BI: Làn sóng phá sản sẽ ập vào ngành thép Trung Quốc
Khủng hoảng bất động sản khiến cho nhiều doanh nghiệp thép tại Trung Quốc thua lỗ và gục ngã.
Cuộc khủng hoảng ngành thép của Trung Quốc sẽ châm ngòi một làn sóng phá sản nhưng cũng giúp đẩy nhanh quá trình hợp nhất ngành, theo nhóm chuyên gia tới từ Bloomberg Intelligence (BI).
Gần 75% các doanh nghiệp sản xuất thép tại Trung Quốc thua lỗ trong nửa đầu năm nay, và một bộ phận không nhỏ trong số đó sẽ phải đối diện với nguy cơ phá sản, Michelle Leung, Chuyên gia phân tích cấp cao tại BI, chia sẻ trong một báo cáo gần đây.
Theo quan điểm của bà, 3 công ty Xinjiang Ba Yi Iron & Steel Co, Gansu Jiu Steel Group và Anyang Iron & Steel Group Co đang đứng trước rủi ro dừng hoạt động cao nhất. Họ cũng có thể trở thành mục tiêu trong các thương vụ thâu tóm, sáp nhập, bà bổ sung.
Tuy nhiên, BI nhận định đây lại là điểm tích cực đối với mục tiêu hợp nhất ngành thép của Bắc Kinh. Chính phủ Trung Quốc mong muốn 5 doanh nghiệp lớn nhất ngành thép phải nắm giữ 40% thị phần vào năm 2025 trong khi 10 doanh nghiệp đầu ngành giữ trong tay 60% “miếng bánh” thị trường. Và thực trạng trên giúp mục tiêu trên trở nên “khả thi” hơn bao giờ hết, bà Leung chia sẻ.
Bloomberg Intelligence dự báo nhiều doanh nghiệp thép tại Trung Quốc sẽ phá sản (Ảnh: FT).
Lãnh đạo China Baowu Steel Group Corp, nhà sản xuất thép lớn nhất nước này, từng cảnh báo cuộc khủng hoảng lần này nghiêm trọng hơn so với năm 2008 và 2015. BI dự báo nhiều doanh nghiệp thép tại Trung Quốc sẽ phá sản
Video đang HOT
Cuộc khủng hoảng trên thị trường bất động sản cùng với đó là đà suy yếu của nền kinh tế vô tình lại giúp tái định hình lại ngành công nghiệp công nghiệp thép của Trung Quốc.
Nhu cầu trong nước sụt giảm khiến các doanh nghiệp phải đẩy mạnh xuất khẩu, qua đó nhận về làn sóng tẩy chay từ nhiều quốc gia với cáo buộc Trung Quốc đang “xả” thép giá rẻ ra thị trường toàn cầu.
BI dự báo kim ngạch xuất khẩu thép của Trung Quốc sẽ sụt giảm từ cuối năm 2026 khi tổng sản lượng “đi lùi” và nhiều đối tác thương mại dựng lên các hàng rào thương mại.
Trung Quốc tiết lộ biện pháp giải quyết cuộc khủng hoảng bất động sản
Chính phủ Trung Quốc đã công bố nhiều biện pháp nhằm giải cứu lĩnh vực bất động sản, bao gồm yêu cầu chính quyền địa phương trên cả nước mua những căn nhà thương mại dư thừa rồi chuyển thành "nhà ở xã hội" giá rẻ.
Ảnh chụp từ trên không cho thấy một loạt nhà cao tầng đang trong quá trình phát triển ở Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, vào ngày 13/3/2024. Ảnh: NurPhoto/Getty Images
Chứng khoán Trung Quốc đã tăng vọt ngày 16/5 sau khi chính quyền một thành phố lớn công bố kế hoạch mua những ngôi nhà chưa bán được, mà một số nhà phân tích tin rằng có thể là cuộc thử nghiệm cho một giải pháp lớn hơn nhiều cho cuộc khủng hoảng bất động sản của nước này.
Chỉ số Hang Seng chuẩn của Hong Kong đóng cửa tăng 1,6%, đạt mức cao nhất kể từ tháng 8. Chỉ số này đã tăng gần 30% so với mức thấp nhất hồi tháng 1 sau khi bước vào một thị trường sôi động từ đầu tháng này. Mức tăng của các nhà phát triển bất động sản đạt trung bình 3,1%, dẫn đầu bảng.
Cổ phiếu của Longfor Group, công ty xây dựng nhà lớn thứ 9 ở Trung Quốc, tăng 11%, trở thành cổ phiếu có thành quả tốt nhất trên chỉ số Hang Seng. Sunshine 100 China Holdings, một nhà phát triển có trụ sở tại Bắc Kinh, đã tăng 127%, là cổ phiếu có thành quả tốt nhất trên toàn thị trường chứng khoán.
Màn tăng trưởng ngoạn mục của chứng khoán diễn ra sau khi một quận ở siêu đô thị Hàng Châu tuyên bố rằng chính quyền sẽ trực tiếp mua những ngôi nhà chưa bán được trên thị trường và chuyển chúng thành nhà ở giá rẻ.
