Bí mật của các thành phần trong một thỏi son môi
Son môi hay các loại mỹ phẩm thường gặp khác đều chứa thành phần hóa học rất đa dạng, một số thành phần có thể gây hại nhưng ngược lại, có những thành phần lại rất an toàn. Hiểu được công dụng của các thành phần son môi thường gặp khi mua mỹ phẩm sẽ giúp bạn lựa chọn sản phẩm an toàn hơn.
Thành phần thường thấy trong một thỏi son môi
1, Sáp (Wax)
Sáp là thành phần giúp tạo khuôn cho son đồng thời giúp tạo độ bóng, trơn và độ bám cho môi. Một số tên gọi các loại sáp tự nhiên phổ biến dùng để làm son hiện nay như sáp xong, sáp Carnauba, sáp Candelila và sáp mỡ cừu (được tiết ra bởi các tuyến lông của cừu hoặc một số loại động vật khác).
- Beeswax (cera alba): Sáp ong – loại được sử dụng nhiều nhất trong các loại son môi thông thường.
- Sáp Candelilla: được chiết xuất từ lá cây Candelilla – một loại cây bụi ở Mexico
- Sáp Carnauba hoặc sáp Brazil: loại sáp lấy từ lá của cây cọ Carnauba. Sáp Carnauba được mệnh danh là nữ hoàng của những loại sáp, đây là loại sáp lâu tan nhất trong tất cả, có điểm nóng chảy ở xấp xỉ 87 độ C nên những thỏi son làm từ loại sáp này có khả năng chịu nhiệt tương đối cao, dùng được dưới trời nắng – một yếu tố quan trọng giúp son không bị tan đi nhanh chóng, thường đắt hơn 2 loại sáp trên khá nhiều. Vì thế son môi có chứa sáp carnauba thường có xu hướng đắt tiền.
2, Dầu (Oil)
Bên cạnh sáp thì một thành phần quan trọng khác của thỏi son là dầu. Loại dầu được sử dụng phổ biến nhất là dầu thầu dầu (Castor oil) hoặc một số loại dầu khác như dầu ô liu, dầu khoáng, dầu thực vật, ngoài ra còn có lanolin và coca butter…Dầu giúp làm mềm thỏi son hoặc làm mềm da môi sau khi bôi son, đồng thời tạo độ bóng. Ngoài ra, dầu còn có nhiệm vụ hòa tan những loại chất tạo màu trong son hoặc các chất hòa tan khác. Dầu và sáp là 2 yếu tố quan trọng, chiếm khoảng 60% – 65% trọng lượng của thỏi son. Nếu để ý bảng thành phần, son dạng sheer sẽ có nhiều thành phần dầu hơn trong khi son dạng creme chứa nhiều sáp hơn.
Castor oil đứng đầu bảng danh sách, vì thế son có độ dưỡng nhiều hơn
Variety of 10 different edible oils
3, Chất tạo màu
Các chất tạo màu mặc dù chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng lại vô cùng quan trọng đối với một thỏi son bởi nó quyết định màu sắc, vẻ đẹp của đôi môi sau khi thoa son. Chất tạo màu bao gồm bột màu và sơn dạng lỏng. Tùy vào màu sắc mong muốn của thỏi son mà người ta sẽ sử dụng các chất tạo màu với nguồn gốc khác nhau. Điển hình nhất là chất tạo màu cho son đỏ, còn gọi là Carminic Acid, có nguồn gốc từ một loại bọ cánh kiến đỏ sống trên cây xương rồng. Nó được điều chế bằng cách đun sôi loài côn trùng này trong dung dịch amoniac hoặc natri carbonat, sau đó thêm vào phèn (muốn nhôm kali ngậm nước).
Video đang HOT
Chất tạo màu vô cùng quan trọng đối với một thỏi son bởi nó quyết định màu sắc, vẻ đẹp của đôi môi sau khi thoa son
4, Cồn và mùi hương nhân tạo
Cồn được dùng làm chất dung môi giữa sáp và dầu dùng để làm son. Trong khi, các loại mùi hương nhân tạo dùng để che đi mùi hương của các thành phần chất hóa học.
5, Chất bảo quản và chất chống ô xi hóa
Các chất này được cho vào son để làm tăng hạn sử dụng và giúp ngăn chặn tình trạng son cũ và có mùi hôi.
6, Thành phần tạo hiệu ứng nhũ (Pearl Essence)
Trái ngược với cái tên, Pearl Essence không phải được làm từ bột ngọc trai, mà là được làm từ những lớp vảy lấp lánh của cá như cá trích. Ngoài ra còn có các thành phần có công dụng tương tự như silica và mica. Đây đều là những thành phần giúp son môi có độ sáng lấp lánh sau khi đánh. Loại son này đặc biệt thích hợp cho những dịp đặc biệt như tiệc tùng, lễ hội vào ban đêm vì lớp son sẽ phản chiếu ánh sáng khiến cho làn môi bạn long lanh rạng rỡ.
