Bí mật bông hoa trong hổ phách gần 40 triệu năm tuổi
Bông hoa trong hổ phách gần 40 triệu năm tuổi được các chuyên gia xác định là cổ vật lớn nhất từng được phát hiện thuộc loại này.
Bông hoa này đã nở trong rừng thông ở Baltic và bị nhựa cây bao phủ trở thành hóa thạch hổ phách.
Các nhà khoa học phân tích bông hoa trong hổ phách gần 40 triệu năm tuổi được dược sĩ Kowalewski ở Kaliningrad, Nga ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1872.
Eva-Maria Sadowski – nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên Berlin kiêm đồng tác giả bài báo cho hay bông hoa hóa thạch trên bị lãng quên trong bộ sưu tập của Viện Khoa học Địa chất và Tài nguyên Thiên nhiên Liên bang ở Berlin (BGR).
Nhà nghiên cứu Sadowski cho hay bà nghe nói về bông hoa hóa thạch, được biết đến với tên chính thức là mẫu vật X4088, từ một đồng nghiệp đã nghỉ hưu.
“Ông ấy nói với tôi rằng đã từng đến thăm BGR và nhìn thấy bông hoa hổ phách lớn nhất, tuyệt vời nhất trong bộ sưu tập của họ. Sau đó, tôi đến xem bộ sưu tập và tìm thấy mẫu vật X4088. Tôi rất kinh ngạc khi thấy một bông hoa lớn đến vậy trong khối hổ phách”, nhà nghiên cứu Sadowski cho biết.
Video đang HOT
Bông hoa cổ đại trong hổ phách gần 40 triệu năm tuổi có đường kính 28 mm. Với kích thước này, nó trở thành bông hoa hóa thạch trong hổ phách lớn nhất từng được biết đến. Bởi lẽ, nó có kích thước lớn gấp 3 lần kích thước của các hóa thạch tương tự.
Nhà nghiên cứu Sadowski đã chiết xuất và kiểm tra phấn hoa từ hổ phách. Theo đó, bà phát hiện bông hoa đã bị nhận định nhầm trong nghiên cứu đầu tiên.
“Tên loài ban đầu của mẫu vật này là Stewartia thuộc họ cây Theaceae. Tuy nhiên, chúng tôi có thể chứng minh trong nghiên cứu mới rằng điều này không đúng, chủ yếu dựa trên hình thái phấn hoa”, nhà nghiên cứu Sadowski nói.
Theo bà Sadowski, khi bông hoa hóa thạch được nghiên cứu lần đầu tiên vào thế kỷ 19, nhóm nghiên cứu khi ấy đã không phát hiện hoặc nghiên cứu phấn hoa.
Nghiên cứu mới chỉ ra loài hoa trong hóa thạch trên có họ gần với một cây ra hoa phổ biến ở châu Á ngày nay là Symplocos, loại cây bụi ra hoa màu vàng hoặc trắng. Bà Sadowski và cộng sự đề xuất tên gọi mới cho bông hoa là Symplocos kowalewskii.
Khai quật mộ "bà đỡ" của Chúa Giêsu, lộ sự thật cực chấn động
Các nhà khảo cổ nhận định hang động cổ nằm trong một khu rừng ở Jerusalem chính là ngôi mộ của bà đỡ giúp chúa Giêsu chào đời, trong đó họ đã phát hiện được rất nhiều điều thú vị.
Cơ quan Cổ vật Israel (IAA) hôm 20/12 thông báo dòng chữ khắc bằng tiếng Hy Lạp và Arab cổ đại chứng minh ngôi mộ thuộc về Salome, bà đỡ của Chúa Giêsu.
Nhóm nghiên cứu còn phát hiện tàn tích của nhiều cửa hàng gần đó, có niên đại giữa thế kỷ 8 và 9, bán đèn dầu dùng để thờ cúng. Hàng trăm chiếc đèn hoàn chỉnh và bị vỡ được tìm thấy ở sân ngoài, chứng tỏ hang động là một nơi thờ cúng.
