Bí mật chưa kể về “NATO Liên Xô”, liên minh quân sự một thời đối trọng với NATO phương Tây
Tổ chức Hiệp ước Warsaw đã từng được ví như “ NATO của Liên Xô” và là đối trọng của liên minh quân sự phương Tây trong suốt chiều dài lịch sử gần nửa thế kỷ.
Tổ chức Hiệp ước Warsaw chỉ được thành lập sau khi NATO xuất hiện cách đó 6 năm.
Trong nhiều thập kỷ, Tổ chức Hiệp ước Warsaw từng được coi như một lực lượng không thể phá hủy. Tuy nhiên, “gã khổng lồ quân sự” có “đôi chân đất sét” đã nhanh chóng sụp đổ mà không hề phải chịu bất kỳ cuộc tấn công nào từ bên ngoài, theo RBTH.
Phương Tây có một quan niệm phổ biến đó là coi Liên Xô như một “quốc gia xâm lược”. Tuy nhiên, nhiều người quên rằng chính các cường quốc phương Tây mới khơi mào căng thẳng bằng cách thành lập liên minh quân sự và chính trị NATO vào năm 1949. Trong khi phản ứng của Liên Xô chỉ đến 6 năm sau đó.
Liên Xô đã không phản ứng với sự trỗi dậy của NATO cho đến năm 1955, khi Cộng hòa Liên bang Đức (còn gọi là Tây Đức) gia nhập khối. Đó là một sự vi phạm trực tiếp Thỏa thuận Potsdam, với nội dung yêu cầu người Đức phải giải giáp.
Vào ngày 9/5, Tây Đức chính thức trở thành thành viên NATO và chỉ năm ngày sau – ngày 14/5 – các nước xã hội chủ nghĩa đã ký Hiệp ước hữu nghị, Hợp tác và Hỗ trợ lẫn nhau, còn được gọi là Hiệp ước Warsaw. Từ đó, tổ chức được ví như “NATO Liên Xô” ra đời.
Tổ chức mới bao gồm các thành viên Liên Xô, Cộng hòa Dân chủ Đức (còn gọi là Đông Đức), Tiệp Khắc, Bulgaria, Romania, Ba Lan, Hungary và Albania. Nhưng không phải quốc gia thành viên nào cũng đóng góp nhiều bằng quân sự.
Tất cả năm chỉ huy tối cao lãnh đạo quân đội của tổ chức đều là các sĩ quan Liên Xô, nổi bật với Thống chế Ivan Konev lừng lẫy của Thế chiến II.
Thách thức nghiêm trọng đầu tiên mà Tổ chức Hiệp ước Warsaw trải qua chỉ đến vào năm sau. Năm 1956 chứng kiến sự khởi đầu của một cuộc nổi dậy chống Liên Xô ở Hungary, được hậu thuẫn bởi an ninh phương Tây.
Vào ngày 1/11, Chính phủ mới của Hungary tuyên bố rút quốc gia khỏi Hiệp ước Warsaw. Liên Xô quyết định hành động nhanh chóng để dập tắt ngọn lửa nguy hiểm này ở trung tâm châu Âu.
Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Nikita Khrushchev khẩn trương gặp các đồng minh Đông Âu và tuyên bố quyết định can thiệp. Trong tuần tiếp theo, quân đội Liên Xô và Hungary, được hỗ trợ bởi lực lượng an ninh hai nước, đã trấn áp mọi sự kháng cự ở Budapest, kéo Hungary trở lại liên minh xã hội chủ nghĩa.
Video đang HOT
Tổ chức Hiệp ước Warsaw đã tồn tại gần nửa thế kỷ trước khi tan rã.
Năm 1961, Tổ chức Hiệp ước Warsaw đã chịu tổn thất đầu tiên khi Albania nhỏ bé thách thức Liên Xô hùng mạnh. Không hài lòng với Liên Xô và sự ấm lên của mối quan hệ Xô Viết – Nam Tư, nhà lãnh đạo Albania Enver Hoxha chuyển hướng sang Trung Quốc, khiến mối quan hệ với Liên Xô trở nên mờ nhạt.
