Bí kíp giúp các cặp đôi đang cãi nhau không bị tan vỡ mà còn yêu thắm thiết hơn
Hờn giận, tranh cãi là gia vị cho tình yêu, thế nhưng nó chỉ trở thành thứ gia vị tốt khi chúng ta gia giảm có chừng mực.
Trong tình yêu, dù cả hai có yêu nhau đến mấy cũng không tránh khỏi những lúc cãi vã. Dù đúng hay sai, một người bạn trai/bạn gái tinh tế luôn biết cách để biến những cuộc tranh cãi trở thành gia vị tình yêu chứ không phải mồ chôn ái tình.
Vậy làm thế nào để tranh cãi có chừng mực, vừa có thể nói lên quan điểm của bản thân mà không làm tổn thương đối phương? Câu trả lời là bạn chỉ cần thay đổi cách mình “cãi nhau” với người ấy một chút thôi.
(Ảnh minh họa: Pinterest)
Trò đổ lỗi cho những thiếu sót hoặc bất hạnh của bạn cho người khác chỉ chứng tỏ một điều, bạn chưa đủ trưởng thành và có trách nhiệm với cuộc đời mình.
Nếu bạn thức dậy trễ vì người ấy quên đánh thức bạn, vậy là lỗi của ai? Những gì xảy ra xung quanh bạn đều do bạn chịu trách nhiệm. Giả sử không có người ấy thì bạn đổ lỗi cho ai bây giờ?
Trong lúc cãi vã, nhiều người dễ dàng không kiểm soát được lời nói, buông những câu độc địa, nặng nề về nhau. Thực tâm họ không có ý xấu, chủ yếu là muốn chọc tức đối phương bằng mọi cách.
Mỗi lần bạn buông lời xúc phạm đối phương một chút, thì tình yêu họ dành cho bạn cũng vơi đi ít nhiều. Đến một ngày, người ấy bỏ đi không nói một lời cũng chính vì những lời nói khó nghe lúc nóng giận của bạn mà ra.
(Ảnh minh họa: Pinterest)
Tập trung vào vấn đề cần giải quyết
Video đang HOT
Thật dễ dàng “đi lạc” từ cuộc xung đột này đến trận chiến khác, đặc biệt khi bạn bắt đầu đuối lý, bạn sẽ có thể chuyển hướng sang một vấn đề khác mà bạn không hề nhận ra điều đó.
Nhưng hành vi này chỉ càng làm đối phương thất vọng vì bạn quá vô lý và ương bướng. Đơn giản chỉ cần tập trung giải quyết vấn đề đang gặp phải và sau khi đã xong, đừng bao giờ nhắc lại.
(Ảnh minh họa: Pinterest)
Nếu hai bên cùng im lặng, hoặc công kích đối phương thì vấn đề sẽ mãi không bao giờ được giải quyết. Ai cũng có nhu cầu được lắng nghe tiếng lòng. Nếu cảm thấy mình chưa đủ bình tĩnh và kiên nhẫn lắng nghe nhau thì hãy đi ra ngoài. Chọn một thời điểm thích hợp khác để cả hai cùng lắng nghe nhau.
Đừng hả hê khi mình là người chiến thắng
(Ảnh minh họa: Pinterest)
Nếu bạn muốn chiến thắng bằng mọi giá, có khi cái giá phải trả chính là chia tay. Giữa việc hạnh phúc bên nhau và hả hê với chiến thắng một mình, bạn chọn cái nào? Học cách xin lỗi và chấp nhận lời xin lỗi với thái độ khiêm nhường sẽ giúp hai bạn gần gũi nhau hơn. Hãy dẹp bỏ bức tường ích kỷ xung quanh mình, vì nếu không bạn sẽ chỉ cô đơn hơn với nó mà thôi.
Khi một cặp đôi cãi vã, dù bạn đúng hay sai thì lời xin lỗi có sức lay động vô cùng lớn. Khi bạn nói được lời xin lỗi là lúc bạn hạ được cái “tôi” của mình xuống; và mong muốn hai người hòa hợp vui vẻ.
Đừng nghĩ, khi xin lỗi có nghĩa là mình đã sai; bởi thật ra, trong tình cảm thì đúng sai không quan trọng. Mà quan trọng chính là sau mỗi lần cãi vã, cả hai sẽ thấu hiểu, bao dung và yêu thương nhau hơn.
(Ảnh minh họa: Pinterest)
Nếu cảm thấy khó nói trực tiếp với người ấy, bạn có thể nhắn một cái tin yêu thương với một lời xin lỗi đáng yêu.
Im lặng và cho đối phương một khoảng thời gian
Không phải cuộc cãi vã nào cũng có thể giải hòa nhanh chóng. Dù bạn đã hạ cái tôi và “xuống nước” làm hòa, xin lỗi mà người ấy vẫn im lặng hay bỏ đi. Lúc đó, bạn cũng đừng cố tỏ ra điều gì nhé.
Hãy để người yêu có khoảng thời gian để suy nghĩ và tĩnh tâm lại. Không cần biết ai là người chiến thắng, khi bạn đã hạ cái tôi sau mỗi lần cãi vã, bạn chính là một người yêu tuyệt vời trong trái tim họ rồi.
3 dấu hiệu cho thấy hôn nhân đang vào hồi kết đầy bế tắc: Rõ mồn một qua thái độ, lời nói và cả chuyện giường chiếu
Hôn nhân không bất chợt tan thành mây khói. Sự rạn nứt luôn xuất hiện trước, chỉ là bạn có để ý hay không mà thôi.
