Bí kíp cách ly F1 tại nhà giúp Hàn Quốc kiểm soát Covid-19
Cuối tháng 2/2020, khi số ca nhiễm nCoV tại Hàn Quốc cao thứ hai thế giới vì một giáo phái, hàng nghìn tín đồ được yêu cầu tự cách ly.
Chỉ một tháng sau, đợt bùng phát tại Hàn Quốc đã được kiểm soát hiệu quả. Trong hai tuần đầu tiên của tháng 3/2020, số ca nhiễm nCoV mới hàng ngày giảm từ 800 xuống dưới 100. Ngày 15/4/2020, Hàn Quốc tổ chức thành công cuộc bầu cử quốc hội với tỷ lệ cử tri đi bầu cao nhất trong ba thập kỷ, mà không gây ra làn sóng lây nhiễm mới.
Các cuộc khủng hoảng y tế cộng đồng, bao gồm đại dịch SARS (hội chứng hô hấp cấp tính nặng) năm 2002, dịch cúm H1N1 năm 2009 và MERS (hội chứng hô hấp cấp Trung Đông) năm 2015 đã giúp Hàn Quốc tích lũy những kinh nghiệm quý giá trong phòng chống bệnh truyền nhiễm, bao gồm công tác xét nghiệm nhanh, truy vết tiếp xúc và cách ly bắt buộc.
Để tách những người có nguy cơ nhiễm virus khỏi cộng đồng khỏe mạnh, cũng như các ca nhiễm nhẹ và những trường hợp nghiêm trọng hơn, Hàn Quốc chia mọi người thành các nhóm khác nhau. Những ca nhiễm nghiêm trọng nhất được đưa đến bệnh viện, các ca nhẹ hơn được cách ly tập trung. Trong khi đó, những người tiếp xúc gần và không có triệu chứng được yêu cầu tự cách ly tại nhà.
Hiệu quả của chiến lược chống Covid-19 tại Hàn Quốc được chứng minh vào tháng 4/2020, khi một người đàn ông 58 tuổi từng đi bầu cử và đến vài nhà hàng được phát hiện nhiễm nCoV. Trong vòng 48 giờ, giới chức xác định hơn 1.000 người có khả năng đã tiếp xúc ca nhiễm này, thu thập lịch trình một số người. Tất cả đều được hướng dẫn tự cách ly. Đến cuối tháng đó, Hàn Quốc không còn ghi nhận cụm dịch mới nào.
Người dân đi bộ gần một phố hoa anh đào bị đóng cửa để phòng chống Covid-19 tại Seoul, Hàn Quốc, hôm 1/4. Ảnh: Reuters .
Theo hướng dẫn của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc, bất cứ ai từng tiếp xúc với ca nhiễm nCoV, hay còn gọi là F1 đều phải tự cách ly bắt buộc trong 14 ngày. “Tiếp xúc” được định nghĩa là từng ở trong phạm vi 2 mét xung quanh ca nhiễm, hoặc từng ở cùng phòng lúc ca nhiễm ho.
Video đang HOT
Các F1 sẽ nhận thông báo cách ly từ lãnh đạo tỉnh thành hoặc địa phương quản lý, kèm theo quy định cách ly cụ thể. Nếu người cần cách ly do tiếp xúc gần không có nơi lưu trú phù hợp, họ sẽ thông báo lại cho giới chức để được thu xếp đến một cơ sở tự cách ly, hoặc phòng riêng tại bệnh viện địa phương. Chi phí tự cách ly được chính quyền hỗ trợ và người phải cách ly cũng có quyền nhận nghỉ phép có lương với chủ lao động.
Với chính sách cách ly “không khoan nhượng”, luật pháp Hàn Quốc cấm người đang cách ly rời khỏi vị trí, thường là nhà của họ, đồng thời nghiêm túc tuân thủ yêu cầu tránh xa người khác, bao gồm các thành viên trong gia đình. Họ phải sử dụng phòng tắm, bát đĩa, khăn tắm riêng với người cùng nhà.
