‘Bí kíp’ tránh khô môi mùa hè
Bạn có biết chính ánh nắng gay gắt của mùa hè đã lấy đi sự mềm ẩm, bóng mượt, và tươi tắn của làn môi.
Khô môi là vấn đề thường gặp vì cơ thể chúng ta toát ra nhiều mồ hôi cho các hoạt động hàng ngày do đó việc dưỡng ẩm môi trong mùa hè là điều rất quan trọng, chúng ta cần chú trọng chăm sóc nhiều hơn. Dưới đây là một số bí kíp hữu ích giúp bạn có đôi môi tươi tắn, gợi cảm và tránh khô môi ngày nắng nóng.
1. Không liếm môi thường xuyên
Phản xạ liếm môi là thói quen của hầu hết chúng ta khi cảm thấy môi khô ráp, thói quen này không làm dưỡng ẩm môi mà ngược lại chỉ làm trầm trọng hơn tình trạng khô môi và nứt nẻ. Vì khi liếm môi, lớp nước bọt trên da sẽ khô nhanh hơn và càng làm môi trở nên khô và dễ làm bong tróc lớp da môi. Liếm môi nhiều thậm chí gây chảy máu môi và làm xấu đi làn môi của bạn. Hãy tránh liếm môi và nên bôi một lớp dưỡng ẩm mỏng lên môi mỗi ngày nhé.
2. Dùng son dưỡng môi vị bạc hà
Bạn nên lựa chọn sản phẩm son dưỡng môi có thành phần dưỡng ẩm vừa phải và có chỉ số chống nắng SPF để bảo vệ đôi môi bạn dưới ánh nắng gay gắt ngoài trời. Dùng son dưỡng môi có hương vị bạc hà có thể giảm thiểu khô môi tức thì, hoặc bạn có thể dùng dầu dưỡng ẩm tự nhiên chiết xuất từ dầu bạc hà sẽ cho bạn làn môi mềm bóng trong mùa hè.
3. Uống nhiều nước
Uống bổ sung nhiều nước trong mùa hè là điều quan trọng nhất. Để đảm bảo sức khỏe và duy trì làn môi căng tràn sức sống, chúng ta cần đảm bảo nhu cầu nước cho cơ thể, nên uống khoảng 2,5 đến 3 lít nước mỗi ngày.
Video đang HOT
4. Chọn màu son dưỡng phù hợp
Bất kì cô gái nào đều muốn trang điểm để có một làn môi tươi tắn đầy quyến rũ, điều quan trọng là hãy chọn màu son dưỡng phù hợp để tăng thêm độ ẩm tươi mới cho làn môi trở nên quyến rũ và giảm khô môi hiệu quả.
5. Tránh dùng mặt nạ thô ráp
Tránh sử dụng mặt nạ đắp mặt thô ráp vì nó không những gây tổn hại cho da mà còn đặc biệt gây khô đôi môi. Nếu bạn dùng mặt nạ để trị mụn trứng cá hoặc các bệnh về da khác, tránh bôi trực tiếp chất liệu đắp mặt lên đôi môi để bảo vệ làn môi tránh bị khô, thâm để lưu giữ màu môi luôn tươi tắn bạn nhé.
Theo TPO
Dấu hiệu tiền ung thư da do ánh nắng
Thói quen thích tắm nắng ngoài bãi biển, làm việc, đi lại quá nhiều dưới ánh nắng mặt trời có thể phá hủy làn da của bạn.
Quá trình này có thể làm biến đổi da gây dày sừng do ánh nắng, một dấu hiệu đầu tiên của ung thư da. Bạn có thể nhận biết về triệu chứng tiền ung thư da qua những dấu hiệu dưới đây.
1. Biểu hiện
Theo ThS Lê Hữu Doanh - Bộ môn Da liễu, Trường Đại học Y Hà Nội, dày sừng ánh nắng thường xuất hiện ở vùng da cơ thể thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời như vùng mặt, da đầu, mặt duỗi cẳng tay, mu tay.
Biểu hiện ban đầu của bệnh gồm: Một rát màu hồng, rám hoặc đôi khi không có thay đổi nào về màu sắc. Bề mặt da thô, khô, có ít vảy da.