Ngoài ra, son môi còn chứa một lượng nhỏ các chất làm mềm như Vitamin E (Tocopherol), bơ hạt mỡ (Shea butter) và cây lô hội để tăng độ dưỡng ẩm cho son môi. Những thành phần khác như jojoba oil, chamomile oil và chất tạo màu hữu cơ chiết xuất từ củ nghệ, củ cải đường (beetroot) đều thường được tìm thấy trong nhiều thỏi son.
Sự thật về các thành phần trong son môi
- Tar Colors (màu tổng hợp): màu tổng hợp hữu cơ này sẽ cho màu sắc bắt mắt hơn so với màu thiên nhiên (có trong các loại son organic), lên màu đẹp bền và màu sắc đa dạng, có lợi hơn về kinh phí. Mặc dù chưa được chứng minh về sự nguy hiểm (vì em này được sử dụng khá rộng rãi trong thực phẩm lẫn mỹ phẩm), nhưng đối với các bà bầu hay mẹ đang trong thời gian cho con bú thường bị khuyến cáo không nên sử dụng son môi thông thường trong giai đoạn nhạy cảm này. Hãy đọc trên bảng thành phần, nếu xuất hiện các kí hiệu như Red 202, Blue 1, Yellow 4…. thì đây chính là màu tổng hợp.
- Một số loại Parabens: là thành phần được dùng làm chất bảo quản, có thể gây kích ứng đôi với da nhạy cảm, gây lão hóa da, phá vỡ hệ nội tiết và là nguyên nhân gây ung thư, NẾU DÙNG QUÁ LIỀU LƯỢNG CHO PHÉP. Trong khi các sản phẩm hiện nay hàm lượng Paraben đều rất thấp (o.01 – 0.3%) so với hàm lượng cho phép là 25%. Vì thế cũng đừng quá lo lắng khi nhìn thấy thành phần Parabens nằm ở cuối bảng thành phần nhé.
- Lead (chì): Tất cả các son môi đều chứa một hàm lượng chì nhất định, nhưng trong mức cho phép thì sẽ không có hại cho sức khỏe (không vượt quá 20pmm, khoảng 20 miligram). Theo như báo cáo của Toiletry and Fragrance Association (CTFA) “hàm lượng chì trung bình của một người phụ nữ khi tiếp xúc với mỹ phẩm ít hơn 1.000 lần so với lượng chì hấp thụ từ quá trình ăn, uống và hít thở” đặc biệt là sống ở các trung tâm thủ đô như HCM hay HN. Cho nên là “tẩy chay” son cũng không giảm được lượng chì mà chúng ta hấp thụ vào người mỗi ngày. Riêng mình thì tình yêu với son không bao giờ là đủ, vì thế cứ yêu là yêu thôi, bởi chúng thật sự đều nằm trong mức cho phép cả mà, tại sao phải lăn tăn nhỉ?
Ví dụ về phân tích thành phần trong son MAC
Bảng thành phần MAC Retro Matte Ruby Woo
Thành phần đầu tiên của em MAC này là Dimethicone (một chất tổng hợp tương tự silicone). Thành phần tương tự silicone này đứng đầu danh sách có nghĩa là đây là loại son long-lasting (lâu trôi). Thành phần thứ 2 là Isoeicosane là một chất gồm các chuỗi nhóm hydrocarbon, thường gặp trong các sản phẩm make-up và chăm sóc da, kết hợp với silicone để tăng độ sáng và độ trơn cho son. Tiếp theo là các loại sáp như Ceresin (đây là sáp dầu khoáng lấy từ than hoặc đá phiền sét, giúp giảm tính dễ gãy cho son thỏi, có tính chất ổn định dùng để thay thế cho sáp ong và là thành phần giúp giữ các thành phần liên kết lại với nhau), sáp Paraffin, sáp Microcrystalline (sáp vi tinh thể, có nguồn gốc từ dầu thô tinh khiết 100%) và sáp Carnauba đều có công dụng định hình hình dáng cho thỏi son.
Theo happyskin.vn
Sau đó là hàng loạt các chất làm mềm như:
- Isononyl Isononanoate được tìm thấy trong cocoa oil và lavender oil, chất giúp làm mềm da, thường xuất hiện trong các mỹ phẩm make-up, chăm sóc da.
