Bí mật chiến dịch “Crimea, con đường trở về đất Mẹ”
Cựu Tư lệnh Hạm đội Biển Đen tiết lộ về chiến dịch của “những người lịch sự” ở Crimea, còn Tổng thống Nga Putin công khai khẳng định chính ông là người lên kế hoạch và ra lệnh thực hiện chiến dịch này.
“Những người lịch sự” ở Crimea.
Hạm đội Biển Đen đã bảo đảm vận chuyển bí mật đến Crimea các đơn vị đặc nhiệm Nga và họ đã phong tỏa lực lượng Ukraine ở đây, cựu Tư lệnh Hạm đội Biển Đen, Đô đốc Igor Kasatonov tiết lộ.
“Hạm đội Biển Đan đã chuẩn bị đầu cầu, các sĩ quan đã biết điều gì đang xảy ra xung quanh nơi trú đóng các đơn vị Ukraine, các kịch bản diễn biến tình hình được nghiên cứu trên các bản đồ. Nghĩa là Hạm đội Biển Đan đã hoàn thành các nhiệm vụ của mình – “những người lịch sự” (lính đặc nhiệm Nga mặc quân trang không quân hàm, quân hiệu) đã được đưa đến, từ ngày 27 sang 28/2, Xô-viết Tối cao Crimea đã bị chiếm giữ”,
Đô đốc Kasatonov nói và giải thích thêm, “những người lịch sự” là đặc nhiệm quân đội Nga được đưa đến bằng đường không và đường biển.
Vị đô đốc Nga đặc biệt lưu ý rằng, chiến địch đã được tiến hành với việc sử dụng rộng rãi các thủ đoạn ngụy trang các hoạt động di chuyển, nhờ đó chiến dịch đã diễn ra hoàn toàn bất ngờ đối với quân đội Ukraine, cũng như tình báo phương Tây.
Theo ông Kasatonov, tình báo NATO đã không kịp theo dõi việc chuẩn bị cho chiến dịch phong tỏa các đơn vị Ukraine vào năm 2014.
“Tại Crimea, tình báo NATO đã bỏ lỡ tất cả những gì có thể lẫn những cái không được phép bỏ lỡ. Nguyên nhân là ở chế độ im lặng vô tuyến nghiêm ngặt trong giai đoạn tập trung binh lực, cũng như ở việc khôn khéo sử dụng căn cứ Sevastopol, các phương tiện vận tải chiến đấu vốn đã đưa lực lượng vũ trang Nga đến Criema”, ông Kasatonov nhấn mạnh.
Cuối tháng 2/2014, sau khi Tổng thống Ukraine Yanukovich trốn chạy khỏi Kiev, hàng loạt tòa nhà hành chính ở Crimea đã bị các phần tử vũ trang lạ chiếm giữ (họ còn được gọi là “những người lịch sự”), tại thời điểm đó tự xưng là “lực lượng tự vệ Crimea”.
Video đang HOT
Chính những lực lượng này đã phong tỏa các vị trí đóng quân thường xuyên của quân đội Ukraine ở Crimea.
Sau đó, được biết, đó là các đơn vị đặc nhiệm Nga mà theo Tổng thống Putin đã bảo đảm an toàn cho việc tiến hành trưng cầu dân ý về quyền tự quyết của vùng lãnh thổ này, cũng như ngăn chặn các kịch bản leo thang xung đột đi cùng việc các kho vũ khí quân đội Ukraine lọt vào tay các phần tử cực đoan ở Crimea.
Đô đốc Igor Kasatonov từng là Tư lệnh Hạm đội Biển Đen vào năm 1991-1992, trong giai đoạn khủng hoảng giữa Moskva và Ukraine mới giành được độc lập về quyền kiểm soát Hạm đội. Từ năm 1992, ông là Phó Tư lệnh thứ nhất Hải quân Nga. Từ năm 1999, ông chuyển sang ngạch dự bị.
Ông dẫn lời của Thượng tướng Aleksandr Volkov: “Việc tập trung ngoạn mục phương tiện và lực lượng đặc nhiệm tại Crimea có sử dụng các biện pháp ngụy trang bất ngờ đối với người Ukraine, cũng như hàng loạt biện pháp nhằm đánh lạc hướng kịp thời đối phương”.
Đó là chiến dịch chưa từng có trong lịch sử thế giới thời gian gần đây. Tất cả các chi tiết về việc ông Viktor Yanukovych
được bí mật sơ tán như thế nào khi chỉ cách điểm phục kích bằng súng máy vài km, được chính Tổng thống Putin hé lộ một năm sau khi xảy ra sự vụ, trong bộ phim tài liệu “Crimea. Con đường trở về Đất mẹ”..
Tổng thống Putin kể trong cuộc phỏng vấn: “Đó là đêm 22 rạng sáng 23/2/2014, cuộc họp kết thúc vào khoảng 7 giờ sáng. Khi chia tay mọi người, trước khi cuộc họp kết thúc, tôi nói với họ rằng tình hình tại Ukraine đã thay đổi nên chúng ta cần bắt tay vào việc đưa Crimea quay trở lại Nga. Bởi chúng ta không thể bỏ mặc số phận vùng lãnh thổ này và người dân sống ở đó trước làn sóng dân tộc chủ nghĩa.
Và tôi đưa ra các nhiệm vụ cụ thể, nói lý do và phải làm như thế nào, tôi cũng ngay lập tức khẳng định chúng tôi sẽ làm điều đó trong trường hợp chắc chắn người dân Crimea muốn vậy”.
