Bí mật đằng sau thời khắc nguy hiểm nhất lịch sử nhân loại
Thế giới trong tuần này kỷ niệm sự kiện đụng độ nguy hiểm nhất trong Chiến tranh Lạnh, sự kiện được coi là “thời khắc nguy hiểm nhất trong lịch sử nhân loại”.
Tên lửa Liên Xô đưa đến Cuba chỉ cách vùng bờ biển Mỹ khoảng 160km.
Nhân loại đối mặt với sự sống còn ở thời điểm này cách đây 58 năm. Những chi tiết về cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba chỉ được hé lộ sau hàng thập kỷ, cho thấy mức độ nguy hiểm của sự kiện này.
Căng thẳng leo thang vào sáng ngày 16.10.1962, khi Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là John F. Kennedy, được thông báo Liên Xô đã đưa tên lửa hạt nhân đến Cuba. Ảnh do máy bay do thám U2 chụp lại cho thấy nơi Liên Xô đặt tên lửa chỉ cách vùng ven biển Mỹ khoảng 160km.
Lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev khi đó khẳng định chỉ cung cấp cho Cuba vũ khí phòng thủ. Nhưng với tầm bắn lên tới 1.900km, những tên lửa Liên Xô đặt ở Cuba đe dọa hầu hết các thành phố lớn ở Mỹ.
Theo tài liệu giải mật, Tổng thống Kennedy đã thảo luận cách đối phó với đội ngũ cố vấn. “Nếu chúng ta cho phép các tên lửa Liên Xô đặt ở đó, họ không chỉ đe dọa vị thế của chúng ta, mà còn chiếm ưu thế nhằm gây sức ép”, ông Kennedy nói, theo Daily Star.
Tổng thống Mỹ khi đó là John F. Kennedy.
“Trong khi đó, nếu chúng ta phá hủy tên lửa hoặc tấn công Cuba, đó là cơ sở để họ đòi chiếm nốt Berlin”, ông Kennedy nói thêm, ám chỉ nửa còn lại của Đức, luôn là mục tiêu của Liên Xô, nhiều năm sau Thế chiến 2.
Video đang HOT
Ông Kennedy cho rằng, hành động của Liên Xô đang đẩy Mỹ vào tình thế “phải sử dụng đến vũ khí hạt nhân”. Nhiều cố vấn của ông Kennedy ủng hộ hành động quân sự.
Tham mưu trưởng liên quân Mỹ khi đó là Earle Wheeler ủng hộ giải pháp tấn công Cuba và đã sẵn sàng để hành động nếu Tổng thống ra lệnh.
Ông Kennedy cho rằng, phong tỏa Cuba là chiến lược phù hợp hơn. Nhiều năm sau, các tài liệu giải mật cho thấy ông Kennedy đã đúng. Nếu binh sĩ Mỹ đổ bộ lên đất Cuba năm 1962, họ không chỉ phải đối mặt với 10.000 lính Liên Xô như CIA dự tính, mà con số đó còn lớn gấp 4 lần.
Máy bay trinh sát Mỹ bay ngay trên tàu chở hàng Liên Xô tới Cuba,
Tồi tệ hơn, Cuba có thể dùng tên lửa hạt nhân chiến thuật để chặn đứng chiến dịch đổ bộ của Mỹ, điều mà CIA ở thời điểm đó chưa tính đến.
Nhưng ngay cả quyết định phong tỏa Cuba thay vì tấn công, vẫn dẫn đến một trong những cuộc đụng độ nguy hiểm nhất trong Chiến tranh Lạnh.
Ngày 27.10.1962, tàu ngầm B-59 của Liên Xô đang trên đường đến Cuba thì bị nhóm tàu chiến Mỹ chặn lại. Một trong số 12 tàu chiến Mỹ khi đó rải mìn nhằm buộc tàu ngầm B-59 phải nổi lên.
Vadim Orlov, sĩ quan tình báo trên tàu ngầm B-59, kể lại: “Mìn phát nổ ngay phía trước mũi tàu, cảm giác lúc đó như bị đánh bằng búa tạ. Chúng tôi cứ nghĩ rằng như thế là hết”.
