Bí kíp cứu dạ dày mùa tiệc tất niên
Trong cuộc nhậu, nhiều người thường chỉ mải uống mà quên ăn. Đây là sai lầm vô cùng nghiêm trọng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng do hạ đường má.u.
Rượu gây hại cho cơ thể như thế nào?
Rượu xâm nhập vào tế bào của bạn một cách dễ dàng. Nó có thể làm hỏng ADN của bạn và tạo ra những thay đổi khác nhau trong cơ thể bạn.
Cụ thể:
- Hóa chất độc hại: Khi cơ thể bạn phá vỡ etanol trong rượu, nó sẽ tạo ra một hợp chất được cho là gây ung thư.
- Đột biến ADN: Rượu có thể gây kích ứng và làm viêm các cơ quan và mô của bạn. Khi cơ thể cố gắng tự sửa chữa, nó có thể tạo ra những sai lầm trong ADN của bạn khiến các tế bào ung thư phát triển.
- Nội tiết tố: Rượu có thể làm tăng nồng độ estrogen ở phụ nữ, có thể thúc đẩy sự phát triển của ung thư.
- Các chất dinh dưỡng: Rượu làm cho cơ thể kém khả năng hấp thụ các vitamin quan trọng và các chất dinh dưỡng khác có thể ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư. Chúng bao gồm folate, một loại vitamin B.
- Tăng cân: Rượu chứa rất nhiều calo. Thừa cân hoặc béo phì có liên quan đến nhiều loại ung thư.
Rượu bia làm phá hủy lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, không chỉ vậy, chúng làm tăng tiết acid gây phá hủy niêm mạc dạ dày, gây viêm loét và các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, đầy chướng, nóng rát, mất cảm giác thèm ăn.
Với những người bệnh đã có sẵn vấn đề viêm loét, thường xuyên uống rượu bia sẽ gây tăng áp lực CO2 tại dạ dày, tăng tấ.n côn.g vào vết tổn thương và làm cho chúng nghiêm trọng hơn. Hệ quả là bệnh trầm trọng hơn, có thể dẫn tới tình trạng xuất huyết, thủng dạ dày.
Video đang HOT
Uống quá nhiều rượu bia mà không ăn có thể dẫn đến hạ đường huyết (Ảnh minh họa: N.P).
Mẹo giúp bảo vệ dạ dày
Đừng bỏ đói trước khi uống
Theo TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai ( Hà Nội), nhiều bệnh nhân trẻ vào viện cấp cứu do ngộ độc rượu thường uống rượu mà không ăn, bỏ bữa, dẫn đến hạ đường má.u. Có trường hợp được chuyển vào viện trong tình trạng đường má.u về gần như bằng 0, không còn đường trong người.
Bản thân rượu gây hạ đường má.u. Ngoài ra, uống rượu tạo cảm giác no giả, trong khi thực ra cơ thể đang đói, dẫn tới người uống không ăn, khi về nhà thì say lăn ra ngủ, bỏ bữa tiếp.
Tình trạng hạ đường huyết nghiêm trọng có thể dẫn đến tổn thương não, hôn mê, thậm chí dẫn tới t.ử von.g. Ngoài ra, việc bị nôn nhiều, mất nước nhiều cũng dễ dẫn đến suy thận, tụt huyết áp. Trường hợp nào bị hôn mê sâu, nằm lâu thì có thể dẫn đến tổn thương cơ, tiêu cơ vân, suy thận…
Vì thế, không nên uống rượu với bụng rỗng, hãy lót dạ bằng trái cây, salad hoặc một chén cháo nhỏ.
BS Nguyên cũng lưu ý uống vào phải ăn, đặc biệt thức ăn giàu năng lượng nguồn gốc từ tinh bột để tránh hạ đường huyết như cơm, cháo. Đây là điều rất quan trọng.
Uống nước, đừng chỉ uống bia
Cứ một ly bia, bạn uống một ly nước lọc vừa giải khát, vừa giúp gan làm việc dễ thở hơn.
Theo Forbes, rượu là chất lợi tiểu và gây mất nước. Uống một cốc nước giữa các lần uống để giữ nước và giúp ngăn ngừa những tác dụng phụ khó chịu do mất nước.
Theo EatingWell, mặc dù không có nghiên cứu nào chứng minh rằng nước có thể giúp hết say rượu, nhưng việc thay đổi giữa một cốc bia, rượu và một cốc nước có thể giúp bạn uống ít rượu hơn. Tuy nhiên, uống ít rượu là cách tốt nhất để tránh say rượu.
TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam cho biết nước lọc giúp bù đắp lượng nước đã mất, đồng thời pha loãng nồng độ cồn trong má.u giúp đỡ say hơn. Không nên sử dụng những đồ uống có ga hoặc nước soda vì những đồ uống này chứa carbon dioxide khiến quá trình hấp thu cồn nhanh hơn.
Hạn chế ăn kèm các đồ muối chua, cay
Các đồ muối chua, cay dễ gây kích ứng dạ dày khi uống rượu bia, bạn cần tránh.