Cuộc chia rẽ Liên Xô-Albania kết thúc với việc quân đội Albania thực tế không còn tham gia vào các hoạt động của tổ chức này vào năm 1961. Bảy năm sau, Albania chính thức rời khỏi khối.
Thách thức nghiêm trọng nhất đối với Hiệp ước Warsaw có thể kể đến cái gọi là Mùa xuân Prague năm 1968, thời kỳ tự do hóa và cải cách hồng y ở Tiệp Khắc, gây ra nhiều lo ngại ở Liên Xô.
Không giống như tình hình năm 1956 ở Hungary, lần này Liên Xô quyết định không hành động một mình mà có sự tham gia của tất cả các thành viên của tổ chức.
Vào ngày 21/8/1968, các quốc gia Hiệp ước Warsaw đã khởi xướng Chiến dịch Danube. Quân đội tổ chức tiến vào Tiệp Khắc và trong vài tuần đã trấn áp sự kiện Mùa xuân Prague.
Lực lượng quân đội được huy động nhiều nhất đến từ Liên Xô (170.000) và Ba Lan (40.000), trong khi CHDC Đức gửi 15.000, Hungary 12.500 và Bulgaria chỉ khoảng hơn 2.000 binh sĩ. Nhà lãnh đạo Romania Nicolae Ceausescu khi đó đã lên án mạnh mẽ sự can thiệp và quân đội nước này đã không tham gia vào chiến dịch.
Hiệp ước Warsaw thường xuyên tổ chức các cuộc tập trận quân sự chung, trong đó lớn nhất và quan trọng nhất là West-81 (có sự thạm gia của hơn 100.000 người) và Shield-82, được tổ chức trong điều kiện mô phỏng chiến tranh hạt nhân.
Về sau này, hầu hết các nước từng là thành viên Hiệp ước Warsaw đã trở thành một phần NATO.
Hơn 80% vũ khí được sử dụng bởi quân đội Hiệp ước Warsaw có nguồn gốc từ Liên Xô: từ xe tăng và máy bay chiến đấu đến phương tiện chiến tranh điện tử. Tiệp Khắc đã tích cực sản xuất và cung cấp cho các đồng minh của mình các phương tiện chiến đấu bộ binh và xe bọc thép.
“Nhóm phía Bắc” của tổ chức (Đức, Ba Lan, Tiệp Khắc), nằm trong vùng giáp ranh với kẻ thù tiềm năng, được trang bị tốt hơn so với “Nhóm phía Nam” (Romania, Hungary, Bulgaria), vốn được coi là tương đối yếu. Nguyên tắc tương tự được áp dụng cho các nhóm quân đội Liên Xô được triển khai tại các quốc gia đồng minh này.
Lực lượng xe tăng là một khả năng tấn công lớn của Hiệp ước Warsaw. Quy mô của lực lượng rất lớn: 53.000 xe tăng Liên Xô và 12.000-15.000 xe tăng của Đông Âu. Phần lớn trong số đó là các mẫu T-54A và T-55, dần dần được thay thế bằng T-64 và T-72. Ngay trước khi Hiệp ước Warsaw sụp đổ, các quốc gia thành viên đã bắt đầu nhận được T-80 mới nhất.
Năm 1977, các quốc gia Hiệp ước Warsaw đã tạo ra Hệ thống thu thập dữ liệu kẻ thù chung (SOUD), một hệ thống tình báo tín hiệu toàn cầu bí mật để đánh chặn thông tin. Mục tiêu ban đầu của nó là bảo vệ Liên Xô khỏi các mối đe dọa từ bên ngoài, bao gồm cả thời gian diễn ra Thế vận hội năm 1980 tại Moscow.
Hiệp ước Warsaw đã không còn tồn tại sau khi Liên Xô sụp đổ. Tổ chức đã chính thức bị giải thể vào ngày 1/7/1991 và tất cả các thành viên cũ đã sớm lấp đầy hàng ngũ của chính kẻ thù năm xưa của họ, NATO.
