Bí mật của thuốc ngừa thai bây giờ mới nói
50 năm sau khi “chào đời”, thuốc ngừa thai (Pill) nay trở thành loại dược phẩm được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Tuy nhiên, bên trong viên thuốc ngừa thai ẩn chứa nhiều bí mật thú vị.
Trị đủ thứ
Mặc dù trong suốt quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học luôn hướng đến mục tiêu ngừa thai nhưng vào năm 1957, Pill “chào sân” với công dụng được ghi rõ trên vỏ hộp thuốc: để chữa “các rối loạn kinh nguyệt ở mức trầm trọng”.
Theo quy định, các nhà sản xuất bắt buộc phải cảnh báo rõ ràng về tác dụng phụ của Pill là ngăn chặn thụ thai.
Trong vòng 2 năm, số lượng phụ nữ bị “các rối loạn kinh nguyệt ở mức trầm trọng ” đột nhiên tăng vọt: nửa triệu người. Thì ra họ uống Pill là để tận dụng… phản ứng phụ của nó.
Thuốc ngừa thai giúp phụ nữ chủ động kế hoạch hóa gia đình – Ảnh: Shutterstock (ảnh minh họa)
Ngày 23.6.1960, Cơ quan Dược phẩm liên bang (Mỹ) chính thức cấp phép cho loại Pill đầu tiên với mục đích ngừa thai. Và cho đến ngày nay, Pill được sử dụng với mục đích chính là ngừa thai. Tuy nhiên, nó cũng có thể chữa trị rất nhiều loại bệnh khác nhau, nhiều khi chẳng liên quan gì đến chuyện thai nghén: từ viêm màng trong dạ con đến thiếu máu hay mụn trứng cá, thậm chí chứng cuồng ăn vô độ. Kết quả là không ít quý ông cũng đã được nếm thử mùi vị của… thuốc ngừa thai.
Năm 1993, thuốc ngừa thai được tạp chí Economist bầu chọn là một trong 7 điều kỳ diệu nhất của thế giới hiện đại.
Viên giả dược chứa sắt
Tuần dùng thuốc ngừa thai cuối cùng trong 1 tháng (theo chu kỳ kinh nguyệt) thường là loại thuốc không hề có hormone. Đó đơn thuần là loại giả dược để tạo sự dễ dàng cho người sử dụng, để họ có thể uống thuốc liên tục.
Video đang HOT
Ngày nay, một số nhà sản xuất đã bổ sung sắt vào tuần thuốc cuối cùng, với mục đích giúp các quý cô lấy lại lượng sắt mất đi trong những ngày “tới tháng”. Tuy nhiên, lượng sắt này có thể gây ra các phản ứng phụ như buồn nôn, đau bụng, táo bón và tiêu chảy. Vì thế, nếu các biểu hiện khó chịu này xảy ra vào tuần uống thuốc cuối cùng của 1 tháng trong chu kỳ kinh nguyệt, thủ phạm có thể chính là chất sắt trong thuốc chứ không phải là do bạn “tới tháng”.
Tác động đến chuyện chọn “người ấy”
Thông thường, người ta có khuynh hướng bị lôi cuốn bởi những người có gien hoàn toàn khác biệt với họ. Sự khác biệt lớn về gien cũng có thể sẽ làm cho người ta dễ thụ thai hơn. Những đứa trẻ được hình thành cũng thường có khuynh hướng khỏe mạnh hơn.
Trong khi đó, thuốc ngừa thai kích thích hormone trở thành như tình trạng ở những phụ nữ đang mang thai. Mà khi một phụ nữ mang thai, cô ta lại có khuynh hướng thích gần những người tương đồng về gien. Và thế là phụ nữ đang dùng thuốc ngừa thai có thể có khuynh hướng chọn những đàn ông tương đồng về di truyền, những người mà khi không dùng thuốc, họ sẽ chẳng ưa!
Vui đó, bực đó
Sự ra đời của thuốc ngừa thai lập tức được chào đón nhiệt liệt. Các nhà hoạt động nữ quyền hoan hỉ xem đây là cả một cuộc cách mạng cho phái nữ, giúp họ có thể chủ động hơn trong việc kế hoạch hóa gia đình, từ đó có thể chủ động tham gia các hoạt động xã hội, chủ động làm việc.
Đến thập niên 70 của thế kỷ trước, người ta bắt đầu phát hiện những rủi ro tiềm tàng với sức khỏe mà thuốc ngừa thai có thể gây ra cho người sử dụng.
