Bị lừa “trắng mắt” khi mua serum Hàn nhưng bao bì tiếng Việt: làm sao phân biệt thật-giả?
Chẳng còn cách nào khác ngoài cách tự update kiến thức của bản thân để không còn gà mờ, tiền mất tật mang mỗi khi mua sắm mỹ phẩm nữa. Những điều dưới đây ai nấy đều cần học thuộc lòng.
Khoảng 2 ngày gần đây, cộng đồng làm đẹp nói riêng và mạng xã hội nói chung đều đồng loạt mò tìm lại vỏ hộp mỹ phẩm serum của thương hiệu The Ordinary mình mua để kiểm tra liệu có dòng chữ “hộp 3.4 x 3.4 x 11.5 cm” ghi bằng tiếng Việt hay không. Khi chưa hiểu rõ ngọn ngành câu chuyện thì đây đính thị là 1 thông tin gây hoang mang không hề nhẹ.
Mới đây, 1 tài khoản M.H. đã chia sẻ về trải nghiệm mua mỹ phẩm xách tay của mình và nhanh chóng thu hút nhiều người quan tâm. Cô nàng săn sale chai serum The Ordinary Niacinamide 10% Zinc 1% chỉ còn 145K, trong khi giá ban đầu là 205K từ một shop mỹ phẩm xách tay trên sàn giao dịch thương mại điện tử đình đám của Việt Nam. Tình cờ, cô nàng lại xé toang phần vỏ hộp để lấy chai serum ra thì phát hiện một sự thật ngã ngửa.
Đó chính là cô nàng đã phát hiện dòng chữ bằng tiếng Việt: “hộp 3.4×3.4×11.5 cm” bên trong chai serum được được quảng cáo là bản Hàn Quốc.
Điều này vô cùng đáng nghi bởi mỹ phẩm The Ordinary vốn không được sản xuất tại Việt Nam, cũng không được nhập khẩu và phân phối chính hãng. Do đó, rất có khả năng chai tinh chất The Ordinary này là hàng giả.
Trong clip, M.H. có chia sẻ cô gần như không thể phân biệt nổi sự khác nhau giữa bản auth cô đã từng mua trước đó và bản fake này. Khi test lên da, chất serum cho cảm giác “na ná” nhau, ngoại trừ chi tiết vỏ và mùi hương nồng.
Dịp 6/6 vừa rồ là thời điểm các sàn giao dịch thương mại điện tử xả kho với loạt các sản phẩm được giảm giá kịch liệt. Chai serum này là 1 trong số đó, khi được giảm hẳn 25% giá trị thông báo gốc.
Theo đó, 1 beauty blogger đồng thời là KOL cho gian hàng thương mại điện tử cũng lên tiếng “bóc phốt” thực hư shop mỹ phẩm này đã tự động đổi tên và có hoạt động cung cấp sản phẩm chưa rõ nguồn gốc như trên. Sau khi được M.H liên lạc làm việc, shop này đã có động thái chuyển 10 triệu tiền internet banking để hòng che giấu vụ việc.
Bài đăng rất dài và chi tiết thu hút hơn 26.000 lượt like, hơn 18.000 bình luận cùng 3.800 lượt chia sẻ trên facebook.
Câu chuyện hiện vẫn thu hút nhiều netizen quan tâm trên mạng xã hội vì nhiều bạn trẻ cũng ham rẻ, thường đặt mua ở các shop trên mạng hoặc sàn thương mại điện tử nhưng sản phẩm không ghi rõ nguồn gốc. Hoặc có thể các shop vẫn đăng tải giấy tờ chứng thực không không ai có thể biết được đó là giấy thật hay giả. Lúc này, người mua nếu không tinh tế sẽ dễ bị biến thành “con gà” để cho kẻ gian lừa đảo. Có không ít bạn trẻ tức tốc kiểm tra lại vỏ hộp của mình và cũng gặp tình trạng tương tự như trên.
The Ordinary vốn là thương hiệu mỹ phẩm có phân khúc giá rẻ nhưng chất lượng tạm ổn nên được nhiều chị em phụ nữ Việt và trên thế giới ưa chuộng. Tuy nhiên, thực tế chứng minh rằng, sản phẩm càng hot lại càng bị làm giả nhiều nhất. Và sau đây chính là 1 số phân biệt rạch ròi hàng thật – hàng giả dành cho ai lỡ yêu thích sử dụng nhãn hàng này.