Theo Danviet
Nga vạch mặt NATO : Chiến tranh lạnh, âm mưu đổ vạ và tối hậu thư
Những cáo buộc vô căn cứ của Mỹ chống Nga về những hành vi hình như Nga vi phạm nghĩa vụ theo hiệp ước này, trong khi Mỹ và NATO hoàn toàn từ chối đàm phán về vấn đề này làm hé lộ âm mưu đổ vạ, trút bỏ lỗi do việc phá hủy cơ chế kiểm soát toàn bộ lớp vũ khí.
Tuyên bố của Hội đồng Liên bang Quốc hội liên bang Liên bang Nga về Chính sách không mang tính xây dựng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) thực hiện sau khi thành lập năm 1949:
Khởi đầu chiến tranh lạnh
Hội đồng Liên bang Quốc Hội Liên bang Liên bang Nga lưu ý rằng, việc thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ngày 4.4.1949 là một trong những sự kiện then chốt khởi đầu "chiến tranh lạnh", trong đó cấu trúc này đóng vai trò cơ chế chính trị quân sự chính do các quốc gia phương Tây tạo ra để đối đầu với Liên Xô và các đồng minh của họ trong Hiệp ước Warsaw.
Sau khi ký tại Prague ngày 1.7.1991 Nghị định thư về chấm dứt hiệu lực của Hiệp ước hữu nghị, hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau ngày 14.5.1955 (Hiệp ước Warsaw), cái được đánh giá tại đất nước chúng ta là tự nguyện từ bỏ đối đầu với NATO và phương Tây nói chung do kỷ nguyên đối đầu đã đi vào dĩ vãng. NATO không chỉ tồn tại như một khối quân sự, mà trái với những điều các nhà lãnh đạo phương Tây cam kết với lãnh đạo Liên Xô, đã mở rộng tư cách thành viên của một số quốc gia ở Trung và Đông Âu.
Sau khi kết thúc "chiến tranh lạnh", ý định phổ quát của các quốc gia thành viên NATO và các quốc gia trước đây thuộc Hiệp ước Warsaw xây dựng các mối quan hệ mới về nguyên tắc và kiến trúc an ninh mới ở khu vực Euro-Atlantic đã được ghi nhận tại một số văn bản quốc tế. Do đó, ngày 21 tháng 11 năm 1990 Hiến chương Paris về châu Âu mới đã được ký tại thành phố Paris, trong đó lưu ý rằng, an ninh là không thể phân chia và an ninh của từng quốc gia riêng lẻ gắn liền với an ninh của tất cả các quốc gia còn lại.
Trong Đạo luật cơ bản về quan hệ tương hỗ, hợp tác và an ninh giữa Liên bang Nga và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ký tại thành phố Paris ngày 27 tháng 5 năm 1997, các bên tham gia đã đồng ý dựa trên nguyên tắc không thể phân chia an ninh của tất cả các quốc gia thuộc cộng đồng Euro-Atlantic hợp tác với nhau để góp phần vào việc tạo dựng nền an ninh chung và toàn diện ở châu Âu.
Hội đồng Liên bang Quốc hội Liên bang Liên bang Nga tuyên bố rằng, trái với các cam kết của các quốc gia, các thành viên NATO đã hy vọng mở rộng sang phía Đông, tăng cường các hoạt động của họ trong không gian hậu Xô Viết, thay thế nguyên tắc an ninh phổ quát, bình đẳng và không thể chia cắt bằng cách bảo đảm an ninh cho mình nhờ an ninh của các quốc gia khác. Chính việc NATO từ chối cách tiếp cận đã thỏa thuận trước đây về xây dựng một không gian an ninh thống nhất tại khu vực Euro-Atlantic đã tạo ra cơ sở xuất hiện các cuộc xung đột gay gắt trong khu vực và cuộc khủng hoảng sâu sắc hiện nay trong quan hệ giữa Liên bang Nga và NATO.
