Bí mật của dòng sông ngọc lam huyền ảo từng “đánh lừa” các nhà khoa học
Màu xanh lam huyền bí của dòng sông này từng là một bí mật không có lời giải.
Río Celeste, một dòng sông dài 14km ở tỉnh Alajuela, Costa Rica, đã từng là một bí ẩn thú vị đối với các nhà khoa học trong suốt nhiều năm trời vì màu nước xanh ngọc lam kì lạ của nó. Phải đến bốn năm trước đây, người ta mới khám phá ra được bí mật của nó, và thật ra màu nước đó không phải là xanh lam như họ vẫn tưởng.
Màu ngọc lam huyền ảo của Río Celeste đã từng là bí ẩn suốt nhiều năm trời trong giới khoa học.
Các giả thuyết xung quanh màu xanh lam của Río Celeste đã khiến các nhà khoa học tranh cãi trong nhiều năm, nhưng không có ai có thể đưa ra đủ bằng chứng để phá giải “câu đố tự nhiên” này.
Một số người cho rằng màu sắc độc đáo của nó được gây ra bởi lượng đồng lớn, nhưng các cuộc xét nghiệm cho thấy không có chất đồng ở trong nước. Có người lại lý luận rằng đó là do các chất hóa học như canxi cacbonat và lưu huỳnh, một số thậm chí còn viện cớ do sông Río Celeste nằm gần ngọn núi lửa Tenorio.
Tất cả mọi người đều tin rằng phải có một phản ứng hóa học đặc biệt đã khiến nước sông có màu xanh ngọc lam như vậy, mà không hề nghĩ đến việc có thể nó chỉ là ảo ảnh thị giác mà thôi.
Hóa ra nguyên nhân lại không nằm ở các phản ứng hóa học có trong nước.
Phải đến năm 2013, một nhóm các nhà khoa học đến từ Đại học Costa Rica và Đại học Quốc gia Costa Rica, sau khi lấy mẫu nước từ sông Río Celeste và hai nhánh của nó là Quebrada Agria và Río Buena Vista, đã phát hiện ra sự thật. Điều đầu tiên khiến họ chú ý đó là trong khi nước của sông Río Celeste có màu xanh ngọc lam rất đậm, các mẫu nước họ thu được trong ống nghiệm lại hoàn toàn trong suốt. Điều tương tự cũng xảy ra đối với các mẫu nước lấy từ hai nhánh sông của Río Celeste, và các cuộc phân tích cũng không cho thấy có bất cứ phản ứng hóa học đặc biệt nào.
Mẫu nước thu được ở sông Río Celeste và ở hai nhánh sông của nó đều trong suốt, trái ngược với màu xanh lam khi nhìn ngoài đời thực.
Điều thú vị hơn nữa là, Río Celeste chỉ có màu xanh lam trong một đoạn dài 14 km, sau đó nó cũng có màu trong suốt như các con sông khác. Chính vì lí do này, đoạn sông có màu còn được gọi là “Khúc sông nhuộm” (El Teidero).
Cộng thêm việc nước sông chỉ có vẻ ánh lên màu xanh lam ở đáy, các nhà khoa học Costa Rica đã bắt đầu nghĩ đến khả năng ảo ảnh thị giác. Họ nhận thấy có một lớp chất màu trắng bao phủ phần đất đá ở dưới đáy sông Río Celeste, và khi kiểm tra hai nhánh sông của nó, họ phát hiện ra Quebrada Agria chỉ có một lượng rất nhỏ loại chất đó, tuy nhiên Río Buena Vista thì chứa rất nhiều.
“Khúc sông nhuộm xanh” dài 14km có chứa rất nhiều một loại khoáng chất đặc biệt, thứ tạo nên màu xanh lam của nước.
Khi phân tích hợp chất này dưới kính hiển vi điện tử trong phòng thí nghiệm UCR, các nhà khoa học đã xác định đây là một khoáng chất cấu tạo từ nhôm, silicon và oxy, gọi là aluminosilicate, thứ mà nếu nằm trong nước, nó có thể phản xạ lại ánh sáng mặt trời và đánh lừa đôi mắt khiến người ta tưởng nước có màu xanh ngọc lam.
Video đang HOT
“Ánh nắng mặt trời bao gồm chuỗi phổ quang ánh sáng rất rõ nét, tương tự như bảy sắc cầu vồng mà ta nhìn thấy sau mưa. Với bất cứ con sông nào khác, ánh nắng đi xuyên qua đến một độ sâu nhất định và không có màu nào bị khúc xạ nên sẽ phản xạ ngược lại bề mặt nước, nên sông thường có màu trong suốt. Trong khi đó, nước sông Río Celeste lại cho phép một số sóng ánh sáng mặt trời đi qua, còn riêng dải sóng màu xanh lam sẽ bị phản xạ. Vì vậy nước sông mới có màu xanh lam nếu nhìn bằng mắt thường”, theo bài báo được đăng trên The Costa Rica Star vào năm 2013.