1. Cách phân việt vỏ hộp
Bài học chúng ta vừa mới nhận được đó chính là xé toang vỏ hộp và kiểm tra. Sản phẩm nhái sẽ có dòng chữ tiếng Việt ở phần bìa dán, còn hàng thật sẽ không có.
Beauty blogger Trinh Meo cũng từng mách nước rằng vỏ hộp fake có mực in đậm, dày, thông tin cung cấp của nơi sản xuất lộn xộn.
Hàng fake lúc nào cũng thiếu thành phần dưỡng chất có ở bên trong, dung tích của chai cũng mập mờ, không rõ ràng.
2. Cách phân biệt vỏ chai
Về phần nhãn in trên lọ cũng khác nhau. Hàng chuẩn sẽ có đầy đủ thông tin như thành phần nguyên liệu, mực chữ cũng rõ ràng, nét chữ sắc nét.
Một điều đặc biệt khi bạn mua đúng hàng thật sẽ có phần để mở ra và xem tiếp hướng dẫn sử dụng. Bản mua tại Pháp có hướng dẫn cả tiếng Anh lẫn tiếng Pháp.
Phần nắp chai của thương hiệu này vốn làm bằng nhựa và nhà sản xuất đã nói rõ việc cắt giảm chi phí vỏ để đầu tư nhiều hơn cho nguyên liệu. Tuy nhiên, nó cũng có những nét căn bản về lằn ranh trên núm tay cầm, khứa trong nắp hàng đểu trông to, thô.
3. Cách phân biệt mùi hương
Đặc trưng của chai Niacinamide 10% Zinc 1% thuộc thương hiệu này sẽ có mùi hơi chua của men rượu còn hàng đểu, hàng nhái sẽ có mùi nồng, hắc, gây khó chịu. Đây là cách phân biệt khi mà nhìn bằng mắt thường không để phân biệt được chất serum.
Tuy nhiên với chiêu trò ngày càng tinh vi, kẻ gian sau khi đọc được những dòng phân biệt này cũng sẽ cố cải tiến để làm cho giống thật hơn nên rất khó để người mua biết được đâu là hàng fake. Lời khuyên hữu hiệu đối với những netizen yêu làm đẹp là tỉnh táo giữ đầu lạnh trước những shop bán mỹ phẩm giá rẻ như cho, đặc biệt là trong những đợt siêu sale.
Những lời quảng cáo như “Hàng xách tay” nhiều khi là chiêu trò “đánh lận con đen”, dễ khiến người mua tin tưởng được xài hàng xịn nhưng càng sử dụng chỉ thấy lên mụn. Mỗi lần mua, bạn nên cân nhắc làn da và giao diện của bạn sẽ còn có tuổi thọ tới hàng thập kỉ nữa, do đó đừng tiếc đầu tư cho món mỹ phẩm chính hãng có giá hơi đắt một chút nhưng đi đôi chất lượng.
14 từ viết tắt trên mạng khiến người lắc đầu không hiểu
Các từ viết tắt đang trở nên cực kỳ phổ biến trên Internet.
Các từ viết tắt đang trở nên cực kỳ phổ biến trên Internet, đặc biệt là các mạng xã hội. Nếu bạn từng hoang mang không hiểu gì khi thấy đứa bạn comment những từ như "imo," "tbh," "tl;dr", "AFK", "NSFW", "AKA" hay thấy dãy ký tự ICYMI trên một số post nước ngoài hãy đọc bài viết dưới đây để hiểu hết ý nghĩa của những từ viết tắt này nhé.
1. AFK
AFK là viết tắt của tiếng Anh Away From Keyboard, dịch sang tiếng Việt có nghĩa là "rời khỏi bàn phím", thường được sử dụng để chỉ người đang không sử dụng máy tính. Trên Internet, AFK là từ viết tắt được dùng cho những ai không lên mạng (online) trong một thời gian. Trong game, AFK chỉ hành động thoát giữa trận hoặc ngừng hoạt động.
2. OP
Trên mạng xã hội hoặc các diễn đàn, OP là viết tắt của từ tiếng Anh "Original Poster" có nghĩa tiếng Việt là "người đăng bài viết gốc" hoặc "Original Post" - "Bài viết gốc".
Trong game, OP là viết tắt của Overpowered - Quá mạnh, thường được sử dụng để chỉ các nhân vật, vũ khí hoặc kỹ năng trong game quá mạnh, giúp người chơi có lợi thế hơn so với đối thủ.