Alfred Adler - Nhà tâm lý học nổi tiếng người Áo từng nói thế này: " Hôn nhân chính là sự hợp tác". Đôi lứa có thể bắt đầu đời sống vợ chồng nhờ tình yêu, nhưng dần dần, bạn sẽ nhận ra hôn nhân mà chỉ có tình yêu, chẳng bao giờ là đủ.
Chúng ta thường nghĩ hôn nhân tan vỡ vì tình yêu đã cạn, vì người thứ 3,... Cũng đúng chứ không sai, nhưng đó chỉ là bề nổi của tảng băng chìm. Trước khi cạn tình và mối quan hệ xuất hiện khoảng trống để người thứ 3 nhón chân vào, sẽ luôn có những dấu hiệu cảnh báo sự rạn nứt. Chỉ là người trong cuộc có để ý và nhận ra hay không mà thôi.
Và dưới đây là 3 dấu hiệu cho thấy hôn nhân đang dần tiệm cận tới bờ vực đổ vỡ mà chúng ta thường tặc lưỡi bỏ qua.
1. Chăn gối ngày càng nguội lạnh
Dễ thấy và cũng dễ cảm nhận nhất chính là chuyện ái ân của hai người ngày càng thưa thớt, chẳng còn hừng hực, háo hức như xưa. Thậm chí, chuyện ấy còn biến mất hoàn toàn, chăn ai người ấy đắp, mạnh ai người ấy ngủ.
Khi người ta bắt đầu biết chán nhau trong tâm tưởng, việc hòa vào nhau vừa là áp lực, vừa là gánh nặng.
Chúng ta đều biết tình dục có vai trò không nhỏ trong việc duy trì một cuộc hôn nhân hạnh phúc. Thế nên khi mối quan hệ bắt đầu rạn nứt, một trong hai người sẽ đáp lại ham muốn của đối phương bằng sự gắng gượng, dần dần là làm cho xong chuyện hoặc lắc đầu, từ chối thẳng thừng.
Lửa yêu như ngọn đèn leo lắt trước gió và rồi tắt hẳn luôn.
2. Dễ cãi vã dù chẳng vì điều gì to tát
Thuở tình cảm còn mặn nồng, "anh" và "em" sẽ trở thành "chúng ta". Chúng ta có chung mục tiêu trong cuộc sống, là sinh con, mua nhà, phấn đấu để chúng ta của hôm nay tốt hơn chúng ta của hôm qua.
Bất đồng có thể xuất hiện, cãi vã cũng chẳng ít. Đó là điều hoàn toàn dễ thấy khi hai cá thể riêng biệt chung sống dưới một mái nhà. Chẳng phải tự nhiên mà người xưa lại bảo thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn. Chỉ cần nhìn chung một hướng, phấn đấu chung một mục tiêu, khác biệt nào rồi cũng sẽ nhạt nhòa.
Nếu chẳng còn thuận lòng nữa, một hạt cơm vãi, một giỏ đồ chưa phơi hay thậm chí một lần hắt hơi cũng có thể khiến vợ chồng to tiếng, cãi nhau ngày này qua tháng khác. Những điều nhỏ nhặt đến mức tầm thường dần trở thành mồi lửa phóng hỏa đốt cả cuộc hôn nhân. Đó là lúc hai người không còn muốn phấn đấu cho bất kỳ mục tiêu chung nào nữa.
3. Không còn muốn trò chuyện, lắng nghe nhau
Đừng nghĩ rằng cứ phải cãi nhau to mới là tình trạng đáng lo. Chiến tranh lạnh thậm chí còn đáng sợ hơn nhiều. Chẳng còn những lần tâm sự, chồng kể vợ nghe chuyện công việc, vợ tỉ tê bày tỏ em muốn mua thứ này, thứ kia cho mình, cho con hoặc cho chúng ta.
Những cuộc trò chuyện tưởng chừng bâng quơ, trớt quớt thưa thớt dần. Bạn nghĩ rằng những mẩu chuyện đó là "nhảm nhí", không có cũng chẳng sao. Nhưng chẳng phải chúng ta chung sống với nhau, một phần vì muốn có người lắng nghe, tâm tình chuyện lớn chuyện nhỏ trong cuộc sống hay sao?
Việc ai người ấy lo, thích gì cũng tự sắm, khoảng cách vô hình giữa hai người dần lớn lên. Kết cục, chẳng cần nói thêm, có lẽ bạn cũng tự hiểu được rồi.
Bão tố chẳng bao giờ đột nhiên ập đến, luôn là những đám mây đen và cơn gió mạnh xuất hiện trước tiên. Rạn nứt trong tình cảm nói chung hay trong hôn nhân nói riêng cũng vậy. Người ta chẳng bao giờ lôi nhau ra tòa vì hôm qua cãi nhau một trận đùng đoàng. Chữ ký đặt vào tờ giấy ly hôn, nhiều khi vì những sự thờ ơ, bất đồng và im lặng dồn từ nén nhiều ngày.
Bởi thế, đừng để đám mây đen biến thành cơn bão giật cấp 13 khiến hôn nhân rơi xuống vực. Chúng ta luôn có thể trò chuyện, lắng nghe và duy trì một cuộc hôn nhân lành mạnh, hạnh phúc.
Chồng đang ăn thì hóc xương cá, tôi vội vàng lấy nước cho anh uống rồi bị mẹ chồng lườm cho "cháy mặt" Sau khoảnh khắc đó, tôi chỉ muốn có một cuộc sống vợ chồng riêng tư mà không xuất hiện thêm bất cứ ai... Mẹ chồng tôi là một người rất khó tính, khổ nỗi bà lại thương con trai hết mực, nên phận làm dâu như tôi chịu nhiều khổ sở. Khi nghe chồng nói sẽ phải sống cùng với bố mẹ anh...