Nhưng lực lượng Mỹ khi đó không biết rằng tàu có vũ khí bí mật. Đó là ngư lôi hạt nhân 10kT. Thuyền trưởng tàu là Vitali Savitsky không thể liên lạc về sở chỉ huy, có ý định phóng ngư lôi vào tàu sân bay USS Randolph, soái hạm của nhóm tàu Mỹ.
Vasili Arkhipov, sĩ quan trên tàu ngầm là người khuyên thuyền trưởng không phóng ngư lôi. Nếu Savitsky ra lệnh tấn công, một cuộc tấn công bằng tên lửa hạt nhân giữa Liên Xô và Mỹ là điều khó tránh khỏi.
Tàu ngầm B-59 chấp nhận nổi lên mặt nước và được yêu cầu quay trở về Liên Xô.
Các chuyên gia sau này nhận định, Arkhipov là “một trong những nhân vật quan trọng nhất trong lịch sử thế giới hiện đại”.
Robert McNamara, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ ở thời điểm đó, nói vào năm 2002: “Chúng tôi đã tiến rất gần tới sự hủy diệt, gần hơn nhiều so với những gì chúng tôi từng biết trước đây”.
Arthur M. Schlesinger, cố vấn hàng đầu của ông Kennedy, sau là một nhà sử học, nói: “Đó không chỉ là khoảnh khắc nguy hiểm nhất trong Chiến tranh Lạnh, mà còn là khoảnh khắc nguy hiểm nhất trong lịch sử nhân loại”.
Đến ngày hôm sau, vào ngày 28.10.1962, Liên Xô đồng ý rút tên lửa khỏi Cuba, đổi lại Mỹ cũng rút tên lửa khỏi Thổ Nhĩ Kỳ và Italia. Cuộc khủng hoảng nhờ vậy đã chấm dứt.
Đằng sau sáng kiến "Định hướng phát triển liên minh và đối tác" của Mỹ
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper mới đây đã công bố một sáng kiến mới mang tên "Định hướng phát triển liên minh và đối tác" (GDAP). Theo ông Esper, vũ khí bí mật của Lầu Năm Góc chính là "những người bạn".
Vì thế, GDAP sẽ giúp Washington tăng cường quan hệ với các quốc gia có cùng chí hướng trong lĩnh vực quốc phòng, góp phần thúc đẩy phát triển hiện đại hơn nữa ngành công nghiệp này cũng như duy trì trật tự tự do và cởi mở.
CNN ngày 21/10 (giờ Việt Nam) dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper cho biết, sáng kiến GDAP được Lầu Năm Góc công bố sẽ theo sát việc quản lý một cách có hệ thống mối quan hệ giữa Washington và các nước đối tác, nhằm tìm ra cách thức điều phối hợp lý các lực lượng quân sự, nâng cao năng lực quốc phòng cho các nước bạn, cũng như thúc đẩy các hoạt động trong ngành công nghiệp này của Washington.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper công bố sáng kiến GDAP về phát triển liên minh và đối tác quốc phòng. Nguồn: Reuters
Trong bài phát biểu của mình, ông Esper cho hay, Trung Quốc và Nga gộp lại có thể có chưa đến 10 đồng minh. Nhưng Mỹ không chỉ có một mạng lưới đồng minh và đối tác rộng khắp, mà còn cả những mối quan hệ "bắt rễ sâu cùng các giá trị và lợi ích chung" với nhiều nước, từ nhỏ bé như Malta đến hùng hậu như Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
"Những ví dụ như thế cho thấy tầm quan trọng của việc liên kết với các quốc gia cùng chí hướng, dù lớn dù nhỏ, nhằm duy trì trật tự tự do và cởi mở", Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khẳng định. Sáng kiến GDAP được đưa ra trong bối cảnh chỉ chưa đầy hai tuần nữa là cuộc tổng tuyển cử nước Mỹ sẽ diễn ra. Trước đó, Tổng thống Donald Trump từng nỗ lực tái cơ cấu và thậm chí phá bỏ các liên minh, bao gồm cả việc dọa rút khỏi NATO.
Đánh giá về sáng kiến này, giới chuyên gia chính trị thế giới cho biết, trong bối cảnh các cường quốc như Nga và Trung Quốc đang ngày một gia tăng sức ảnh hưởng trên thế giới, thì sáng kiến này sẽ giúp Mỹ đối trọng lại một cách đầy chiến lược, bởi cạnh tranh giữa các cường quốc đòi hỏi một cách tiếp cận toàn cầu và toàn diện.
