Bỉ lần đầu tiên có nữ Thủ tướng
Truyền thông Bỉ đưa tin, chính trị gia Sophie Wilmes, 44 tuổi, dự kiến sẽ trở thành nữ Thủ tướng đầu tiên trong lịch sử Vương quốc Bỉ.
Dự kiến trong tháng 11 tới, bà Sophie Wilmes sẽ thay thế vị trí Thủ tướng sắp mãn nhiệm Charles Michel, người vừa được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng châu Âu, một trong những vị trí hàng đầu trong Liên minh châu Âu.
Bà Sophie Wilmes. Ảnh: News24
Video đang HOT
Bà Sophie Wilmes hiện đang giữ chức Bộ trưởng Ngân sách và Dịch vụ dân sự trong chính quyền do ông Michel lãnh đạo. Như vậy, nữ chính trị gia này sẽ có nhiệm vụ dẫn dắt chính phủ tạm quyền cho đến khi các đảng chính trị trong nước đi tới nhất trí về việc thành lập một chính phủ mới – điều mà đến nay họ vẫn chưa làm được sau cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 5 vừa qua.
Trước đây đã từng có giai đoạn gần 2 năm Vương quốc Bỉ không có Chính phủ do các đảng không thể nào thoả hiệp được với nhau./.
Theo Phương Anh/VOV1 (biên dịch)
Reuters
Liên minh châu Âu cần hiện diện nhiều hơn tại Biển Đông
Các diễn giả nhất trí cho rằng giao thông hàng hải tại Biển Đông là huyết mạch quan trọng của thương mại thế giới và thực sự quan trọng đối với Liên minh châu Âu (EU).
Các tàu chiến của Trung Quốc tại Biển Đông. (Ảnh: AP)
Ngày 22/10, Viện Quan hệ quốc tế Hoàng gia Vương quốc Bỉ (Egmont), Truyền thông châu Á-Thái Bình Dương và Trung tâm châu Á tại Pháp đã tổ chức hội thảo với chủ đề " EU-ASEAN và Biển Đông, các tranh chấp lãnh thổ, sự cạnh tranh quyền lực và lợi ích kinh tế."
Hội thảo quy tụ gần 70 diễn giả là chuyên gia trong các lĩnh vực luật pháp và quan hệ quốc tế đến từ Cơ quan Hành động đối ngoại châu Âu (EEAS), Viện Nghiên cứu quốc tế Hoàng gia Anh (Chatham House), Viện Egmont của Bỉ, Quỹ Nghiên cứu chiến lược (FRS) và Trường Khoa học chính trị của Pháp.
Tại hội thảo, các diễn giả đã phân tích thực trạng Trung Quốc tiếp tục xây dựng các cơ sở quân sự trên các đảo nhân tạo phá vỡ nguyên trạng của khu vực Biển Đông cũng như các hành động đơn phương của Trung Quốc làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.
Các diễn giả nhất trí cho rằng giao thông hàng hải tại Biển Đông là huyết mạch quan trọng của thương mại thế giới và thực sự quan trọng đối với Liên minh châu Âu (EU). EU có thể hiện diện nhiều hơn trong khu vực với việc tập trung vào thương mại, tăng cường kết nối và giữ gìn an ninh, an toàn hàng hải.
Nhiều ý kiến cho rằng EU cần hợp tác với ASEAN thông qua Diễn đàn An ninh khu vực ASEAN (ARF), khuyến khích đa phương, tìm kiếm các giải pháp phù hợp để giải quyết tranh chấp.
Quan điểm của EU về vấn đề Biển Đông cũng được tái khẳng định tại hội thảo, trong đó nhấn mạnh bảo vệ quyền tự do hàng hải, kiên quyết tôn trọng luật pháp quốc tế, bao gồm luật biển và các phán quyết của tòa trọng tài, đồng thời khuyến khích giải quyết các tranh chấp trên biển một cách hòa bình, phản đối các hành động đơn phương có thể làm thay đổi hiện trạng dẫn tới làm gia tăng căng thẳng.
Thông qua hội thảo tại Brussels, các nhà tổ chức muốn thu hút sự chú ý của công luận châu Âu về tình hình căng thẳng thời gian gần đây ở Biển Đông do Trung Quốc có các hành động vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán cũng như cản trở các hoạt động dầu khí hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam và một số quốc gia ven biển khác trong khu vực./.
Theo Kim Chung (TTXVN/Vietnam )
Chủ tịch Hội Bỉ - Việt kêu gọi Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông Chủ tịch Hội Bỉ - Việt Pierre Gréga cho biết sẽ vận động chính quyền Bỉ và Liên minh châu Âu kêu gọi Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế và tôn trọng chủ quyền, lợi ích hợp pháp của Việt Nam tại Biển Đông. Đại sứ Vũ Anh Quang trao Huân chương Hữu nghị cho Hội Bỉ - Việt tại Bỉ...