Bí kíp biến cá sấu thành bạn của người đàn ông 65 tuổi
Một người đàn ông ở Pennsylvania (Mỹ) sống cùng với cá sấu đang chứng minh cho mọi người thấy dùng cá sấu làm động vật hỗ trợ cảm xúc có thể vừa hơi đáng sợ nhưng cũng đem lại sự thoải mái.
Ông Joie Henney, 65 tuổi, ở Strinestown, Pennsylvania, sống với hai cá sấu, một trong số đó là động vật hỗ trợ cảm xúc dài 4,5 mét, có tên Wally.
Ông Henney – người sở hữu chương trình truyền hình săn bắn và câu cá Joie Henney’s Outwhere trong hơn 10 năm – trở thành chủ sở hữu của Wally từ tháng 9/2015, sau khi một người bạn giải cứu con cá sấu từ Florida hỏi liệu ông có muốn sống cùng cá sấu không.
Ảnh minh họa.
Henney từng tham gia giải cứu cá sấu ở Pennsylvania trước khi nhận nuôi Wally. Ông nói với tờ York Daily Record rằng mình “luôn thích” cá sấu.
Khi cá sấu Wally được đưa về nhà ông Henney, nó chỉ khoảng 14 tháng tuổi, dài khoảng một mét rưỡi và dường như sợ hãi mọi thứ – giống như phản ứng của chó hoặc mèo khi tới một môi trường mới.
Henney cho biết ban đầu ông phải dùng kẹp khi tiếp xúc với Wally để tránh khả năng bị con vật cắn mất ngón tay hoặc bất kỳ bộ phận nào khác của cơ thể, dù ông cho rằng Wally chưa bao giờ cắn chủ nhân hoặc ai khác.
Mặc dù Henney không thể cho thú cưng của mình ăn, nhưng ông nói mình có thể bế cá sấu và vuốt ve nó.
Ông Henney đã mất khoảng 1 tháng để thuần hóa Wally. “Cá sấu giống như một con chó nhỏ đi theo tôi quanh nhà”, ông nói.
Wally coi tủ bếp trống rỗng là nhà của nó. Con vậy cũng biết gõ vào thùng rác, nằm trên đi văng và giường.
Wally và con cá sấu thứ hai, Scrappy, 2 tuổi, được tự do đi lại trong nhà của ông Henney và sử dụng bể với dung tích 300 gallon mà chủ của chúng xây trong phòng khách.
Sau khi nhân nuôi Wally, Henney nói rằng ông bắt đầu đưa cá sấu đi khắp các trường học và trung tâm cao cấp vì lý do giáo dục. Theo ông, những trẻ mắc tự kỷ hoặc chứng Tourette, dường như ôn hòa hơn khi có sự hiện diện của Wally.
Video đang HOT
Nhận thức đó đã khơi dậy ý tưởng về việc liệu đưa Wally thành động vật phục vụ (động vật đã được huấn luyện để thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ người khuyết tật…) hay không. Ý tưởng này không thành công vì động vật phục vụ chỉ giới hạn với loài chó, ngựa nhỏ và đòi hỏi sự huấn luyện nghiêm ngặt. Sau đó, ông Henney lên mạng đăng ký để cá sấu Wally thành động vật hỗ trợ cảm xúc vào tháng 12 năm ngoái.
Mặc dù thú cưng hỗ trợ cảm xúc có thể không nhận được bất kỳ đặc quyền nào theo luật liên bang, Wally hiện được phép đi tới gần như bất cứ nơi nào trên khắp nước Mỹ cùng ông Henney.
Cá sấu Wally tới Trung tâm cộng đồng Glatfelter ở Pennsylvania hôm 14/1.
Trong một chuyến đi gần đây đến Trung tâm cộng đồng Glatfelter ở Pennsylvania, cá sấu Wally được đeo dây xích và dây nịt. Ông Henney nói con vật rất thích xoa đầu và “giống như một con chó muốn được yêu thương và cưng nựng”.
Henney thường xuyên đăng những bức ảnh chụp ông và những người khác đang bế cá sấu Wally.
Dù vậy, ông Henney vẫn nhấn mạnh rằng cá sấu không phải là thú cưng trong nhà bởi chúng bản chất vẫn là động vật hoang dã. Tuy nhiên, không giống cá sấu và cá sấu Caiman, cá sấu Bắc Mỹ thường không tấn công con người trừ khi chúng bị con người tấn công trước và chúng thực sự không thích ăn thịt con người.
Bích Kiên
Theo Sao Star
Vụ tố chụp lén vùng kín bé 2 tuổi: Đừng nhầm giữa cưng nựng và ấu dâm
Nhiều độc giả cho rằng người mẹ tố đồng nghiệp chụp lén vùng kín con gái 2 tuổi đang "làm quá", trong khi số khác nói hành động của nam thanh niên không thể chỉ là trêu đùa.
"Muốn chụp ảnh đẹp của một đứa bé rất khó vì bé luôn nghịch. Giữ điện thoại và chụp liên tục may ra được 1-2 tấm đẹp. Có thể lúc ấy bé lộ mông khi leo lên ghế. Đứa bé 2 tuổi chả có gì phải tò mò cả. Tôi thấy người mẹ này có vấn đề".
Đó là bình luận độc giả Thanh Hải - Nguyễn để lại dưới bài đăng của Zing.vn về việc người phụ nữ tố nam đồng nghiệp chụp lén vùng kín con gái 2 tuổi.
Phản pháo ý kiến trên, tài khoản 1 phụ huynh đặt câu hỏi: "Chụp hình đẹp cho bé gái có cần đưa sát camera vào chỗ nhạy cảm vậy không? Nếu người khác chụp ảnh nhạy cảm cho con gái bạn thì bạn nghĩ sao?".