"Chúng tôi tin rằng những người hành hương đã tới đây, thuê một ngọn đèn dầu, tiến hành thờ cúng bên trong và đi tiếp", nhà khảo cổ Zvi Firer của IAA cho biết.
Vai trò bà đỡ của Salome được thuật lại trong sách Phúc Âm St James. Salome đến từ Bethlehem và là bà đỡ thứ hai của Đức mẹ Mary.
Những kẻ trộm phát hiện ngôi mộ vào năm 1982 và cướp đi quan tài. Các đợt khai quật chính thức được tiến hành sau đó hai năm. Hang động bao gồm vài gian và những hộp đá bị vỡ. Tuy nhiên, sân ngoài hang mới được phát hiện lần đầu tiên sau 2.000 năm, rộng hơn 350 m2, bao quanh là tường đá khối hình dáng vuông vắn.
Các nhà khảo cổ cũng tìm thấy phần nền có tranh khảm dùng để trang trí sân ngoài. Lối đi dẫn vào hang động và nhà nguyện ở bên trong cũng được khai quật. Một số phiến đá khắc hình trang trí tỉ mỉ theo những loài thực vật, bao gồm hoa hồng, quả lựu, và lọ cắm cành lá ô rô.
Câu chuyện về bà đỡ Salome được kể trong Phúc âm James, được các Kitô hữu coi là ngụy tạo - có nghĩa là tính xác thực của nó bị nghi ngờ - và nó không xuất hiện trong Tân Ước.
Người ta nói rằng cánh tay của bà bị khô héo vì bà nghi ngờ sự ra đời đồng trinh của Chúa Giê-su, nhưng nó đã được chữa lành khi bà chạm vào nôi của Chúa Giê-su.
Salome phần lớn không được biết đến đối với những người theo đạo Thiên chúa phương Tây ngày nay; nhưng bà được những người theo đạo Thiên chúa sơ khai tôn kính và được miêu tả là "bà đỡ" khi Chúa Giê-su ra đời trong nhiều biểu tượng của Chính thống giáo phương Đông.
Câu chuyện trong Phúc âm kể rằng, Salome là cộng sự của một " bà đỡ" khác giấu tên khi Chúa Giê-su ra đời; nhưng bàn tay của bà đã bị khô héo khi bà không tin rằng mẹ của Chúa Giê-su là một trinh nữ, và nó chỉ lành lại sau khi bà chạm vào nôi của Chúa Giê-su.
Bản thân hang động Salome bao gồm một số phòng với nhiều hốc chôn cất đục bằng đá và những bình đựng hài cốt bị vỡ, chứng thực cho phong tục chôn cất nguyên thủy của người Do Thái. Nhưng điều ngạc nhiên đối với các nhà khảo cổ học là địa điểm này đã trở thành một nhà nguyện và trung tâm hành hương thời kỳ đầu của Thiên chúa giáo.
"Salome là một nhân vật bí ẩn," các nhà nghiên cứu cho biết trong tuyên bố. "Sự sùng bái Salome, được thánh hóa trong Thiên chúa giáo, thuộc về một hiện tượng rộng lớn hơn, theo đó những người hành hương vào thế kỷ thứ năm đã gặp và thánh hóa các địa điểm của người Do Thái."
3 lăng mộ khiến kẻ trộm từ xưa đến nay đều "thèm khát" Cuộc sống của các hoàng đế Trung Quốc luôn rất xa hoa, cho dù sau khi qua đời. Khi còn trị vì, các vị hoàng đế đã xây dựng, sửa chữa những khu lăng tẩm còn lớn hơn cả cung điện khi còn sống. Các lăng mộ của các vị hoàng đế là nơi mà bọn trộm luôn thèm khát. Bởi vàng bạc,...