chọn cộng sự kỳ quặc
Thomas Edison. Ảnh: Turkceodevim.com
Để trở thành cộng sự nghiên cứu của nhà bác học Thomas Edison, ứng viên phải vượt qua quá trình phỏng vấn khó khăn, bao gồm ăn bát súp trước sự giám sát của Edison.
Nếu ai đó thêm muối vào món súp trước khi nếm thử, ngay lập tức, họ bị loại. Thử thách này nhằm loại bỏ những người thường khởi đầu với quá nhiều giả định.
Edison cũng có thói quen chia giấc ngủ thành nhiều giai đoạn trong ngày với giấc ngủ ngắn. Mục đích của việc này nhằm tăng năng suất làm việc. Tuy nhiên, các thí nghiệm chứng minh rằng cách ngủ này không đem lại kết quả như mong muốn.
Nhà toán học Pythagoras ghét đậu
Nhà toán học Pythagoras. Ảnh: Prezi.com
Được mệnh danh "cha đẻ của ăn chay", nhà toán học Hy Lạp Pythagoras hoàn toàn không ăn thịt, chỉ ăn rau. Tuy nhiên, thiên tài này lại không có tình yêu với các loài cây họ đậu. Ông từ chối ăn những thứ liên quan đậu, thậm chí cấm các học trò của ông ăn hoặc động vào chúng.
Không ai biết rằng liệu những ác cảm này có xuất phát từ lý do sức khỏe hay niềm tin tôn giáo nào của Pythagoras không. Nhưng chính ác cảm này đã gây ra cái chết của nhà toán học thiên tài.
Theo các tài liệu, những kẻ tấn công phục kích Pythagoras nhưng ông thà chết chứ không chạy qua một cánh đồng trồng đậu.
Albert Einstein khỏa thân đi lại trong nhà
Nhà bác học thiên tài Albert Einstein. Ảnh: Quotesgram.com
Thời còn nhỏ, Einstein là đứa trẻ khờ khạo, chậm nói. Mặc dù vậy, sau này, nhà bác học lại cho rằng sự phát triển chậm chạp giúp ông có nhiều cơ hội để suy nghĩ về các yếu tố cơ bản như không gian và thời gian. Sự tò mò về những điều đó khiến ông luôn đặt ra những câu hỏi lạ lẫm và dẫn đến những đột phá như thuyết tương đối.
Tài xế của nhà bác học kể, ông từng tận mắt thấy nhà bác học Einstein nhặt một con châu chấu trên đất và bỏ vào miệng nhai ngấu nghiến.
Einstein không muốn mất tiền cho những người cắt tóc nên thường nhờ vợ cắt hộ. Ông đặc biệt thích ăn trứng và mỗi lần ăn ít nhất 2 quả, có thể là trứng rán hoặc trứng bắc.
Ông cũng rất nghiện ăn nấm và ăn tới 3 lần mỗi ngày. Người giúp việc của vị thiên tài cũng cho biết, Einstein có sở thích kỳ lạ là thường khỏa thân và đi dạo quanh khuôn viên nhà.
"Có lẽ ông ấy không quan tâm chuyện mặc quần áo hoặc có thể ông ấy không nhớ là mình chưa mặc gì", người giúp việc nói.
Nhà văn Honore de Balzac nghiện cà phê nặng
Nhà văn Honore de Balzac. Ảnh: Openculture.com
Theo Listverse, nhà văn người Pháp Honore de Balzac nghiện cà phê rất nặng. Ông thường uống tới 50 cốc cà phê mỗi ngày và hầu như không ngủ trong lúc viết ra kiệt tác "Tấn trò đời".
Trong một tác phẩm, nhà văn từng viết :"Cà phê chảy vào dạ dày, mọi thứ xáo trộn lục bục. Ý tưởng bắt đầu tuôn trào như một đội quân và trận chiến nổ ra. Mọi thứ ập đến như ngựa phi nước đại và theo sau là những cơn gió".
Yoshiro Nakamatsu - đưa cơ thể đến giới hạn cận tử để sáng tạo
Tiến sĩ Nhật Bản Yoshiro Nakamatsu. Ảnh: Listverse.com
Tiến sĩ người Nhật Yoshiro Nakamatsu, người sở hữu tới 3.300 phát minh sáng chế trong suốt 74 năm cuộc đời. Đặc biệt, việc phát minh ra đĩa mềm năm 1952 đã thay đổi hoàn toàn phương thức lưu trữ thông tin của con người.
Nhiều ý tưởng sáng tạo của Nakamatsu được tạo ra trong lúc ông tự làm cho mình gần chết đuối. Vị thiên tài này tin rằng, nếu não thiếu không khí trong thời gian đủ lâu, nó sẽ hoạt động mạnh nhất.
"Để khiến não bị thiếu oxy, tôi thường phải lặn sâu và làm áp lực nước tác động tới não. Khoảng 0,5 giây trước khi chết, tôi thấy ý tưởng lóe sáng", tiến sĩ Nakamatsu kể.
Ngoài ra, ông còn có một căn phòng yên tĩnh để suy nghĩ mọi thứ, lát gạch vàng 24 karat. Vị tiến sĩ tin rằng những viên gạch vàng giúp chặn sóng vô tuyến gây nguy hại đến quá trình sáng tạo.
Charles Dickens kỹ tính quá mức
Nhà văn nổi tiếng người Anh Charles Dickens. Ảnh: Listverse.com
Charles Dickens là nhà cải cách xã hội và nhà văn người Anh. Một nhân viên của ông kể rằng, Dickens không thể chịu nổi khi một lọn tóc của ông không vào nếp.
Ông luôn mang theo lược và chải tóc hàng trăm lần mỗi ngày. Ông cũng luôn yêu cầu sắp xếp các tác phẩm của mình theo một thứ tự nhất định.
Nhà văn này còn có thói quen đi lại trong lúc sáng tác và giao việc ghi chép lời văn cho một trợ lý. Đôi khi, trợ lý phải viết đi viết lại câu văn, đổi thứ tự từ ngữ nhiều lần trước khi có được câu hoàn chỉnh.
Theo Zing
8 vĩ nhân thông minh kiệt xuất nhất mọi thời đại Leonardo Da Vinci, Alexander Đại đế là hai trong số những vĩ nhân thông minh, tài năng nhất lịch sử, ghi danh sử sách với sự nghiệp vang dội. Leonardo Da Vinci là một trong những vĩ nhân thông minh nhất lịch sử. Ông là họa sĩ, kỹ sư, nhà toán học, triết học và tự nhiên học thiên tài người Italy. Leonardo...