Cuộc họp của Hội đồng Bắc Đại Tây Dương được tổ chức tại thành phố Washington ngày 3-4 tháng 4 năm 2019 đã xác nhận rằng, cuộc đối đầu với Nga là một yếu tố quan trọng để đoàn kết hàng ngũ NATO, cũng như cho sự tồn tại tiếp theo của NATO về nguyên tắc. NATO như tàn dư của thời kỳ "chiến tranh lạnh" không có khả năng phản ứng đầy đủ trước những thách thức thực tế đương đại và ở dạng hiện tại tiếp tục biện minh cho mục đích tồn tại của mình là cần thiết để bảo vệ khỏi mối đe dọa huyền thoại từ phương Đông. Mỗi giai đoạn mở rộng NATO chắc chắn dẫn đến việc tạo dựng các đường phân chia mới ở châu Âu, đe dọa an ninh châu Âu và toàn cầu, sự thịnh vượng của tất cả công dân các quốc gia Euro-Atlantic mà không có ngoại lệ.
Huyền thoại về NATO là liên minh phòng thủ đã bị sụp đổ hoàn toàn trong chiến dịch quân sự của NATO chống lại Cộng hòa Liên bang Nam Tư, bắt đầu vào ngày 24 tháng 3 năm 1999. Trong Tuyên bố của Hội đồng Liên bang Quốc hội Liên bang Liên bang Nga liên quan đến cuộc xâm lược của NATO chống lại Cộng hòa Liên bang Nam Tư ngày 31 tháng 3 năm 1999, số 143-SF đã nhận định hoạt động quân sự này là hành động xâm lược chống một quốc gia có chủ quyền.
Các hoạt động quân sự tiếp theo ở Afghanistan và Libya, trong đó nhiều quốc gia thành viên NATO tích cực tham gia đã không giúp giải quyết các cuộc xung đột nội bộ và những vấn đề của các quốc gia này, mà dẫn đến sự hỗn loạn và thương vong cho nhiều dân thường. Thế giới đang dựa vào các chuẩn mực phổ quát và nhất trí trên cơ sở đồng thuận của luật pháp quốc tế, các quốc gia thành viên NATO đang cố gắng thay thế bằng "trật tự nào đó dựa trên các quy tắc", cái dẫn đến vô số các cuộc khủng hoảng và xung đột ở các khu vực khác nhau trên hành tinh.
Âm mưu đổ vạ
Hội đồng Liên bang Quốc Hội Liên bang Liên bang Nga bày tỏ quan ngại sâu sắc rằng, trên cơ sở các cáo buộc bịa đặt và không có căn cứ của Mỹ chống lại Liên bang Nga với sự ủng hộ mù quáng của các quốc gia thành viên còn lại của NATO áp dụng đường lối phá hủy toàn bộ nền tảng hiệp ước ổn định chiến lược và an ninh toàn cầu đã được định hình hàng nhiều thập kỷ trong quá trình đàm phán trong điều kiện không đơn giản của "chiến tranh lạnh".
Ý định của Mỹ đơn phương rút khỏi Hiệp ước giữa Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn ngày 8 tháng 12 năm 1987, đẩy châu Âu vào thời kỳ đối đầu khắc nghiệt nhất của giai đoạn "chiến tranh lạnh". Đồng thời, những cáo buộc vô căn cứ của Mỹ chống Nga về những hành vi hình như Nga vi phạm nghĩa vụ theo hiệp ước này, trong khi Mỹ và NATO hoàn toàn từ chối đàm phán về vấn đề này làm hé lộ âm mưu đổ vạ, trút bỏ lỗi do việc phá hủy cơ chế kiểm soát toàn bộ lớp vũ khí.
Tính không ổn định ngày càng tăng liên quan đến số phận của Hiệp ước giữa Liên bang Nga và Hoa Kỳ về tiếp tục cắt giảm và hạn chế vũ khí tấn công chiến lược ngày 8 tháng 4 năm 2010 cũng đáng báo động.
Việc phê chuẩn Hiệp định về sự thích nghi của Hiệp ước về các lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu ngày 19/11/1999 dưới áp lực của Hoa kỳ đã bị các quốc gia thành viên NATO hủy bỏ cũng đã gây thiệt hại không thể khắc phục đối với an ninh quân sự ở châu Âu và đảm bảo kiểm soát vũ khí thông thường và các lực lượng vũ trang.
