Bí kíp điều trị tật xấu “ngáy to như sấm” khi ngủ
Tật xấu này gây ảnh hưởng tới người xung quanh chúng ta đấy nhé!
Tìm hiểu về tật ngủ ngáy
Ngủ ngáy là tật phát ra âm thanh qua đường thở khi ngủ. Nguyên nhân của điều này là do không khí được đưa đến sau họng và phải đi qua một đoạn hẹp, khiến nó tăng vận tốc, tạo nên một áp lực âm, kéo mặt hầu và lưỡi gà mềm về phía sau. Sự vận động khi thở ra – hít vào sẽ tạo ra rung động của lưỡi gà và màn hầu, từ đó gây nên tiếng ngáy.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân của tật ngủ ngáy thường do những bất thường về mặt giải phẫu trong mũi và do sử dụng một số chất kích thích như rượu, bia… khiến các cơ quan trong họng bị lỏng lẻo, dẫn đến tình trạng ngáy.
Việc ngủ ngáy không chỉ gây khó chịu cho những người xung quanh khi ngủ cùng, mà nó còn thể hiện những điều rất đáng lo ngại về sức khỏe của người ngủ ngáy. Những người như vậy thường cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ, thiếu tỉnh táo khi thức dậy. Điều này khiến cho hiệu quả học tập và làm việc bị giảm sút và còn có thể gây nguy hiểm khi chúng ta điều khiển các phương tiện giao thông.
Nghiêm trọng hơn, ngủ ngáy còn là biểu hiện của chứng ngưng thở, có thể dẫn đến tình trạng đột tử trong đêm. Vì vậy, chúng mình không nên chủ quan mà hãy đến khám bác sĩ và có các biện pháp điều trị nhé!
Các cách để “điều trị” tật ngủ ngáy
Uống nước ấm trước khi đi ngủ
Video đang HOT
Uống nước ấm trước khi đi ngủ là một trong những cách để “điều trị” tật ngủ ngáy. Nó giúp tạo độ ẩm cho cổ họng, làm hạn chế tình trạng ngáy khi ngủ. Các bạn cũng có thể uống trà nóng như trà xanh, trà hoa cúc, trà thảo mộc… Chúng không chỉ có tác dụng giữ ẩm cho cổ họng mà còn làm cho giấc ngủ sâu hơn, từ đó “đẩy lùi” tình trạng ngủ ngáy.
Ngoài ra, trước khi ngủ, các bạn không nên sử dụng các loại thuốc an thần và đồ uống có cồn. Đây được coi là “kẻ thù” gây kích thích và làm ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh. Chúng chính là “thủ phạm” khiến cho các cơ ở cổ họng bị nới lỏng hơn và gây nên chứng ngủ ngáy đấy!
Giảm cân (đối với người béo phì)
Thừa cân là một trong những nguyên nhân tiềm ẩn gây ra tật xấu ngủ ngáy. Những người này thường có phần cổ to và dày, khiến đường hô hấp bị hẹp hơn, dễ gây nên những âm rung khi lưỡi và họng tiếp xúc với phần mềm là vòm miệng và lưỡi gà. Vì thế, nếu bạn thuộc tuýp người có cân nặng dư thừa thì hãy lưu ý nhé!
Các bạn nên thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau củ và hoa quả, hạn chế dầu mỡ… Ngoài ra, chúng mình cũng nên tập luyện thể thao một cách thường xuyên và đều đặn. Điều này vừa có tác dụng giảm béo, vừa giúp rèn luyện sức khỏe.
Thay đổi tư thế ngủ
Theo các chuyên gia, ngủ ở tư thế nằm ngửa thường có xu hướng ngáy nhiều hơn. Nguyên nhân của điều này là do khi đó, hàm dưới có khuynh hướng trễ xuống, khiến bạn há miệng và dễ ngáy hơn. Thay vào đó, tư thế ngủ nằm nghiêng sẽ giúp hạn chế điều này.
Ngoài ra, chúng mình cũng nên nằm gối cao hơn một chút để các luồng khi trong cổ họng di chuyển dễ dàng hơn theo đường thẳng. Cách này cũng giúp hạn chế tật ngủ ngáy đấy!