2. Da sẫm màu cũng có thể mắc
Dày sừng ánh nắng thường xuất hiện ở người da sáng màu và trên 40 tuổi, đặc biệt có nhiều năm tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Ở một số nước với khí hậu nóng và nắng nhiều, 50% người da sáng màu (chủ yếu là người da trắng) có thể xuất hiện tổn thương dày sừng ánh nắng.
Tuy nhiên, dày sừng ánh nắng cũng có thể xuất hiện ở người da sẫm màu. Đôi khi, tổn thương dày sừng ánh nắng cũng gặp ở người trẻ tuổi do phải tiếp xúc nhiều và thường xuyên với ánh nắng mặt trời.
3. Dày sừng ánh nắng có điều trị được không?
Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều có thể gây hại cho làn da của bạn. Qua thời gian, tia cực tím có trong ánh nắng mặt trời có thể phá hủy các tế bào da, có thể dẫn đến bệnh dày sừng ánh nắng, tiến triển thành ung thư tế bào gai.
Ung thư tế bào gai có thể lan rộng, xâm lấn hoặc di căn. Điều này giải thích tại sao cần chẩn đoán sớm và điều trị dày sừng ánh nắng. Các phương pháp sau đây có thể được áp dụng cho điều trị dày sừng ánh nắng:
Hơn 90% các ung thư da xuất hiện ở vùng da tiếp xúc với ánh nắng. Ảnh: CHÍ CƯỜNG
Các tổn thương khu trú: Thường áp dụng điều trị áp lạnh Nitơ, đốt laser CO2, đốt điện. Với các tổn thương lan tỏa (đây là biểu hiện hay gặp của bệnh, ngoài ra, một số những biến đổi của dày sừng ánh nắng mà chưa phát hiện bằng mắt thường), việc điều trị các thuốc bôi như 5 FU (Fluorouracil), Immiquimod, quang động lực sẽ có hiệu quả tốt. Các phương pháp phẫu thuật thường ít được chỉ định điều trị dày sừng ánh nắng. Ngoài ra, phương pháp dùng hormone Melanotan cũng đang được nghiên cứu. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý, mọi phương pháp điều trị cần phải được theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa da liễu.
4. Phòng ngừa thế nào?
Cũng theo ThS Lê Hữu Doanh, khi hoạt động bên ngoài quá nhiều, việc tiếp xúc ánh nắng mặt trời có thể gây hại cho làn da của bạn. Ngoài tổn thương dày sừng ánh nắng, các biểu hiện khác do tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời như bỏng nắng, đỏ da, tăng sắc tố, nếp nhăn, khô da, ung thư da. Theo báo cáo, khoảng hơn 90% các ung thư da xuất hiện ở vùng da tiếp xúc với ánh nắng.
Nhằm ngăn ngừa bệnh dày sừng ánh nắng và các tổn hại khác trên da do tia cực tím có trong ánh sáng mặt trời gây nên, các bác sĩ chuyên khoa da liễu khuyên các bạn một số điểm lưu ý sau nhằm bảo vệ làn da của mình:
Tránh tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng, đặc biệt vào thời điểm mà nhiều ánh nắng nhất trong ngày (từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều).
Sử dụng kem chống nắng có chỉ số chống nắng (SPF) từ 15 trở lên. Bôi chất chống nắng ít nhất 15 đến 30 phút trước khi ra ngoài.
Sử dụng các kem chống nắng phổ rộng có thể bảo vệ chống lại cả tia cực tím UVA và UVB.
Phải bôi lại kem chống nắng sau 2 giờ, bôi cả khi trời có mây.
Khi ra ngoài, cần đội mũ rộng vành, mặc quần áo dài để hạn chế tiếp xúc với ánh nắng.
Theo TTVN
Những nguy cơ ít ai ngờ vì tránh nắng quá kỹ Nhận thức về tác hại của tia cực tím đang ngày càng tăng trong những năm gần đây, vì tia cực tím làm tăng nguy cơ ung thư da. Tuy nhiên xu hướng tránh nắng quá kỹ cũng khiến nhiều trẻ bị thiếu vitamin D. Số trường hợp còi xương tăng BS. Toru Yorifuji, Bệnh viện đa khoa thành phố Osaka (Nhật) cho...