- Hydrogenated polyisobutene là một loại dầu tổng hợp dùng để thay thế mineral oil, có tác dụng như một chất bôi trơn và giữ nước cho da.
- Glyceryl linoleate chất làm mềm và dưỡng ẩm thường được dùng để làm kem dưỡng và lotion hoặc các sản phẩm dưỡng da khác.
- Caprylic là chất có “họ hàng” với dầu dừa – một nguyên liệu phổ biến trong quá trình chế tạo mỹ phẩm, thành phần này cũng có tác dụng làm mềm da.
Ngoài ra, MAC còn chứa Vanillin – là tên gọi của chất tạo mùi vani. Tocopherol hay vitamin E, có tác dụng chống oxy hóa tự nhiên. Cuối cùng là các thành phần tạo màu như Mica, Iron Oxides, Blue 1 Lake, Bismuth Oxychloride, Carmine, Red 6 Lake, Red 7 Lake, Red 28 Lake, Red 30 Lake, Red 33 Lake, Yellow 5 Al Lake, Yellow 10 Lake, Yellow 6 Lake, Orange 5 Lake.
- Iron Oxides là một loại hóa chất màu trắng, được bổ sung vào chất nhuộm màu đỏ để tạo nên sắc hồng cho son, các bạn có thể thấy Ruby MAC là son đỏ có base hồng đúng không?
- Bismuth Oxychloride tạo màu trắng cho các loại mỹ phẩm.
Bí quyết làm đẹp ít tốn kém cho nàng nghiện trang điểm
Những bí quyết làm đẹp sau sẽ giúp các cô nàng nghiện trang điểm trông xinh đẹp mà không tốn nhiều tiền vào mỹ phẩm.
Dùng bàn chải lông mày để loại bỏ da khô từ môi: Bôi một lớp son dưỡng môi hoặc kem vào môi, để yên trên một vài phút và sau đó chà với bàn chải. Bí quyết làm đẹp này sẽ giúp đôi môi bạn mềm mịn, hồng hào.
Mặt nạ làm mát bằng giấy bạc: Loại mặt nạ giấy bạc có thể được sử dụng để làm mát mặt bằng cách cho chúng vào tủ lạnh một lúc trước khi dùng.
Dùng giấy lọc cà phê thay vì giấy thấm dầu: Giấy lọc cà phê được làm từ giấy mỏng và mềm không có hóa chất và đó là lý do tại sao chúng hoàn hảo để lau dầu trên mặt.
Để tiết kiệm khi mua đồ trang điểm, bạn có thể dùng nước hoa hồng thay vì phun xịt khoáng trang điểm.
Kem che khuyết điểm để làm mờ son môi của bạn: Bạn có thể tiết kiệm tiền mua thêm son môi màu khác bởi chúng ta có thể bôi kem che khuyết điểm trước khi tô son để làm nhạt màu môi. Ngoài ra, kem che khuyết điểm sẽ giúp bảo vệ môi khỏi bị khô.
Dầu gội khô làm từ tinh bột: Thay vì tốn tiền mua loại dầu gội khô làm sẵn, bạn có thể tự làm bằng cách trộn một lượng bột bắp và ca cao bằng nhau, sau đó thêm một vài giọt tinh dầu oải hương.
Tự chế hỗn hợp tẩy da chết: Bạn có thể tẩy tế bào chết với bã cà phê hoặc trộn hỗn hợp gồm yến mạch, muối biển và đường.
Cách đơn giản và rẻ tiền để giặt các loại chổi trang điểm: Hòa tan 1 muỗng cà phê nước rửa chén trong một bát nước ấm và thêm 1 muỗng canh giấm, rửa sạch bàn chải trong hỗn hợp này. Chúng sẽ hoàn toàn sạch sẽ và giữ nguyên hình dạng sau khi sấy khô.
Dùng chì kẻ màu trắng làm lớp lót trước khi đánh phấn mắt: Điều này giúp lớp phấn mắt của bạn không quá bóng.
Sử dụng phấn phủ dạng bột hút phần dư của mascara: Phấn phủ dạng bột sẽ lấy đi những phần dư của mascara mà bạn vô tình để lại. Nó sẽ giúp phần mi của bạn nhẹ và tự nhiên hơn. Ảnh: BS.
Theo tinmoi24.vn
Môi xinh tỏa sáng Bạn có thể quên bất kỳ thứ gì nhưng đừng bao giờ quên một thỏi son môi. Nó sẽ giúp bạn cuốn hút, quyến rũ và thời thượng hơn bao giờ hết. Son môi là một trong những "trợ thủ" đắc lực của mỗi cô nàng. Một chút son môi tươi tắn đủ sức khiến cả khuôn mặt như sáng bừng, rạng rỡ...