Capsaicin là hoạt chất có trong ớt làm kích thích dạ dày và ruột. Khi kết hợp với rượu, tác động sẽ lớn hơn nhiều. Chất cồn làm giãn các cơ vòng thực quản và tạo điều kiện cho acid trào ngược gây ợ nóng, trào ngược, hoặc các tình trạng tồi tệ hơn.
Rượu bia vừa đủ, đừng quá liều
Rượu là một chất ảnh hưởng rất nhiều đến các chức năng của cơ thể. Nó có thể ảnh hưởng đến não gây ức chế thần kinh trung ương, gây hôn mê, ảnh hưởng chức năng hô hấp gây ngừng thở, thở yếu, ảnh hưởng chức năng tim mạch, tụt huyết áp, ảnh hưởng đến đường má.u chuyển hóa gây hạ đường huyết, hạ thân nhiệt…
Nó cũng là một chất làm mất khả năng kiểm soát, thậm chí chỉ uống ít.
BS Nguyên khuyên, chúng ta nên cố gắng hạn chế tối đa việc uống rượu. Sau khi uống thì không được điều khiển phương tiện giao thông. Người mắc bệnh lý về tim, động kinh, hô hấp, thể trạng gầy yếu… không nên uống rượu vì khi đã bị ngộ độc rượu thì thường rất nặng.
Nếu bắt buộc phải uống thì cố gắng uống ít nhất có thể. Cụ thể, một ngày nam giới trưởng thành không nên uống quá 50ml rượu loại 40 độ, với nữ giới chỉ là một nửa trở lại của nam giới. Với bia thì ở nam giới là khoảng 400ml loại 8 độ, nữ giới cũng chỉ tương đương một nửa trở lại.
Thói quen tưởng chừng vô hại gây ra hậu quả khôn lường cho trẻ
Gần đây, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã tiếp nhận và điều trị một số trường hợp trẻ nhỏ mắc phải hội chứng rapunzel (Hội chứng công chúa tóc mây) - một căn bệnh hiếm gặp gây ra bởi thói quen nhổ và ăn tóc.
Ảnh minh họa.
Đây là hội chứng tâm lý đặc biệt nguy hiểm, khi tóc tích tụ trong hệ tiêu hóa gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.
Trường hợp điển hình là bé H.T.P.T (8 tuổ.i, trú tại Đô Lương, Nghệ An). Gia đình phát hiện bé thường xuyên nhổ tóc, ngậm tóc kèm triệu chứng đau bụng, nôn mửa, sút cân và đã đưa bé đến Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An. Kết quả nội soi tiêu hóa cho thấy trong dạ dày của bé có một khối dị vật gồm búi tóc kết hợp với thức ăn. Bằng phương pháp nội soi, các bác sĩ đã gắp thành công dị vật ra khỏi dạ dày bé.
Trường hợp khác là bé N.P.V (5 tuổ.i, Yên Thành, Nghệ An), nhập viện với các triệu chứng đau bụng và nôn nhiều. Sau khi chuyển từ bệnh viện tuyến huyện lên Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, các bác sĩ phát hiện trong dạ dày của bé có một búi tóc lớn kích thước 40 x 50 mm kéo dài xuống tá tràng. Do kích thước và tính chất phức tạp của khối dị vật, bác sĩ đã phải tiến hành phẫu thuật để loại bỏ hoàn toàn khối tóc.
Cả hai bệnh nhân đều được điều trị thành công và xuất viện với sức khỏe ổn định. Tuy nhiên, những trường hợp này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về mức độ nguy hiểm của hội chứng rapunzel.
Theo BSCKI Võ Thị Thu Hà - Phó Trưởng khoa Thăm dò chức năng, hội chứng rapunzel thường xuất hiện ở trẻ dưới 16 tuổ.i, đặc biệt là các b.é gá.i. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến cơ thể mà còn xuất phát từ các vấn đề tâm lý như căng thẳng, lo âu. Tóc, khi nuốt vào, không thể tiêu hóa được, dễ dẫn đến tắc nghẽn đường ruột, gây thiếu dinh dưỡng, thiếu má.u và các biến chứng nghiêm trọng như nhiễ.m trùn.g hay viêm phúc mạc...
Để điều trị hội chứng rapunzel, cần kết hợp giữa phẫu thuật loại bỏ búi tóc và liệu pháp tâm lý để giải quyết tận gốc nguyên nhân gây bệnh. Nếu không được điều trị triệt để, bệnh có nguy cơ tái phát cao.
Các bậc phụ huynh cần chú ý đến những biểu hiện bất thường ở trẻ như thói quen nhổ, ăn tóc hoặc đau bụng kéo dài. Khi phát hiện dấu hiệu bất thường, nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để bệnh tiến triển gây hậu quả nghiêm trọng.
Vụ ngộ độc rượu ở Vũng Tàu: Methanol cao gấp 2.353 lần Liên quan đến vụ ngộ độc rượu xảy ra tại TP. Vũng Tàu, sau xét nghiệm, cơ quan chức năng phát hiện chất methanol trong mẫu rượu cao gấp 2.353 lần. Ngày 27/12, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có báo cáo kết luận về 4 trường hợp ngộ độc rượu tại phường 11, TP. Vũng Tàu. Theo đó, Chi cục...