Bởi vậy mệnh lệnh đầu tiên Tổng thống Nga đưa ra, không phải với các cơ quan an ninh và Bộ Quốc phòng, mà là văn phòng của ông, yêu cầu các chuyên gia Điện Kremli cùng các nhà xã hội học tiến hành một cuộc điều tra bí mật tại Crimea. Người dân Crimea trả lời những câu hỏi nào, nếu từ “trưng cầu ý dân” còn chưa định hình?
Ông Putin kể tiếp: “Đã rõ rằng những người muốn sáp nhập với Nga chiếm 75%. Các bạn biết đấy, cuộc thăm dò được tiến hành bí mật, nên khả năng sáp nhập không nằm trong bối cảnh. Với tôi, đã rõ rằng nếu chúng ta đi theo hướng đó, mức độ và số lượng người muốn sự kiện lịch sử này xảy ra còn cao hơn”.
“Mục đích cuối cùng không phải là chiếm Crimea và sáp nhập. Mục đích cuối cùng là để người dân có thể bày tỏ quan điểm họ muốn sống như thế nào. Tôi nói rất thẳng thắn và thành thực. Về phần mình, tôi nghĩ, nếu người dân muốn, điều đó sẽ diễn ra. Nghĩa là họ sẽ ở đó với quyền tự trị lớn hơn, với một số quyền nào đó, song trong thành phần nhà nước Ukraine.
Tuy nhiên nếu họ muốn theo cách khác, chúng tôi không thể bỏ họ. Chúng tôi biết kết quả trưng cầu dân ý. Và chúng tôi làm những gì cần phải làm”, tổng thống Putin cho biết.
Ngày 16/3/2014, tại Crimea đã diễn ra cuộc trưng cầu dân ý về quy chế của khu tự trị này, trong đó hơn 96% số người tham gia đã ủng hộ Crimea gia nhập thành phần nước Nga.
Ngày 21/3/2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký luật phê chuẩn hiệp ước về việc Crimea và Sevastopol gia nhập thành phần nước Nga, cũng như việc lập khu vực liên bang Crimea.
Theo Minh Phương/ RIA Novosti, Lenta, VZ
Pháp luật Việt Nam
Máy bay Nga "giỡn mặt" tàu chiến Mỹ ở Biển Đen
Lầu Năm Góc hôm qua tố cáo các máy bay chiến đấu của Nga cố tình áp sát một tàu khu trục của Mỹ đang hoạt động tại vùng biển quốc tế ở Biển Đen.
Tàu khu trục USS Ross của Mỹ bị máy bay Nga "khiêu khích" ở Biển Đen (Ảnh: US Navy)
Theo thông báo của Lầu Năm Góc, tàu khu trục USS Ross đã bị "quấy rầy" nhiều ngày nay khi đang di chuyển ở Biển Đen.
"Tàu (USS Ross) luôn ở trong các vùng biển quốc tế và chỉ thực hiện những hoạt động thông thường", tuyên bố của Bộ Quốc phòng Mỹ nêu rõ.
Để minh chứng cho tuyên bố này, Hải quân Mỹ cho công bố đoạn băng ghi lại cảnh một máy bay được cho là của Nga bay khá gần tàu khu trục USS Ross, chỉ cách tàu khoảng 500m.
Bộ Quốc phòng Nga chưa đưa ra phản ứng chính thức về thông tin này, song theo truyền thông nhà nước của Nga, tàu USS Ross đã có những hành động "khiêu khích".
"Các thủy thủ trên tàu (USS Ross) đã có những hành động khiêu khích táo tợn, gây quan ngại cho các nhân viên điều hành tàu và trạm kiểm soát của Hạm đội Biển Đen", truyền thông Nga trích dẫn nguồn tin quân sự nêu rõ.
"Máy bay tấn công Su-24 cho các thủy thủ Mỹ thấy rõ họ sẵn sàng ngăn chặn bất kỳ hành động vi phạm nào để bảo vệ các lợi ích quốc gia", nguồn tin khẳng định thêm.
Tuy nhiên, trong một tuyên bố đấu dịu ngay sau đó, người phát ngôn Lầu Năm Góc Col Steve Warren cho biết máy bay Nga không trang bị vũ khí và tàu USS Ross vẫn đang tiếp tục các hoạt động của mình.
Ông Steve Warren cũng nhấn mạnh việc triển khai tàu USS Ross đến Biển Đen đã được thông báo công khai trước đó.
Đây là dấu hiệu căng thẳng quân sự mới nhất giữa Nga và phương Tây trong bối cảnh quan hệ Đông - Tây đã xuống đến mức thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh do bất đồng về cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Tháng trước, Hải quân Anh và Thụy Điển đã điều phi đội máy bay chiến đấu tới thị uy các máy bay ném bom của Nga ở khu vực biên giới chung.
Vũ Anh
Theo Dantri/BBC
Lịch sử 200 năm của Hạm đội Biển Đen Là một trong những lực lượng có bề dày lịch sử nhất trong Hải quân Nga, Hạm đội Biển Đen chứng kiến các mốc thăng trầm trong sự phát triển của quân đội hùng mạnh bậc nhất thế giới. Ngày 13/5, Nga kỷ niệm 232 năm thành lập Hạm đội Biển Đen. Hoàng tử Grigory Potemkin là người quyết định thành lập Hạm...