Xây dựng nếp sống lành mạnh
Nếp sống lành mạnh cũng góp phần hạn chế chứng ngủ ngáy. Các bạn nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, luyện tập thường xuyên, tham gia các hoạt động ngoài trời… Bên cạnh đó, chúng mình cần hết sức hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
Đặc biệt, việc giữ cho tinh thần luôn thoải mái cũng là một điều rất quan trọng. Nó giúp chúng ta ngủ ngon hơn, từ đó góp phần “điều trị” tật ngủ ngáy hiệu quả hơn đấy!
Theo Thanhnien
Ngủ nhiều: Sức khỏe có vấn đề
Chúng ta thường cho rằng ngủ là trạng thái nghỉ ngơi cả về thể chất lẫn tinh thần nên thói quen ngủ nhiều không thể tạo nên bệnh. Nhưng lúc nào cũng buồn ngủ hoặc ngủ quá nhiều trong ngày là biểu hiện sức khỏe đang có vấn đề, cảnh báo nguy cơ nhiều bệnh nguy hiểm.
Nửa năm trở lại đây, chị N. bị rơi vào trạng thái ngủ nhiều không thể kiểm soát được. Những cơn buồn ngủ kéo dài làm hiệu quả công việc của chị giảm sút nghiêm trọng. Mặc dù mỗi ngày chị ngủ không dưới 10 giờ đồng hồ nhưng lúc nào chị cũng cảm thấy thèm ngủ. Nếu cho chị ngủ thoải mái thì một ngày chị có thể ngủ hơn 12 tiếng. Chị N. chỉ nghĩ vì công việc của mình quá căng thẳng và mệt mỏi nên thói quen ngủ nhiều xuất hiện là chuyện bình thường chứ không phải bệnh.
Ảnh chỉ mang tính minh họa
Theo các chuyên gia, giấc ngủ đầy đủ là một cách quan trọng để giúp chúng ta giảm thiểu mệt mỏi và lấy lại năng lượng sau một ngày làm việc. Tuy nhiên, không có nghĩa ngủ nhiều sẽ đem lại lợi ích cho bạn. Cuộc sống hiện đại và hối hả ngày nay, ngủ nhiều là bệnh thường được bỏ qua và hiểu nhầm là do áp lực căng thẳng của công việc gắn với thói quen của mỗi người, nhưng thực chất đây là một trong những biểu biện bất thường của sức khỏe.
Theo Ths. Đinh Hữu Huân, Bệnh viện Tâm thần I Trung ương, lứa tuổi bình thường người ta thường ngủ từ 6 - 8 tiếng mỗi ngày, còn ở trẻ em ngủ từ 8 - 12 tiếng mỗi ngày. Khi người lớn ngủ quá 12 tiếng mỗi ngày, trẻ em ngủ quá 18 tiếng mỗi ngày thì gọi là ngủ nhiều.
Trong não của những người ngủ nhiều thường thiếu một chất dẫn truyền thần kinh có tên là Orexin. Chất này có nhiệm vụ làm cho con người thức tỉnh nhưng ở những người ngủ nhiều chất này bị thiếu hụt nên làm cho người bệnh rơi vào trạng thái ngủ nhiểu. Hậu quả để lại cho người bệnh là có thể mất việc ở cơ quan vì sự chểnh mảng, buồn ngủ. Đối với trẻ em thì dễ sao nhãng việc học hành.
Để tránh trường hợp ngủ nhiều các chuyên gia đưa ra lời khuyên:
- Ngủ nhiều hơn 8 tiếng mỗi ngày thì bạn nên gặp bác sỹ để tư vấn ngay.
- Nếu nguyên nhân khiến ngủ nhiều là do đang dùng các chất gây nghiện cần từ bỏ các chất này càng sớm càng tốt.
- Cần tạo thói quen đi ngủ và thức dậy một cách thật khoa học và hợp lý.
- Mát xa hoặc đọc sách trước khi ngủ để giấc ngủ sâu hơn và dễ thức dậy hơn.
Theo TNO
Nam giới ngủ bù, tránh được bệnh tiểu đường Rất nhiều thông tin y học cho rằng, tình trạng thiếu ngủ cả tuần không thể bù đắp bằng cách ngủ bù vào ngày nghỉ, tuy nhiên theo một nghiên cứu mới, việc ngủ bù có thể giảm phần nào nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Theo kết luận từ nghiên cứu này, một người đàn ông thường thiếu ngủ, nếu 3 buổi...