‘Bí mật’ đằng sau những khu vườn trĩu quả do giãn cách xã hội vì dịch Covid-19
Tận dụng tháng ngày giãn cách xã hội, những người trẻ này cùng với người thân của mình ‘biến’ khu đất quanh nhà thành ‘vườn’ nông sản trĩu quả.
Niềm vui với họ không chỉ có rau, củ quả sạch dùng hàng ngày mà còn những giá trị khác.
Làm vườn trong những ngày giãn cách xã hội, những người trẻ này nhận ra thêm nhiều điều ý nghĩa về cuộc sống.
Biết trân quý sự sống hơn
Nguyễn Thị Bảo Trâm (19 tuổi, quê ở xã Bình Hòa, Giồng Trôm, Bến Tre) hiện có khu vườn sau nhà với giàn bầu, bí, mướp… trĩu quả do cô và ba mẹ “tạo dựng” trong mùa dịch Covid-19 hồi giữa tháng 7, khi địa phương giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.
Bảo Trâm là sinh viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng, TP.HCM. Sau đợt nghỉ lễ 30.4 và 1.5, cô bất ngờ bị kẹt lại không thể lên TP.HCM vì Covid-19. Hai tháng sau đó, dịch bắt đầu có dấu hiệu lan rộng. Tận dụng thời gian này, các thành viên trong gia đình bắt đầu xây dựng khu vườn từ mảnh đất sau nhà.
Bảo Trâm cùng ba mẹ của mình với khu vườn sau nhà – NVCC
“Tận dụng sân vườn gần 3.000 m2 sau nhà, gia đình tôi đã trồng nhiều loại rau. Có cái mương nhỏ, ba tôi dựng giàn để trồng bầu, bí, mướp. Đến giữa tháng 8 chúng bắt đầu đơm hoa, kết trái thu hoạch không xuể”, Trâm hào hứng nói.
Khu vườn trĩu quả nhà Trâm – NVCC
Cô nàng 19 tuổi thừa nhận những tháng ngày vừa qua bản thân mới thật sự hiểu được sự cực nhọc khi làm nông. “Sáng nào sau khi tập thể dục xong, tôi và mẹ đều thăm vườn, tưới cây, xem chúng hôm nay khác hôm qua như thế nào. Nhiều khi phải vạch từng lá để xem có sâu không. Tự tay chăm sóc từng cây trong khu vườn giúp tôi rèn luyện tính kiên nhẫn hơn. Có được sự cẩn thận, chu đáo và tỉ mỉ. Nó khiến nhịp sống của tôi trở nên chậm hơn so với cuộc sống một mình trên Sài Gòn tấp nập. Từ đó, tôi hiểu được ý nghĩa của sự sống, học cách trân trọng cây cối cũng như biết trân quý hơn sự sống của con người”, Trâm nhớ lại.
Video đang HOT
Đậu rồng phát triển tươi tốt – NVCC
Trâm còn bộc bạch: “Thật sự, nhờ cái vườn mà tôi thấy nhiều tháng ở nhà là những ngày ý nghĩa vô cùng. Thay vì mải mê chăm chú vào màn hình tivi, điện thoại những lúc không học “online”. Tôi chọn cách cùng thăm vườn với ba mẹ. Từ đây, mọi người hiểu nhau, khắng khít nhiều hơn”.
Với Trâm và gia đình, hạnh phúc không chỉ vì khu vườn mình trồng cho nông sản liên tục mà hơn cả là được giúp đỡ người khác trong mùa dịch khi có thể san sẻ từng mớ rau cho bà con hàng xóm.
Quên đi những suy nghĩ tiêu cực
Trong khi đó, chị Võ Huệ, 29 tuổi, ở huyện Tánh Linh, Bình Thuận, cũng bắt đầu trở thành “nông dân” vào cuối tháng 7, khi công việc của chị bị “đóng băng” bởi ảnh hưởng dịch Covid-19.
Tại mảnh đất vỏn vẹn 10 m 2 của nhà mình, chị Huệ trồng các loại rau củ quả như: cải, mồng tơi, khổ qua, bầu, bí đỏ, xà lách, cà chua…. Đến cuối tháng 9, nơi chị đã nới lỏng giãn cách xuống Chỉ thị 15 thì nông sản tại vườn của chị phát triển không ngừng, đặc biệt là các loại rau. Hằng ngày gia đình chị ra đây thu hoạch để lấy nguồn thực phẩm sạch cho gia đình ăn, vừa tiết kiệm lại còn đảm bảo sức khỏe.
Khu vườn chị Huệ bắt đầu trồng vào tháng cuối tháng 7 – NVCC
Không chỉ có nguồn nông sản dồi dào, chị Huệ còn tìm được những niềm vui, điều hay từ khu vườn nhỏ xinh của mình.
“Bản thân rất thích trồng trọt, khi có mảnh vườn theo mơ ước thì tôi thoả sức trồng và xem đó là một phần cuộc sống của mình. Chúng giúp tôi quên đi những suy nghĩ tiêu cực, cũng không còn vương vấn gì những chuyện buồn của bản thân, ngược lại thấy rất hạnh phúc và yêu đời hơn”, chị Huệ nói.