Chất aluminosilicat đã phản xạ lại duy nhất ánh sáng xanh và vì thế ta mới tưởng nước sông có màu xanh ngọc lam.
Dù thế, vẫn còn một vấn đề nữa cần phải giải quyết. Đó là nếu nhánh sông Río Buena Vista cũng có nhiều chất aluminosilicate, tại sao nước ở đó lại hoàn toàn trong suốt, chứ không hề có màu xanh lam như sông Río Celeste?
Hóa ra vấn đề nằm ở kích cỡ của các hạt phân tử. Khi phân tích mẫu nước từ nhánh sông và từ dòng sông chính, các nhà khoa học đã phát hiện ra các hạt aluminosilicate ở Río Buena Vista có kích cỡ 183 nanomet, còn ở sông Río Celeste thì chúng lớn hơn nhiều, khoảng 566 nanomet.
Một yếu tố quan trọng khác chính là kích cỡ của các hạt aluminosilicate.
“Việc gia tăng kích cỡ phân tử chính là nguyên nhân làm phân tán ánh sáng mặt trời, đặc biệt nó chỉ xảy ra ở vùng ánh sáng xanh lam của dải sáng nhìn thấy được. Vì vậy đó là lí do tại sao chúng ta có thể nhìn thấy màu xanh nhạt tuyệt vời của Río Celeste”, theo lời Tiến sĩ Max Chavarría Vargas, người dẫn đầu cuộc nghiên cứu khoa học về màu nước của sông Río Celeste.
“Đây chính là một trong số những điều đặc biệt của tạo hóa khi một sông cũng chứa các khoáng chất ở kích cỡ nhất định nhưng con sông kia lại có tính axit nhiều hơn và vì thế các khoáng chất lại lớn hơn”.
Tính đến nay, chưa có dòng sông nào có hiện tượng nước màu xanh lam thú vị như ở Río Celeste. Điều này càng làm tăng sự độc đáo có một không hai của con sông này.
Khánh Linh / Theo Trí Thức Trẻ
Điều bất ngờ về các thực phẩm quen thuộc bạn sẽ biết sau khi đọc xong bài này
Những thực phẩm này có lẽ ngày nào bạn cũng nhìn thấy, nhưng thật không ngờ chúng lại sở hữu những tác dụng đáng kinh ngạc. Bạn có tin bơ đậu phộng có thể làm thành kim cương?
1. Nước dừa có thể thay thế huyết tương trong trường hợp cấp cứu khẩn cấp
Lâu nay, nước dừa là thức uống ưa thích của nhiều người, đặc biệt là chị em phụ nữ. Nhưng ít ai biết rằng nước dừa còn có thể dùng để thay thế huyết tương trong trường hợp cấp cứu khẩn cấp.
Năm 1942, bác sĩ Pradera ở Havana (Cuba) đã lọc nước dừa và tiêm nó vào tĩnh mạch của 12 trẻ em, với tốc độ từ 1-2 gallon/24 giờ. Sau đó, người ta không thấy xuất hiện phản ứng phụ với cơ thể những đứa trẻ.
Nói như vậy không có nghĩa là thứ nước uống này giống với huyết tương trong máu. Bởi lượng natri trong nước dừa chỉ bằng 1/4 lượng natri trong huyết tương, trong khi lượng kali cao hơn khoảng 10-15 lần. Nước dừa còn chứa canxi và magiê, điều đó có nghĩa là nó không phù hợp với bệnh nhân bị suy thận, bỏng nặng...
Năm 1954, ba bác sĩ Eisman, Lozano và Hager đã tiêm nước dừa cho 157 bệnh nhân ở Thái Lan, Mỹ và Honduras. Trong số 157 bệnh nhân, 11 người (khoảng 7%) có phản ứng với nước dừa. Những phản ứng này bao gồm sốt, ngứa, nhức đầu và ngứa ran trong tay. Điều này được cho là do hàm lượng kali cao trong nước dừa.
2. Bơ đậu phộng có thể được "chế biến" thành kim cương
Kim cương và bơ đậu phộng có liên quan gì nhau? Nhờ chứa một lượng chất carbon cao mà các nhà khoa học có khả năng "biến" bơ đậu phộng thành kim cương đấy. Tất nhiên sẽ không được như kim cương thật nhưng đúng là điều kỳ diệu.
Trong quá trình nghiên cứu vật chất của trái đất, các nhà khoa học Đức vô tình phát hiện bí quyết có thể giúp con người chế tạo kim cương từ bơ lạc.