Đó là quan điểm thuộc hai luồng ý kiến trái chiều về sự việc. Cụ thể, trong số 33 bình luận, 60% nói nam thanh niên không làm gì sai bởi "bé mới 2 tuổi có gì đâu mà xem" hay "trêu thôi có gì mà phản ứng quá".
40% còn lại cho rằng hành động giơ điện thoại lên chụp vùng nhạy cảm bé gái là cố tình, có thể xem là hành vi "ấu dâm" hay "quấy rối". Nhiều người xem nhẹ việc đùa giỡn về giới tính với trẻ nên mới coi hành động của chàng trai kia là bình thường.
Người mẹ cho rằng nam thanh niên đưa máy lên cố tình chụp vùng kín của con gái mình, trong khi đó bé không mặc đồ trong. Ảnh cắt từ clip.
Quan tâm, "yêu" bé nên mới chụp
Độc giả Quốc Minh cho rằng mọi người trước khi kết tội cá nhân nào đó hãy nhìn nhận sự việc khách quan hơn.
Theo người này, chàng trai cầm sẵn điện thoại trên tay trước khi cô bé di chuyển đến trước mặt. Có thể anh ta chỉ định chụp khoảnh khắc đùa nghịch của cô bé chứ không có ý xấu như người mẹ suy nghĩ.
Độc giả đưa ra ý kiến trái chiều về việc người mẹ tố nam đồng nghiệp chụp lén vùng kín bé 2 tuổi. Ảnh chụp màn hình.
Bên cạnh đó, một số ý kiến nhận định chụp hình trẻ nhỏ lộ bộ phận nhạy cảm không phải hành động quấy rối tình dục. Bởi vậy, người mẹ đang có suy nghĩ tiêu cực và "chuyện bé xé ra to".
Tài khoản Dong Nguyen viết: "Mới 2 tuổi thì có gì đâu. Có quay hoặc chụp được vì anh ta quan tâm, yêu bé nên mới chụp ảnh và quay lại video thôi. Hơi tí tố cáo sống sao nổi".
Đừng nhầm lẫn giữa cưng nựng và ấu dâm
Phủ nhận hành động của nam thanh niên trong clip là yêu thương bé gái, độc giả Quân bày tỏ: "Đừng nhầm lẫn giữa cưng nựng và ấu dâm".
Người này cho rằng video quay rõ hành vi cố tình chụp lén vùng nhạy cảm của bé gái tới 2-3 lần.
"Camera quay lại rành rành thế kia mà vẫn chối được, không chụp thì dí sát điện thoại vào mông cô bé làm gì. Vừa ăn cướp vừa la làng, đồ biến thái bệnh hoạn", Phương bức xúc.
Thảo Vũ thấy "nực cười" khi có nhiều bình luận cho rằng người mẹ làm quá hoặc không bình thường.
"Các bạn hãy thử đặt mình vào vị trí của người mẹ để hiểu được cảm giác đứa con của mình bị xâm phạm nó như thế nào. Hơn nữa nếu thanh niên này quay clip hoặc chụp ảnh thật thì những bức ảnh hay video này biết sẽ trôi đi đâu? Là con cháu các bạn có bảo bình thường được không", Thảo Vũ bình luận.
Tư Quang cũng cho rằng dù có ý chụp trêu đùa, hành động này vẫn có thể coi là quấy rối tình dục.
"Đùa giỡn gì mà dí cái máy quay vào chỗ nhạy cảm như vậy? Đùa giỡn? Lấy cái câu đùa giỡn ra mà giải thích cho hành động này, thật nực cười. Biến thái cũng vừa phải thôi", Duy Nguyen viết.
Tháng 3 vừa qua, vụ việc bé gái 7 tuổi bị ông Nguyễn Hữu Linh - cựu Viện phó VKSND TP Đà Nẵng - ôm vào lòng, hôn tới tấp trong thang máy ở chung cư Galaxy 9 (quận 4, TP.HCM) gây bức xúc trong dư luận.
Sau đó, nhiều người đặt vấn đề: Những hành vi đùa giỡn giới tính đang được xem nhẹ hoặc hiểu sai có thể đẩy trẻ em gần hơn với nguy cơ bị lạm dụng.
Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực y tế và tâm lý học nhận định vấn đề chạm vào vùng nhạy cảm của một đứa trẻ chưa được quan tâm đúng mức ở Việt Nam.
Nhiều người có thói quen "nựng yêu" bộ phận sinh dục của bé và cho rằng đó chỉ là trò đùa giỡn vô hại. Nếu hành động này diễn ra nhiều lần đến mức trẻ cũng nghĩ là trò đùa vô hại thì các em sẽ mất khả năng phản kháng khi gặp kẻ sàm sỡ, ấu dâm.
Theo các chuyên gia, kẻ xấu cũng có thể vin vào sự "dễ dãi" trong việc động chạm trẻ em để biện minh, chống chế cho hành vi của mình.
Theo Zing
Mẹ chồng làm khó vì con trai cưng chiều vợ, nhưng bà đã thay đổi hoàn toàn khi thấy tin nhắn lạ trong điện thoại Mẹ chồng tỏ ra bực tức khi Thảo được Đức chiều chuộng, cưng nựng. Việc này còn tái diễn cho tới một lần bà đọc được tin nhắn trong máy Đức. Suốt bao nhiêu năm trời trong mắt con trai mẹ luôn là người phụ nữ số 1. Song từ ngày có con dâu thì vị trí ấy bị lung lay, thậm chí...