Phái nữ lại một lần nữa “vùng lên”, lần này là để la ó, cũng với bài cũ: vì sự đi lên của nữ quyền. Họ làm náo động tòa quốc hội Mỹ với câu hỏi: vì sao phụ nữ phải chịu mọi rủi ro về sức khỏe, chứ không phải là đàn ông, trong việc kế hoạch hóa gia đình? Phái nữ cho rằng thuốc ngừa thai đích thị là một bằng chứng nữa về chế độ gia trưởng tồn tại bấy lâu nay.
Khổ nỗi cho tới tận hôm nay, mọi loại dược phẩm có tác dụng ngừa thai dùng cho quý ông vẫn đang nằm trong vòng… nghiên cứu. Chị em đành phải chờ đợi để được bình đẳng!
Làm ô nhiễm các dòng sông
Phụ nữ đang uống thuốc ngừa thai sẽ bài tiết ra ngoài một số hormone nhân tạo. Khổ nỗi những hormone này lại rất “cứng đầu”, không dễ gì chịu khuất phục trước các nhà máy xử lý nước thải. Kết quả một cuộc nghiên cứu ở Paris (Pháp), được đăng tải trên tạp chí Khoa học môi trường hồi năm 2004 cho thấy, một loại hormone có trong thuốc ngừa thai là “tác giả” của từ 35 đến 50% estrogen được tìm thấy trong các dòng sông ở đây.
Thuốc ngừa thai “góp phần đáng kể” làm ô nhiễm các dòng sông – Ảnh: Reuters
Việc các dòng sông bị ô nhiễm hormone – cả vì thuốc ngừa thai và vì các nguồn khác – đã hạn chế đến sự sinh sôi nảy nở của động vât hoang dã, theo như kết quả của cuộc nghiên cứu trên.
Tác động của nó với dân số thì chưa rõ, nhưng tạp chí Sinh sản và hiếm muộn hồi năm 2008 đăng tải một cuộc nghiên cứu cho thấy, hormone thải ra từ thuốc ngừa thai tại một số nơi rất cao, đủ để ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người.
Được phát triển từ… củ khoai
Năm 1982, các nhà khoa học phát hiện progesterone, thành phần chủ yếu của thuốc ngừa thai có nhiều trong cơ thể con thỏ. Giới khoa học biết ngay đây là một lĩnh vực nghiên cứu rất nhiều hứa hẹn, tuy nhiên, việc chiết xuất progesterone từ động vật là một quy trình quá tốn kém.
Russell Marker, một nhà nghiên cứu của Mỹ, đã phát hiện ra một nguồn progesterone khác: củ khoai.
Một loại khoai hoang dã của Mexico, trông hơi giống củ khoai từ của Việt Nam, là nguồn cung cấp dồi dào một chất có thể đem sản xuất thành progesterone, khiến cho việc sản xuất thuốc ngừa thai đại trà trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Và kết quả là “củ khoai ngừa thai” đã len lỏi vào mọi ngóc ngách, dù là xa xôi nhất trên hành tinh này.
Theo Thanh niên
Dùng thuốc ngừa thai sao cho đúng?
Công dụng của thuốc ngừa thai (TNT) nằm trong tên gọi, nhưng trên thực tế, ngày càng nhiều người khai thác tác dụng phụ của thuốc.
Thay vì NT, họ dùng để chữa mụn, bệnh phụ nữ... Cũng có người kết tội thuốc này là nguyên nhân của nhiều loại bệnh, kể cả bệnh vô sinh.
Một bạn gái bị mụn đầy mặt đi khám bác sĩ (BS) da liễu. Sau khi chẩn đoán, BS này cho bạn dùng TNT. Kết quả mỹ mãn, làn da của cô mịn màng như uống phải thuốc tiên. Thế là một đồn mười, mười đồn trăm. Không ít cô gái đã tự kê toa TNT cho mình để có làn da mịn "như da em bé". Điều mà những người tự làm BS rút ra được là: hên - xui. Hên thì hết mụn, xui thì tìm đến Bệnh viện Da liễu để... điều trị tiếp. Không chỉ dùng để trị mụn, TNT còn được dùng để làm hồng hào, mịn da... điều chỉnh kinh nguyệt.
Những người sử dụng thuốc với mục đích này cho rằng trong TNT có nội tiết tố, chỉ cần uống theo đúng kiểu NT là điều hòa được nội tiết tố trong cơ thể. Do đó những triệu chứng rong kinh, hay kinh nguyệt không đều TNT đều điều chỉnh được!