Những người tự cách ly được giao cho một cán bộ thuộc chính quyền địa phương quản lý. Ban đầu, cán bộ kiểm tra hai lần mỗi ngày bằng cách liên lạc qua điện thoại, để xem người tự cách ly có bất kỳ triệu chứng nào không. Nếu có, các nhóm xét nghiệm lưu động sẽ tới lấy mẫu.
Nỗ lực kiểm soát Covid-19 sau đó được hỗ trợ đáng kể nhờ một ứng dụng trên smartphone có tên Bảo vệ An toàn Tự cách ly , do Bộ Nội vụ và An toàn Hàn Quốc phát triển. Giới chức cho biết ứng dụng này giúp họ đối phó số ca nhiễm ngày càng tăng và ngăn chặn tình huống “siêu lây nhiễm”.
Những người đang tự cách ly được yêu cầu cài đặt ứng dụng trong 14 ngày, để liên lạc và cập nhật thông tin cho cán bộ quản lý. Ứng dụng còn tích hợp GPS giúp theo dõi vị trí, nhằm đảm bảo họ không rời khu vực cách ly. Nếu tình huống đó xảy ra, một cảnh báo sẽ được gửi tới cả người đang tự cách ly và cán bộ quản lý.
Người vi phạm quy định cách ly sẽ bị yêu cầu đeo vòng tay điện tử kết nối với ứng dụng. Nếu họ không ở cùng vị trí với thiết bị di động, cán bộ quản lý sẽ nhận được thông báo. Theo luật pháp Hàn Quốc, trường hợp vi phạm có thể đối diện mức án một năm tù hoặc phạt hành chính gần 9.000 USD.
“Số người tự cách ly trên toàn quốc đã lên tới khoảng 30.000, trong khi nguồn nhân lực chịu trách nhiệm giám sát tại địa phương bị hạn chế. Ứng dụng này là công cụ hỗ trợ giúp công tác quản lý hiệu quả hơn”, Jung Chang-hyun, quan chức chính phủ giám sát việc phát triển ứng dụng, cho biết hồi tháng 3/2020.
Tuy nhiên, chính quyền không bắt buộc cài đặt ứng dụng, bởi một số người có thể gặp khó khăn trong việc tải xuống hoặc sử dụng nó. Hệ thống giám sát thông qua các cuộc gọi điện truyền thống vẫn được duy trì. Ngoài ra, giới chức cho biết họ tiếp cận linh hoạt với việc theo dõi qua GPS, thay vì thực thi quy định một cách hà khắc.
“Mọi người có thể cố ý rời khỏi khu vực cách ly, nhưng cũng có khả năng xảy ra nhầm lẫn. Tuy nhiên, do nguy cơ lây nhiễm thứ cấp, chúng tôi hy vọng ứng dụng có thể giúp ngăn chặn những sự cố không cần thiết một cách có tổ chức hơn”, Jung giải thích.
Ngoài kiểm tra tình trạng sức khỏe của người đang tự cách ly hai lần mỗi ngày, đội ngũ cán bộ quản lý còn cung cấp những hỗ trợ khác, bao gồm thực phẩm, đồ vệ sinh cá nhân, dịch vụ phát video trực tuyến để giải trí và dịch vụ tư vấn tâm lý. Xuyên suốt đại dịch, Hàn Quốc luôn chú trọng vấn đề sức khỏe tâm lý cho người dân, thiết lập các đường dây nóng cho những người bị cách ly ngay từ tháng 1/2020, đồng thời duy trì một nhóm hỗ trợ tâm lý quốc gia.
Yung In Chae, một biên tập viên người Hàn Quốc, cho biết xét nghiệm, truy vết và cách ly là ba trụ cột chính trong chính sách y tế cộng đồng của Hàn Quốc. Tuy nhiên, theo Yung, yếu tố giúp nước này kiểm soát thành công đại dịch là lòng tin giữa chính phủ và công chúng .