Thông báo này củng cố kỳ vọng rằng chính phủ Trung Quốc đang xem xét đề xuất yêu cầu chính quyền địa phương trên cả nước mua hàng triệu ngôi nhà chưa bán được. Truyền thông Trung Quốc gọi đây là "giải pháp lớn" cho lĩnh vực bất động sản đang gặp khủng hoảng.
Thêm vào các kỳ vọng, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, hôm 16/5 đã cam kết "thúc đẩy nhà ở giá rẻ" và khám phá "một mô hình mới" cho lĩnh vực bất động sản.
Các nhà phân tích của Citi cho biết: "Chúng tôi nghĩ rằng đây là một động thái mang tính biểu tượng lớn nhằm thể hiện sự hỗ trợ cho lĩnh vực này với một 'đội ngũ quốc gia' dành cho thị trường nhà ở".
Những đồn đoán về một gói cứu trợ như vậy đã lan ra kể từ tháng trước, khi một phương tiện truyền thông Trung Quốc đưa tin rằng Bắc Kinh đang học hỏi kinh nghiệm của Nhật Bản trong nhiều thập kỷ trì trệ và đang xem xét kế hoạch mua lại các khu nhà ở chưa hoàn thiện trên khắp đất nước. Những căn hộ này sau đó sẽ được chuyển thành nhà ở giá rẻ và được bán hoặc cho thuê.
Các nhà phân tích của ING Group cho biết: "Đề xuất này là một biện pháp hỗ trợ lớn hơn nhiều so với các sáng kiến thí điểm hiện tại trên khắp đất nước và là một biện pháp giúp giảm bớt tác động tiêu cực [đối với chứng khoán] từ thuế quan mới của Mỹ đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc".
Tuy nhiên các nhà quản lý quỹ thì tỏ ra thận trọng. Jeff Zhang, nhà phân tích vốn tại Morningstar, cho biết: "Chúng tôi lạc quan một cách thận trọng về việc chính phủ tiến hành mua các căn hộ chưa bán được. Vấn đề kinh phí có thể vẫn là mối quan tâm chính".
Bắc Kinh đã nỗ lực ngăn chặn cuộc khủng hoảng bất động sản kéo dài của đất nước, vốn đã trở thành lực cản lớn đối với nền kinh tế và làm dấy lên làn sóng phản đối của người mua nhà trên toàn quốc. Nhiều thành phố lớn đã nới lỏng các hạn chế mua nhà trong vài tuần qua, trong đó có Hàng Châu, Tây An và Thành Đô.
Chính phủ Trung Quốc đã công bố nhiều biện pháp nhằm giải cứu lĩnh vực bất động sản, bao gồm yêu cầu chính quyền địa phương trên cả nước mua những căn nhà chưa bán được từ các nhà phát triển bất động sản và nới lỏng các quy định về mua bán.
Vào cuối tháng trước, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc tuyên bố sẽ tìm kiếm các biện pháp mới để giải quyết cuộc khủng hoảng nhà ở, bao gồm thực hiện các chính sách "dành riêng cho từng thành phố" để giảm tồn kho nhà ở.
Mặc dù nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh hơn dự kiến vào đầu năm nay, nhưng tốc độ tăng trưởng đang bị đè nặng bởi lĩnh vực bất động sản cực kỳ quan trọng, vốn từng chiếm tới 30% hoạt động kinh tế.
Phó thủ tướng Trung Quốc Hà Lập Phong ngày 17/5 cho biết, chính quyền thành phố nên mua những ngôi nhà chưa bán được và chuyển đổi chúng thành nhà ở xã hội giá cả phải chăng.
Trong một động thái phối hợp, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc tuyên bố sẽ thiết lập một chương trình toàn quốc để cung cấp khoản vay 300 tỷ nhân dân tệ (41,5 tỷ USD) để tài trợ cho việc nhà nước mua nhà ở thương mại chưa bán được.
Trước những thông tin lạc quan, các nhà đầu tư đã liên tục đổ tiền vào cổ phiếu Trung Quốc kể từ tháng trước. Sự phục hồi này diễn ra sau đợt bán tháo kéo dài khiến các chỉ số chính ở Hong Kong và Thượng Hải xuống mức thấp nhất trong nhiều năm, xóa sạch hàng nghìn tỷ USD giá trị của các công ty niêm yết.
Chỉ số Nasdaq Golden China, theo dõi các công ty Trung Quốc niêm yết trên Phố Wall, đã tăng 11% kể từ đầu tháng 4. Chỉ số này đạt mức cao nhất trong hơn bảy tháng vào 13/5.
ADB cải thiện dự báo tăng trưởng kinh tế ở châu Á, Việt Nam đạt 6% Hôm 11.4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo nhóm nước đang phát triển châu Á năm 2024 đạt 4,9%, tức nhỉnh hơn số liệu trước đó, nhưng cảnh báo nguy cơ vẫn còn đó. Khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc khiến kinh tế trì trệ. Ảnh REUTERS ADB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế cho khu vực...