Sau hơn hai tháng, rau từ khu vườn nhà chị Huệ có rau tươi tốt – NVCC
Khu vườn giúp chị Huệ không suy nghĩ tiêu cực – NVCC
Chị Huệ chia sẻ quá trình chăm sóc vườn cũng rất khó khăn vì đang là mùa mưa, rau dễ bị dập và úng nước, phải thường xuyên che đậy khi mưa to hoặc nắng gắt. Mùa mưa cỏ lên nhanh hơn rau nên phải nhổ cỏ liên tục.
Chị Huệ thu hoạch rau từ vườn nhà – NVCC
“Mỗi lúc ra chăm vườn, con gái hay quanh quẩn bên tôi hỏi đủ thứ rồi phụ bón phân và xới đất cho rau. Đôi lúc thấy mẹ làm, bé hay hỏi ‘Mẹ có mệt không’ rồi chạy đi rót cho mình ly nước. Đó là những lúc tôi cảm thấy ấm lòng và nghĩ có con gái là một điều tuyệt vời nhất trên đời”, chị Huệ kể lại.
Con gái chị Huệ cũng thích thú với khu vườn – NVCC
Từ những ngày cùng con chăm sóc khu vườn trong thời gian giãn cách xã hội, người mẹ 29 tuổi càng trân trọng thời gian được ở bên cạnh, chăm sóc và trò chuyện với con mình.
Nam sinh bị gọi lên bảng kiểm tra bài cũ, zoom kĩ vào gương mặt mà dân tình hết hồn: Không được phép làm như vậy!
Nam sinh bị kiểm tra bài cũ đã có màn "lươn lẹo" qua mắt được cả cô giáo.
Kiểm tra bài cũ là đặc trưng không thể thiếu khi đi học trực tiếp. Học sinh thường sẽ được giáo viên gọi lên bục giảng để kiểm tra lại mức độ hiểu bài và ghi nhớ. Dù có học thuộc kĩ đến bao nhiêu, nhiều học trò vẫn sợ hình thức này vì cứ đứng cạnh giáo viên là kiến thức lại quên sạch.
Đứa nào mà không bị gọi tên chắc phải "enjoy cái moment" này lắm. Còn lỡ xui bị gọi thì đừng nên "lươn lẹo" như nam sinh dưới đây!
Nam sinh đeo một bên airpod khi bị kiểm tra bài cũ (Nguồn: Trinh)
Theo như bức hình chia sẻ, cô giáo đã mời một nam sinh lên bảng trả bài cũ. Không hiểu cậu bạn này đã học bài hay chưa nhưng vẫn nhờ cậy sự giúp đỡ của tụi bạn phía dưới.
Thế là nam sinh đã theo airpod bên tai trái - bên tai mà cô giáo không thấy được. Ở dưới thì tụi học trò sẽ gọi điện vào máy của nam sinh kia, tín hiệu truyền đến tai airpod nên cậu bạn chỉ việc đọc lại câu trả lời này thôi.
Trên bục giảng cô giáo vẫn tập trung nghe nam sinh trả lời nên đã không phát hiện được màn gian lận này. Tuy độc đáo đấy nhưng phải khẳng định, học trò không nên làm theo hình thức này đâu!
Chính chủ cũng phải lên tiếng đính chính: "Tụi mình ra trường được 2 năm rồi. Thi tốt nghiệp là phải tự học thôi. Thời học sinh chơi đùa vui vậy thôi chứ không mong mọi người làm theo và suy nghĩ tiêu cực đâu".
Gian lận thi cử dưới bất kì hình thức nào cũng là hành động xấu trong trường học (Ảnh minh họa)
Đây là hình thức gian lận thi cử cần tuyệt đối tránh trong trường học. Hình thức này đeo một bên tai airpod cũng rất dễ bị phát hiện bởi nhiều giáo viên sẽ không ngồi một chỗ mà đi lòng vòng quanh lớp.
Bản thân việc đeo tai airpod cũng chỉ trót lọt khi cả lớp đồng lòng không tố giác bạn nam kia. Chưa kể nếu bị giám thị hay Hiệu trưởng đi qua phát hiện có thể ảnh hưởng đến cả giáo viên lẫn học sinh.
Vậy nên dù thế nào đi nữa, không nên gian lận thi cử đâu nhé! Cũng đừng nên học theo bất kì hình thức nào trên mạng. Việc học cuối cùng cũng là muốn tốt cho bạn thôi. Nếu muốn được điểm cao, học trò chỉ có nước tự học và tập luyện trước ở nhà. Bài nào dài quá thì hãy cố gắng thu xếp thời gian học bài cho kĩ.
Gọi điện mãi chồng không về đưa đi đẻ, lúc con lọt lòng anh mới xuất hiện cùng một thứ trên tay khiến tôi tức điên May mà tôi vỡ ối lúc 9h sáng, chứ nếu vỡ giữa đêm thì chẳng biết có ai cứu mẹ con tôi kịp không... Đến bây giờ khi đang được bế con trong tay, nhìn con bú rồi ngủ ngoan bên cạnh mẹ, tôi vẫn chưa tin là mẹ con tôi thoát khỏi cửa tử. Chồng tôi tất bật chạy ngược xuôi chăm...