3. DM
DM là viết tắt của Direct Message - Tin nhắn trực tiếp, thường được dùng để nhắc, hoặc yêu cầu người khác trao đổi tin nhắn trên mạng xã hội. Ngoài DM, một số người thường sử dụng từ PM, viết tắt của Private Message - tin nhắn riêng tư.
4. BTW
BTW là viết tắt của By The Way - Nhân tiện, thường được dùng để liên kết giữa các chủ đề không (hoặc ít) liên quan với nhau.
5. AKA
AKA là viết tắt của Also Known As - Còn được biết đến là. Từ viết tắt này thường được dùng để giải thích biệt danh, bút danh của một người hoặc chương trình, dịch vụ nào đó.
6. TBA
TBA là viết tắt của To Be Announced - Sẽ được công bố sau, thường được sử dụng khi nói đến một kết quả, số liệu, sự kiện sắp được công bố trong thời gian cụ thể.
7. IMO
Imo là viết tắt của cụm từ cổ điển In My Opinion (theo ý tôi thì). Một trong những cách nhẹ nhàng và an toàn để bạn bộc lộ ý kiến cá nhân. Còn trên mạng xã hội, nhiều bạn trẻ dùng từ viết tắt imo với hàm ý "trật tự hết đi nghe tao nói".
8. TL;DR
Tl;dr là viết tắt của Too Long; Didn't Read (dài quá, đừng đọc). Từ viết tắt này thường xuất hiện trên web, ở cuối hoặc đầu của một bài viết dài hoặc trong phần người đọc đưa ra bình luận, ý kiến. Nếu xuất hiện trong bài viết, người đọc có thể bỏ qua phần tldr và xem tổng quan nhanh về nội dung mà không cần phải đọc toàn bộ bài.
9. ICYMI
Icymi là viết tắt của cụm từ In Case You Missed It (nếu lỡ bạn chưa xem). Icymi xuất hiện chủ yếu trên các post Facebook khi một số trang bí nội dung và quyết định share lại các bài viết cũ.
10. TBH
Tbh là viết tắt của từ To Be Honest (thật ra thì). Khi 3 ký tự xuất hiện, nó cho thấy người kia đã bắt đầu nổi điên với bạn hoặc bạn chuẩn bị đọc được những lời giả dối nhất trần đời.
11. NSFW
NSFW là cụm từ viết tắt của Not Safe For Work (không hợp ở chỗ làm). Cụm từ này xuất hiện là sự cảnh báo cho người đọc biết nội dung họ đang xem hoặc đang chuẩn bị xem có thể không hợp với chốn công sở, nơi đông người hoặc có trẻ em ngồi gần. Ví dụ như trang web bạn đang mở có chứa hình ảnh hoặc clip nhạy cảm.
Với nhiều người, NSFW là một từ khóa để search Google mỗi khi không ở chỗ làm.
12. AMA
Ama là từ viết tắt của Ask Me Anything (hỏi tôi bất cứ cái gì) từng trở thành trào lưu trên các mạng xã hội nước ngoài một thời.
13. TBT
Tbt viết tắt của cụm từ Throwback Thursday (thứ Năm hoài cổ), trào lưu up lại ảnh ngày xưa của bạn lên Instagram vào các ngày thứ 5. Nhiều người tin rằng, nếu thực hiện điều đó thì lượt like trên Instagram sẽ tăng vọt.
14. STFU
Stfu là viết tắt của cụm từ Shut The F*ck Up (im miệng đi), một câu chửi nhau hơi nặng lời của người nước ngoài. Khi "du nhập" vào Việt Nam, nhiều người rút gọn Shut The F*ck Up thành stfu để "nói giảm nói tránh" ở những nơi công cộng.
Một Fanpage ô tô hạng sang tại Thái Lan để lại bình luận: "Hoài Linh chơi đá ít thôi" dưới livestream của bà Phương Hằng, diễn biến sau đó khiến ai cũng bất ngờ Cư dân mạng đã có những phát hiện cực bất ngờ về Fanpage nước ngoài khi bà Phương Hằng livestream. Buổi livestream tối qua ngày 25/5 của bà Phương Hằng đã thu hút rất đông sự chú ý của cộng đồng mạng. Cả kênh Youtube và các kênh live khác của bà Hằng đều đạt khoảng 150k lượt xem và vô số bình...