Ông Esper cũng thừa nhận rằng, các đối tác quốc tế thường bối rối về chính xác những gì mà các nhà hoạch định chính sách Mỹ muốn ở họ, vì các lãnh đạo đôi khi sẽ gửi đi những thông điệp mâu thuẫn. Song GDAP sẽ đảm bảo rằng mọi thứ sẽ được chuẩn hóa từ Bộ Quốc phòng trở đi và các đối tác sẽ nhận được thông tin liên lạc rõ ràng, nhất quán.
Ông Esper cùng các cộng sự đã đánh giá lại và điều chỉnh một số khung hợp tác để tái khẳng định sự hiệu quả của GDAP trong việc xuất khẩu vũ khí và bảo vệ thị trường Mỹ, như giảm hạn chế xuất khẩu các hệ thống vũ khí quan trọng và tăng tốc độ phê duyệt thương vụ. Ông nêu ra ví dụ về việc nới lỏng các hạn chế gần đây của Mỹ đối với việc xuất khẩu máy bay không người lái vũ trang mà Mỹ có thể bán cho Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), hay việc mở rộng huấn luyện quân sự chuyên nghiệp cho quân đội của các nước đối tác.
Đặc biệt, khi đề cập trực tiếp đến sự cạnh tranh ngày càng gay gắt tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Lầu Năm Góc cáo buộc Trung Quốc sử dụng chiến lược kinh tế "kẻ săn mồi" và "gây hấn" ở Biển Đông và Hoa Đông.
Ngoài ra, ông Esper nêu rõ rằng, quân đội Trung Quốc đã ngang bằng hoặc vượt trội hơn quân đội Mỹ trong nhiều lĩnh vực như đóng tàu, tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình đặt trên mặt đất, cũng như các hệ thống phòng không. Bộ Quốc phòng Mỹ dự đoán, trong một thập niên tới, Trung Quốc có thể tăng gấp đôi số lượng hơn 200 đầu đạn hạt nhân mà nước này hiện có.
Do vậy, ông Esper nhấn mạnh việc cần thiết phải xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với "các nền dân chủ cùng chí hướng như Ấn Độ và Indonesia", lưu ý rằng ông đã gặp Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Prabowo Subianto hôm 19-10 và sẽ thăm Ấn Độ vào tuần tới.
Trước đó, ông Esper tiết lộ đã chỉ đạo các học giả tại Đại học Quốc phòng Mỹ dành 50% chương trình đào tạo cho các nội dung liên quan tới Trung Quốc bắt đầu từ năm 2021, nhằm giúp quân nhân Mỹ hiểu rõ hơn về Trung Quốc để đối phó hiệu quả hơn với "sự gây hấn", nhất là về yêu sách chủ quyền phi lý Bắc Kinh tại Biển Đông. Tiến sĩ Lynn Kuok, một chuyên gia về an ninh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trông đợi ông Esper sẽ sớm hiện thực hóa thêm các bước đi của GDAP, bởi nếu ứng viên Joe Biden đắc cử, ông Esper hoàn toàn có thể bị thay thế vào tháng 1-2021.
Được biết, ông Esper cùng ngày cũng kêu gọi các đồng minh tăng cường chia sẻ gánh nặng với Mỹ nhằm đảm bảo mục tiêu an ninh chung. Ông Esper nhắc lại việc Mỹ đã đề nghị các đồng minh NATO cũng như các đối tác tăng ngân sách quốc phòng lên 2% GDP. "Chúng tôi cũng hy vọng họ có đủ năng lực và sẵn sàng triển khai khi có vấn đề xảy ra, nhằm đạt được mục tiêu chung là bảo vệ lợi ích chung, giữ gìn an ninh và các giá trị chung", ông Esper nói.
Mỹ nói Đài Loan nên xem xét chiến lược ngăn quân đội Trung Quốc Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ O'Brien khuyên giới chức đảo Đài Loan xem xét chiến lược ngăn quân đội Trung Quốc triển khai chiến dịch đổ bộ. "Tôi nghĩ Đài Loan cần bắt đầu xem xét một số chiến lược bất đối xứng và chống tiếp cận khu vực", Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Robert O'Brien nói tại sự...