Suốt nhiều tháng, Bộ Y tế Hàn Quốc đã tổ chức họp báo hàng ngày để cập nhật thông tin cho người dân và truyền đạt những biện pháp phòng dịch tốt nhất, như giãn cách xã hội và rửa tay thường xuyên, tạo dựng lòng tin với cộng đồng. Ngược lại, chính phủ được đánh giá cũng tin tưởng công chúng hành động có trách nhiệm.
Sau khi Covid-19 vừa bùng phát, Paul Choi, một nhà tư vấn sống tại thủ đô Seoul, cho biết tàu điện ngầm đã bớt đông đúc hơn nhiều, các cuộc tụ tập lớn tại quán bar và nhà hàng cũng không còn. Mọi người dường như đều thể hiện sự đồng lòng chống dịch một cách nhanh chóng.
“Chúng tôi vẫn còn ký ức về MERS, cũng như những dịch bệnh khác, và hiểu rằng đây là một cuộc chạy đường dài. Mọi thứ đã tốt hơn trước, bởi toàn xã hội đang chiến đấu cùng nhau”, Choi giải thích.
Việt Nam đề nghị Hàn Quốc ưu tiên chia sẻ vắc xin, hỗ trợ ODA
Thông điệp được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong buổi tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Chung Eui Yong tại trụ sở Chính phủ ngày 23-6.
Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Chung Eui Yong (trái) và Thủ tướng Phạm Minh Chính ngày 23-6 - Ảnh: TTXVN
Tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Chung Eui Yong tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng những kết quả phòng chống dịch, khôi phục kinh tế của Hàn Quốc và đánh giá cao "Chính sách hướng Nam mới tăng cường" của nước này.
Thủ tướng nhấn mạnh hai bên cần tiếp tục củng cố và tăng cường lòng tin chính trị để từ đó thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác khác xứng tầm với quan hệ và tiềm lực của hai nước.
Về thương mại, Thủ tướng đề nghị sớm hoàn thành mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 100 tỉ USD theo hướng cân bằng, bền vững, hiệu quả, trong đó Hàn Quốc ưu tiên nhập khẩu các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh, đặc biệt nông sản.
Theo chiều ngược lại, Thủ tướng khẳng định Chính phủ Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp tục đầu tư và mở rộng quy mô đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt về chuyển đổi số, công nghiệp chế biến, chế tạo, năng lượng tái tạo, y học...
"Thủ tướng bày tỏ cảm ơn và mong muốn Chính phủ Hàn Quốc tiếp tục hỗ trợ ODA cho Việt Nam, tiếp nhận và mở rộng các hình thức hợp tác lao động Việt Nam tại Hàn Quốc; hỗ trợ rà phá bom mìn sau chiến tranh...", Bộ Ngoại giao Việt Nam thông tin.
Bộ trưởng Chung Eui Yong, người đang thăm chính thức Việt Nam từ ngày 21 tới 23-6, khẳng định Chính phủ Hàn Quốc luôn coi Việt Nam vừa là đối tác hợp tác chiến lược, vừa là đối tác trọng tâm trong "Chính sách hướng Nam mới tăng cường".
Ông cho biết Hàn Quốc sẵn sàng thúc đẩy hợp tác song phương với mong muốn hướng tới xây dựng "đối tác hợp tác chiến lược toàn diện".
Về các vấn đề khu vực và quốc tế, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Chung Eui Yong nhất trí hai nước có cùng quan điểm về tăng cường hợp tác tại các diễn đàn đa phương, bảo vệ hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không và thượng tôn pháp luật trên Biển Đông, bao gồm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Chung Eui Yong cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu lực, hiệu quả, phù hợp luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982, đóng góp vào thúc đẩy đối thoại, hợp tác góp phần phi hạt nhân hóa trên Bán đảo Triều Tiên.
Hàn Quốc đề nghị nâng cấp quan hệ ngoại giao với Việt Nam Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Park Byeong Seug ngày 23-6 cho biết Hàn Quốc mong muốn nâng cấp quan hệ ngoại giao với Việt Nam lên đối tác chiến lược toàn diện, từ quan hệ đối tác hợp tác chiến lược hiện nay. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại cuộc hội đàm trực tuyến với Chủ tịch Quốc hội Hàn...