3. Đồ ăn trên máy bay không ngon?
Nếu bạn đã từng ăn trên máy bay thì sẽ cảm thấy đồ ăn có vị nhạt nhẽo hơn bình thường. Lý do là vì khả năng cảm nhận đồ ăn qua khứu giác và vị giác của chúng ta bị giảm tới 30% khi ngồi trên máy bay.
4. Có hàng chục ngàn loại táo trên thế giới
Nếu bạn là kẻ ghiền táo và đang dự định nếm hết tất cả các loại táo thì đây sẽ là phép toán thú vị cho bạn. Giả sử bạn ăn táo mỗi ngày thì bạn sẽ mất tới 20 năm để ăn hết tất cả các loại táo có trên thế giới.
Chỉ riêng ở Mỹ cũng đã có khoảng 7000 thứ táo. Như vậy thì trên toàn thế giới chắc có thêm hàng chục ngàn loại táo khác nữa.
5. Pho mát là loại thực phẩm bị đánh cắp nhiều nhất trên thế giới
Sau khi khảo sát 1.187 cửa hàng bán lẻ đại diện cho hơn 250.000 cửa hàng bán lẻ trên 43 quốc gia, Trung tâm nghiên cứu bán lẻ của Anh đã phát hiện ra rằng pho mát là loại thực phẩm thường bị "ăn cắp" nhiều nhất trên thế giới với 4% tổng số lượng bơ làm ra bị mất mỗi năm.
Lý do được các nhà điều tra đưa ra là do nhu cầu sử dụng pho mát cao, giá của chúng lại đắt và chúng lại được đóng gói nhỏ gọn nên tạo điều kiện cho những tên trộm dễ dàng đánh cắp.
6. Cần tới 1.700 lít nước để làm ra 100 gram socola
Để làm ra 100 gram socola người ta đã phải tiêu tốn hơn 1.700 lít nước. Những con số khiến chúng ta đều phải giật mình.
7. Một chiếc burger có thể chứa thịt của hơn 100 con bò
Nếu bạn nghĩ miếng thịt bò trong chiếc burger là từ một con bò thì sai bét rồi nhé. Một chiếc burger của McDonald có thể chứa thịt của hơn 100 con bò khác nhau.
Nghe có vẻ vô lý nhưng thực chất điều này lại rất dễ hiểu. Khi nhập thịt bò từ hàng ngàn trang trại, nhân viên của McDonald sẽ chế biến, thực hiện các công đoạn theo quy trình và khi nghiền thịt bò, thì thịt của những con bò khác nhau sẽ được trộn lẫn. Vậy nên một chiếc burger có thể chứa thịt của hơn 100 con bò khác nhau, thậm chí là hơn.
8. Khoai tây có thể hấp thụ và phản xạ tín hiệu wifi
Khoai tây không chỉ để ăn, nó còn có thể hấp thụ và phản xạ tín hiệu wifi bởi trong khoai tây chứa những chất hoá học đặc biệt giúp chúng làm được điều đó.
9. Lạc từng được dùng để làm thuốc nổ
Lạc là một thành phần quan trọng làm nên những viên thuốc nổ đầu tiên bởi khi đó lạc là nguyên liệu dùng để sản xuất nitroglycelin, thành phần chính trong thuốc nổ.
10. Số lượng kem phết bánh mỳ được dùng mỗi năm thật quá sức tưởng tượng
Với số lượng hộp kem phết bánh mỳ bán ra mỗi năm, bạn có thể phủ hết Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc không chỉ một lần mà 8 lần.
11. Sốt cà chua từng được dùng làm thuốc chữa tiêu chảy
Sốt cà chua từng được đóng thành viên và bán như thuốc chữa tiêu chảy vào những năm 1800.
Vào năm 1835, sốt cà chua được bán với cái tên "thuốc cà chua" bởi giáo sư John Cook Bennett. Ông Bennett cho biết sốt cà chua có thể chữa được bệnh tiêu chảy, vàng da và chứng không tiêu.
12. Tỏi có thể gây bỏng
Nếu đặt tỏi trực tiếp trên da trong một thời gian dài, nó có thể gây bỏng cấp độ 3 do những chất hoá học hoạt động mạnh mẽ có trong tỏi.
Nguyễn Ly / Theo Trí Thức Trẻ
Những bí mật khó tin nhưng có thật về Trái đất Bạn sẽ thay đổi hẳn cách nhìn của mình về Trái Đất từ những điều không hề có trong sách vở sau đây. Kể từ khi châu Mỹ được phát hiện từ thế kỷ thứ 15 đến nay, kéo theo vô số những cuộc thám hiểm đến tận cùng ngõ ngách trên Trái đất. Ngỡ như không còn gì để con người khám...