Bị kỷ luật, phạt tiền do… “chê” lãnh đạo tỉnh trên facebook
UBND tỉnh An Giang vừa có Công văn đề nghị thông tin kết quả xử lý, chấn chỉnh 3 cán bộ, đảng viên lợi dụng việc sử dụng facebook để xúc phạm lãnh đạo tỉnh.
Cụ thể, bà Lê Thị Thùy T., giáo viên Trường THPT Long Xuyên, TP. Long Xuyên (An Giang) và ông Huỳnh Nguyễn Huy P., nhân viên Điện lực An Giang bị phạt mỗi người 5 triệu đồng. Riêng bà Phan Thị Kim N., Phó Văn phòng Sở Công thương An Giang do không trực tiếp vi phạm nên chỉ bị nhắc nhở. Ngoài bị xử phạt hành chính, 3 cán bộ trên còn bị xử lý kỷ luật về mặt Đảng và chính quyền.
Thông tin xử lý, chấn chỉnh cán bộ đảng viên lợi dụng việc sử dụng facebook được đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh An Giang.
Trước đó, vào khoảng tháng 10/2015, bà T. xem báo thấy nội dung “Thanh tra Chính phủ đề nghị kiểm điểm Chủ tịch tỉnh UBND tỉnh An Giang” nên đăng tải trên trang cá nhân facebook và bình luận, chê… gương mặt ông chủ tịch tỉnh này. Tiếp đó, ông P. và bà N. (sử dụng tài khoản facebook của chồng mình – PV) cũng vào bình luận.
Sau khi sự việc xảy ra, Đảng ủy Khối Dân chính Đảng đã tiến hành điều tra và xử lý 3 cán bộ, Đảng viên “lợi dụng việc sử dụng facebook xúc phạm uy tín, danh dự lãnh đạo tỉnh” tại văn bản số 58-CV/ĐUK ngày 28 tháng 10 năm 2015.
Video đang HOT
Đồng thời, UBND tỉnh An Giang cũng có công văn đề nghị Báo An Giang, Cổng Thông tin điện tử tỉnh phối hợp với các đơn vị liên quan thông tin kết quả xử lý, chấn chỉnh 3 cán bộ dùng mạng xã hội xúc phạm lãnh đạo tỉnh.
Thanh Lâm
Theo_Người Đưa Tin
Từ Aquafina Mỹ: Nước đóng chai ở VN được xử lý thế nào
Những ngày vừa qua, tin nhãn hàng Aquafina và Dasanni tại Mỹ công khai việc sử dụng nguồn nước máy để sản xuất nước đóng chai khiến dư luận xôn xao. Nhiều người băn khoăn: Việc xử lý nước đóng chai ở Việt Nam được thực hiện ra sao.
Phát ngôn viên Michelle Naughton của PepsiCo tại Mỹ cho rằng: "Nếu việc này (bổ sung thông tin nguồn nước nguyên liệu) giúp làm rõ thực tế nước đóng chai lấy từ nguồn nước công cộng thì đó cũng là việc hợp lý nên làm".
Phía PepsiCo cho biết nước nguyên liệu ban đầu họ sử dụng làm nước đóng chai cũng chính là nước máy thông thường. Tuy nhiên Aquafina là nước đóng chai được xử lý theo Quy trình bảy bước (Hydro 7) bao gồm quy trình thẩm thấu ngược và một loạt các quy trình lọc để loại bỏ các chất khoáng và một số tạp chất khác vẫn thường thấy trong nước máy sinh hoạt. Sự tinh lọc sẽ đảm bảo chặt chẽ chất lượng và cảm giác tươi mới cùng sự tiện dụng là sự khác biệt của loại nước này so với nước uống từ nước máy.
Nguồn: aquafina.com
Câu chuyện ở Mỹ hoàn toàn khác biệt so với thực tiễn ở Việt Nam bởi toàn bộ hệ thống nước máy tại Mỹ có thể uống trực tiếp từ vòi. Tuy nhiên, sẽ là liều lĩnh nếu ai đó dám uống nước trực tiếp từ vòi nước ở Việt Nam.