Sau khi tăng cường hoạt động ở khu vực Baltic yên bình trước đây, NATO hiện đang gia tăng hiện diện quân sự ở khu vực Biển Đen. Sự hỗ trợ của NATO cho Gruzia vào những ngày xảy ra sự kiện bi thảm tháng 8 năm 2008 và bây giờ là Ukraine, trong đó vào ngày 25 tháng 11 năm 2018 trong quá trình vượt biên trái phép biên giới quốc gia Liên bang Nga của các tàu lực lượng hải quân Ukraine tại khu vực eo biển Kerch đang cổ vũ lãnh đạo hai nước này tin rằng họ không bị trừng phạt và tiến hành những cuộc phiêu lưu mới. Việc tàu bè Ukraine đi qua eo biển Kerch - đây không phải là câu hỏi về mối tương quan lực lượng hay sự hiện diện của NATO tại khu vực Biển Đen, mà chỉ là vấn đề phía Ukraine thực hiện các thủ tục quy định mà họ đã biết và sử dụng thành công cho đến tháng 11 năm 2018. Ukraine cố gắng phớt lờ các thủ tục này sẽ dẫn đến nguy cơ xảy ra xung đột quân sự giữa Ukraine và Liên bang Nga mà NATO có thể bị lôi cuốn vào đó.
Việc tăng chi tiêu cho quốc phòng của các quốc gia thành viên NATO năm 2018 chiếm hơn một nửa tổng số của thế giới - khoảng 1 nghìn tỷ đô la, hơn nữa gấp hơn 20 lần ngân sách quốc phòng của Liên bang Nga. Cường độ và quy mô tập trận của các quốc gia thành viên NATO đang tăng lên, trong đó hoàn thiện các kỹ năng hoạt động tấn công trong mọi môi trường, kể cả thông tin.
NATO nên từ bỏ tính cưỡng ép và tối hậu thư
Hội đồng Liên bang Quốc Hội Liên bang Liên bang Nga cho rằng, trong tình huống nghiêm trọng này, việc đối thoại giữa quân đội và các chính trị gia Nga và NATO sẽ có thể đóng vai trò tích cực. Chỉ tiếc rằng, các định dạng và kênh liên lạc hiện có trước đây đã bị đơn phương hủy bỏ theo sáng kiến của NATO. Việc hợp tác trong một loạt các lĩnh vực an ninh vì lợi ích của tất cả các quốc gia Euro-Atlantic đã bị đình chỉ hoàn toàn. Chính sách không mang tính xây dựng tối hậu thư và các biện pháp trừng phạt được các quốc gia thành viên NATO sử dụng là con đường chẳng đi đến đâu. Sự đảm bảo của họ về mối quan tâm làm giảm leo thang và ngăn ngừa các sự cố quân sự nguy hiểm không được chứng minh bằng các hành động thực tế để khôi phục các cuộc tiếp xúc làm việc bình thường với Liên bang Nga về các vấn đề quân sự.
Hội đồng Liên bang Quốc Hội Liên bang Liên bang Nga tin chắc rằng, Nga và NATO có không ít những chủ đề quan trọng để thảo luận, cũng như số lượng đáng kể các mối đe dọa chung đòi hỏi phải có phản ứng chung. Tuy nhiên, việc thiết lập quan hệ mang tính xây dựng giữa Nga và NATO, bao gồm cả thông qua con đường nghị viện, chỉ có thể được xây dựng trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, có tính đến lợi ích hợp pháp của các bên và từ bỏ việc cưỡng ép và tối hậu thư.
Theo Danviet
Những nhân vật đặc biệt trong lịch sử CIA Lịch sử hình thành và phát triển của Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) được gắn liền với hai nhân vật khá đặc biệt. Cả hai đều có điểm chung là luôn mang trong mình những quan điểm chống cộng quyết liệt, thậm chí có thể nói là những nỗi ám ảnh mang tính chất bệnh hoạn. Với tinh thần đó, họ...