Đã có người, sau thời gian khá dài dùng TNT đến khi muốn có con lại lâm vào cảnh... "chờ hoài không thấy", và họ cho rằng đây là hậu quả của việc sử dụng TNT khi còn trẻ (!?). Người ta cũng quy kết cho TNT là đã gây ra đau đầu, buồn nôn, đau tức đôi gò bồng đảo, nám da!
TNT có thể làm đẹp da, hết mụn? BS Huỳnh Huy Hoàng - BV Da Liễu TP.HCM cho biết: "Có nhiều nguyên nhân gây mụn. Những trường hợp da mặt bị nhờn, nổi mụn do nội tiết tố hoạt động "quá mức" thì dùng TNT hiệu quả. Tuy nhiên với những nguyên nhân gây mụn khác như: thức khuya, ăn uống, vệ sinh da mặt không đúng cách, lỗ chân lông bị bít... thì TNT không có tác dụng".
TS Lê Thị Thu Hà - BV Từ Dũ TP.HCM giải thích về việc dùng TNT trị rong kinh như sau: "TNT dạng uống mỗi ngày một viên, trong thành phần của thuốc có cả hai loại nội tiết là estrogen và progestin có tác dụng điều hòa kinh nguyệt nên có thể dùng trong những trường hợp rong kinh chức năng. Nếu rong kinh, rong huyết do nguyên nhân thực thể thì không tác dụng. Các loại TNT uống khác như NT khẩn cấp, NT dành cho bà mẹ đang cho con bú (chỉ có progestin) thì không có tác dụng kể trên. Các loại TNT khác như: dạng tiêm, dán, cấy que cũng không làm điều hòa kinh nguyệt được.
Riêng viên TNT khẩn cấp chỉ có tác dụng đúng với tên gọi của nó, tức là chỉ dùng khi gặp "sự cố", chẳng hạn như bao cao su lủng, quan hệ ngoài ý muốn. Tuyệt đối không được dùng TNT khẩn cấp thường xuyên hay trị mụn bởi loại thuốc này không những gây rối loạn kinh nguyệt, rất khó điều trị mà tỷ lệ NT nếu lạm dụng cũng không cao, chỉ khoảng 86%".
Về vô sinh, BS Nguyễn Hữu Trung - Đại học Y Dược TP.HCM khẳng định: "TNT không gây vô sinh, điều này đã được các nhà khoa học chứng minh. TNT chỉ ức chế buồng trứng trong thời gian sử dụng thuốc, khi ngưng dùng TNT, buồng trứng hoạt động trở lại bình thường". Còn về ý kiến dùng TNT để có làn da đẹp, BS Nguyễn Hữu Trung khuyên: "Nếu chỉ vì làm đẹp mà sử dụng TNT thì không nên. Tốt nhất, chỉ dùng thuốc khi vừa muốn NT vừa muốn làm đẹp da".
Trên thị trường có nhiều loại TNT, mỗi loại thuốc đều có ưu khuyết, có loại "hiền" với người này nhưng lại "dữ" với người kia. Ví dụ, TNT dạng chích có ưu điểm ngừa được ba tháng, không cần nhớ uống thuốc mỗi ngày nhưng lại gây vô kinh và rong kinh cho một số trường hợp. Que cấy NT hiệu nghiệm trong ba năm có nhiều ưu điểm như tiện lợi cho người sử dụng nhưng cũng làm cho một số ít người bị ra huyết kéo dài, tăng cân...
Vì vậy, trong lần đầu dùng TNT, nên có sự tư vấn BS. Sau một thời gian sử dụng cũng cần đi khám và tư vấn thêm. Bên cạnh đó, những phụ nữ trên 40 tuổi được các BS khuyên không dùng TNT tổng hợp mà nên dùng nội tiết tự nhiên để tránh nguy cơ bệnh tim mạch.
Theo Phương Nam
Phụ nữ
Phát hoảng vì vô kinh sau tiêm thuốc ngừa thai Uống thuốc hằng ngày thì dễ quên, đặt vòng lại dễ viêm... nên chị Phương chọn tiêm thuốc tránh thai. Thế nhưng sau hai lần tiêm, chị lo lắng vì cả năm sau vẫn chẳng thấy "đèn đỏ" trở lại. Chị Phương cho biết, sau khi vỡ kế hoạch sinh cậu con trai thứ hai chỉ cách cô con gái đầu một năm,...