Tại Việt Nam "nước lã" như dân gian hay gọi, "nước uống đóng chai" và "nước khoáng" có gì khác nhau? Nước lã được dân gian hiểu nôm na là nước chưa được đun sôi hay qua xử lý. Tại nhiều gia đình, chúng ta thường có thói quen khi lấy nước từ giếng, nước máy (dù đã qua xử lý sơ bộ) nhưng vẫn đưa lên bếp đun sôi để sử dụng.
Ngày nay, đặc biệt tại các đô thị, người tiêu dùng thường xuyên sử dụng nước khoáng và nước đóng chai bởi tính tinh khiết và tiện dụng của các sản phẩm này. Vậy nước khoáng là gì? Theo Wikipedia, Nước khoáng là nước lấy từ nguồn suối khoáng, có thành phần gồm nhiều hợp chất muối và hợp chất lưu huỳnh và phải đóng chai tại nguồn.
Vậy nước đóng chai thì sao? Theo Thông tư Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Việt Nam đối với nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai thì: "Sản phẩm nước đóng chai được sử dụng để uống trực tiếp, có thể có chứa khoáng chất và carbon dioxyd (CO2) tự nhiên hoặc bổ sung nhưng không phải là nước khoáng thiên nhiên đóng chai và không chứa đường, các chất tạo ngọt, các chất tạo hương hoặc bất kỳ chất nào khác". Chất lượng nguồn nước sử dụng để sản xuất nước uống đóng chai phải đáp ứng các yêu cầu theo "chất lượng nước ăn uống" được ban hành bởi Bộ Y tế.
Như vậy "nguồn nước" sử dụng cho nước uống đóng chai có thể hiểu là nguồn nước ngầm từ giếng khoan, từ nguồn nước đã được xử lý công nghiệp (nhà máy nước cung cấp). Điểm mấu chốt mà nước uống đóng chai được sử dụng rộng rãi ngoài sự tiện dụng thì quan trọng hơn chính là việc nước đóng chai được xử lý theo quy trình như thế nào để đảm bảo chất lượng cho người sử dụng.
Đối với nước đóng chai của các cơ sở có uy tín, được cơ quan quản lý nhà nước cấp phép thì bắt buộc tối thiểu phải tuân thủ theo các quy định quản lý "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai" do Bộ Y Tế ban hành vào 2/6/2010 trong đó các chỉ số hóa lý và vi sinh đáp ứng an toàn vệ sinh thực phẩm.
Ví dụ các nhãn hiệu nước đóng chai quốc tế có uy tín thường được xử lý theo các quy trình như sau: Ngoài công đoạn như lọc qua hệ thống cát, than hoạt tính để khử màu, mùi, diệt khuẩn, chiếu UV để khử trùng đặc biệt là những loại vi khuẩn và ký sinh trùng kháng những chất diệt khử trùng, sau đó qua hệ thống RO lọc thẩm thấu ngược, sau khi nguồn nước đi qua hầu như loại bỏ tách ly tất cả độ đục, các ion, làm mềm nước hoàn toàn, sau đó tới công đoạn lọc 1 micron để loại bỏ những chất siêu nhỏ có kích thước chỉ bằng 1micron (0,001mm) và cuối cùng là là quá trình sục khí Ozon (O3) hấp phụ vào trong nước, với mục tiêu tiêu diệt hoàn toàn vi sinh vật hoặc các bào tử có thể phát sinh trong quá trình sản xuất. Sau đó nước sẽ được chiết trực tiếp vào chai và Ozon sẽ tự mất trong thời gian 48h sau khi được chiết.
Với quy trình như vậy, ngoài sự tiện dụng thì chất lượng nước uống đóng chai luôn được đảm về sự an toàn, độ tinh khiết so với các nguồn nước chưa qua xử lý hay thậm chí xử lý công nghiệp như nước máy tại Việt Nam.
Theo Vietnamnet
20 trường hợp tử vong vì ngộ độc thực phẩm trong 9 tháng Trong 9 tháng đầu năm 2015, cả nước đã xảy ra 129 vụ với 196 người mắc và 20 trường hợp tử vong do ngộ độc thực phẩm. Thông tin tại Hội nghị gặp gỡ báo chí phổ biến tuyên truyền về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, TS Lâm Quốc Hùng - Trưởng phòng Giám sát Ngộ độc thực phẩm...